GIẢI NGHĨA KINH THAM THIỀN VÀ KỆ HỒI HƯỚNG / HUỆ CHƠN
    Câu 6 : Hầu khi xuất vía, non bồng lần lên. Câu 7 : Tìm ra lý chánh, luật thiên . Câu 8 : Không làm tội lỗi, tham thiền phát minh. Câu 9 - 10 : Ngồi yên cửu khiếu trong mình, Mở mang thấu đáo, thông linh cơ mầu. GIẢI NGHĨA KINH THAM THIỀN VÀ KỆ HỒI HƯỚNG

    PHẢN TỈNH NỘI CẦU / HUỆ CHƠN
    Tưởng niệm ngày qui tiên của Đạo Trưởng Huệ Chơn, ngày 27 tháng 3 Ất Mùi (15/5/2015) mời quí đạo hữu đọc bài viết "PHẢN TỈNH NỘI CẦU" của ĐT. Huệ Chơn đã giảng năm 1995.

    Tôn Giáo, Nghệ Thuật, Triết Học và Khoa Học. / Cư sĩ Minh Đạt
    Nghệ thuật không thể là cái cầu nối giữa Khoa học, Triết học với Tôn giáo. Không thể là cầu nối giữa hai bờ sông. Không thể là cầu nối giữa hai đỉnh núi. Không thể là cái cầu. Nhưng nó là sự nối tiếp giữa chủ quan và khách quan, giữa cái logic và cái phi logic, giữa bên ngoài và bên trong, giữa hôm nay và ngày mai.

    TÂM LINH TRÊN ĐƯỜNG TIẾN HÓA / Thiện Chí
    TÂM LINH TRÊN ĐƯỜNG TIẾN HÓA Những năm cuối của thế kỷ XX có nhiều nhà nghiên cứu đã tiên đoán rằng thế kỷ XXI sẽ mở sang một kỷ nguyên mới, đó là kỷ nguyên của tâm linh. Nếu đúng như thế, quả rất mừng, vì chúng ta là những người có đức tin, đang cố gắng rèn luyện tâm linh của mình để được tiến hóa. Nhưng để thật tự tin và đức tin được vững vàng, chúng ta tự hỏi đó có phải là những suy diễn hay những ảo tưởng vô căn cứ của một số nhà nghiên cứu không? Thật ra, nếu xét kỹ lịch sử nhân loại cũng như quá trình văn minh thế giới thì luận cứ trên cũng không có gì mới lạ. Bởi vì “Vật cùng tất biến” và “Âm cực Dương sinh”. Hai câu nói ngắn ngủi ấy tuy đơn giản nhưng là những nguyên lý, những quy luật chi phối toàn thể vạn vật, vạn sự trong vũ trụ. Vũ trụ dịch biến, tinh thần và vật chất tất cả đều nằm trong quy luật ấy, lặp đi lặp lại theo thời gian bằng những chu kỳ không ngừng nghỉ, nghĩa là cùng rồi biến, biến rồi thông, tạo thành lịch sử, mà lịch sử là gì? _ Lịch sử là cuộc biến thiên, là hành trình tiến hóa của vạn vật chúng sanh.

    BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VĂN HỌC THÔNG CÔNG CỦA ĐẠO CAO ĐÀI (QUA VIỆC KHẢO SÁT CỨ LIỆU “THÁNH GIÁO SƯU TẬP”) / Võ Minh TRung
    Đạo Cao Đài (tên gọi tắt của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ) được khai minh trên mảnh đất Việt Nam vào những năm 20 của thế kỷ trước. Theo đức tin của đạo hữu, tôn giáo này do Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế (hay còn gọi là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát) mở ra tại Việt Nam vào đầu thế kỷ XX qua huyền diệu cơ bút thông linh mà thâu nhận, truyền dạy các đệ tử mà về sau là những tiền khai xây dựng nên.

    VĂN HÓA CAO ĐÀI QUA NGỌC ĐẾ CHƠN TRUYỀN (HT.BẠCH Y) / HỘI THÁNH BẠCH Y
    Để có thể nói được một cách đầy đủ và có hệ thống về mối tương quan giữa văn hóa Cao Đài và văn hóa đạo đức của dân tộc Việt Nam đòi hỏi đại cộng đồng Cao Đài cùng nhau phát huy trí tuệ tập thể của từng Hội Thánh, từng tổ chức trong nhà Đạo Kỳ Ba; tức là tất cả đồng tâm hiệp sức để nghiên cứu vấn đề một cách thâm sâu, thấu đáo, và đòi hỏi đầu tư thật nhiều thời gian, tim óc... Mỗi một Hội Thánh, một tổ chức Cao Đài nếu làm sáng tỏ được những nét độc đáo của văn hóa Cao Đài, văn hóa đạo đức dân tộc và trình bày rõ ràng theo góc nhìn của mình, thì khi tổng hợp lại tất cả các công trình ấy, ắt hẳn đại cộng đồng Cao Đài sẽ có được một kết quả chung thật mỹ mãn.

    Cao Đài giáo kế thừa và phát huy văn hoá văn học dân tộc / Hồng Phúc
    Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay Cao Đài giáo ra đời từ năm 1925-1926, cho đến nay đã trải qua gần 2/3 thế kỷ, thời gian cũng gọi là dài so với đời sống con người, nhưng so với những tôn giáo khác, Cao Đài còn rất trẻ. Từ đó đến nay, không kể đến những thăng trầm của cơ Đạo, tôn giáo Cao Đài đã phải chịu rất nhiều sự chê bai, chỉ trích, ngộ nhận của đủ mọi giới trong xã hội không kể lương hay giáo. Nhưng theo thời gian, với con số từ 500 000 tín đồ sau vài năm Đạo khai, lên đến trên 1 triệu tín đồ vào năm 1937 và đến nay hơn 5 triệu, Cao Đài giáo đã tự khẳng định được vị thế của mình trong vai trò một tôn giáo với đầy đủ ý nghĩa và quyền pháp.

    SỐNG ĐỜI BÌNH DỊ-SỐNG ĐẠO TỰ NHIÊN / Thiện Chí
    Học Lão Tử Đạo Đức Kinh, ngoài giáo thuyết vô vi, chúng ta vẫn tìm thấy những bài học rất thực tiễn áp dụng cho đời sống an lạc giữa xã hội. Trong đó, có thể khái quát thành hai phương diện: _ Sống đời bình dị _ Sống đạo tự nhiên

    TÌM HIỂU VỀ NỀN NHÂN VĂN HỌC VÀ NHÂN HỌC / Phan Thị Bảo Trân
    Tóm lược. Lịch trình hành đạo của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo – phần tu sĩ có một nội dung là “Nền nhân văn học phải hiểu”. Để thực hiện một phần lịch trình hành đạocủa Cơ Quan, bài viết này trình bày khái quát về nền nhân văn học, và một bộ phận của nó là ngành nhân học.

    Năm Mới Tư Tưởng Mới / Ban Biên Tập
    Nếu kể từ đêm giao thừa Bính Dần 1926 đến giao thừa Ất Mùi 2015 này thì người Cao Đài đã trải qua 79 lần đón mùa xuân Đạo. Giao thừa là giờ khắc chuyển đổi của thời gian, đồng thời với không gian, cảnh vật, sinh hoạt và tâm tư con người. Thời khắc ấy càng đến gần, mọi người càng hối hả sửa sang, trang hoàng, đổi cũ thay mới trong nhà ngoài cửa để đón mừng năm mới, mừng ngày tháng đầu tiên của một năm và sự khởi phát tân xuân.

    THỬ TÌM HIỂU TAM GIÁO ĐỒ CỦA MINH LÝ ĐẠO / Thiện Chí
    Theo nhiều văn bản của triết học và thần học, hình tròn còn là biểu tượng đặc trưng cho Thượng Đế, đấng tối cao. Trong Phật giáo, ta hay tìm thấy những hình vẽ, hình khắc các vòng tròn đồng tâm. Hình ảnh chúa Kito và các thánh trong thiên Chúa giáo thường có vòng hào quang hình tròn trên đầu. Nhiều nhà triết học đã so sánh tâm hình tròn với hình tròn ấy để nói lên mối quan hệ giữa Thượng đế với vạn vật được sáng tạo

    ĐỨC GIÊSU KITÔ ĐẤNG CỨU ĐỘ / Giáo sĩ Hồng Mai
    Hôm nay ngày Lễ Giáng sinh còn được gọi là ngày sinh nhật của Đức Giêsu Kitô. Hàng năm Giáo Hội Công giáo, môn đệ của Đức Giêsu Kitô khắp nơi trên thế giới đều tổ chức long trọng ngày lễ này. Đặc biệt, Giáo Hội Công giáo la-tinh mừng Lễ vào ngày 25 tháng 12, cũng là ngày những người thờ thần Mặt trời mừng “Mặt trời bất diệt”, có nghĩa là mừng Giáng sinh của Đức Giêsu Kitô, Đấng Giáo chủ của đạo Công giáo được gọi là “Ánh sáng thế gian”.

    Các con tuân lịnh của Thầy ban,
    Độ thế qua cơn thế khổ nàn,
    Đem tiết xuân gieo cùng khắp chốn,
    Để đời tận hưởng thú vinh quang.

    Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, 29-12 Bính Ngọ, 08-02-1967

    Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


    Hãy gửi góp ý của bạn tại đây