Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
25/12/2006
BBCVietnamese

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 20/02/2010

Nguồn gốc Lễ Giáng Sinh

 23 Tháng 12 2006 - Cập nhật 21h17 GMT

Dù ngày nay, chuyện đón Giáng Sinh ở nhiều nơi mang nhiều tính lễ hội, thậm chí có tính tiêu dùng, về cơ bản đây là lễ của Thiên Chúa Giáo mừng ngày Chúa đời.

Tín điều quan trọng bậc nhất của Thiên Chúa Giáo nói Giê Su là con trai duy nhất của Đức Chúa Trời.

Kinh Tân Ước, dựa trên Phúc Âm Matthew và Luke nói đến sự kiện Giê Su chào đời, mà trong tiếng Anh gọi là 'nativity'.
Vẫn theo hai Phúc Âm này, mẹ của Giê Su là Mary, có chồng là Joseph, một người thợ mộc. Sách này nói Mary còn trinh cả trước và sau khi sinh Giê Su. Phúc Âm Luke nhắc đến chuyện có thiên thần đến báo tin cho Mary rằng bà sẽ sinh ra con của Thiên Chúa. Matthew thì kể về ba hiền triết theo ngôi sao chỉ đường tìm đến nơi Chúa Giê Su ra đời. 
Tất cả những chi tiết này được Giáo hội công nhận về sau này, còn cùng thời gian các Phúc Âm Matthew và Luke được viết xuống còn có nhiều bản Phúc Âm khác sau không được công nhận.  Các chi tiết khác nhau về chuyện ra đời của Giê Su, chuyện gia đình Joseph và về các thánh tông đồ cũng được ghi trong chừng 30 bản khác nhưng không được Giáo hội công nhận.  Chúng được gọi là apocrif, tức chỉ là nguồn tư liệu lịch sử và văn hóa hoặc giúp cho việc nghiên cứu Kinh Thánh.  Ví dụ như có bản nói không phải ba vị hiền triết mà ba vị vua đến từ Phương Đông, một người là vua Ấn Độ, hai người kia đến từ Ba Tư và Ethiopia.  Có bản nói họ là những vị vua đến với hàng nghìn quân sĩ, chắc để nêu bật tầm quan trọng của việc Chúa chào đời nhưng không có cơ sở lịch sử vì nơi Giê Su ra đời khi ấy là một tỉnh của đế quốc La Mã, nên không thể có chuyện quân đội nước ngoài xâm nhập như vậy.  Luke nói đến việc những mục đồng được một thiên thần dẫn đường tìm đến máng cỏ, nơi Giê Su chào đời.  Riêng về sự xuất hiện của các thiên thần trong tích này cũng nói nhiều đến xuất xứ Đông Phương của Thiên Chúa Giáo La Mã.  Các thiên thần đã có trong thần thoại Trung Đông, Ba Tư và Ấn Độ từ trước đó. Có thể đấy là thiên thần mang hình người, sư tử, hoặc chim chóc.  Điểm chung là thiên thần phải có cánh và phục vụ một đấng cao cả nào khác.

Chúa chào đời ở Bethlehem

Theo truyền thống, Joseph và Mary đến Bethlehem không lâu trước khi Giê Su ra đời. Joseph phải có mặt ở Bethlehem trong cuộc kiểm tra dân số mà chính quyền La Mã bắt mọi người Do Thái phải tham gia.  Vẫn theo lời kể, Joseph Mary phải đi quãng đường nặng nhọc chừng 90 dặm từ Nazareth, dọc thung lũng sông Jordan, qua Jerusalem đến Bethlehem. Mary ngồi trên lưng lừa.  Đến Bethlehem thì quán trọ đã chật khách và họ phải vào một hang đá trú tạm. Cái hang này vốn là nơi chủ quán chứa gia súc.  Và tại đó, Đức Bà Mary đã sinh ra Chúa Giê Su rồi đặt Chúa Con vào máng cỏ.  Nhiều chi tiết hành lễ của người Thiên Chúa Giáo sau này đã thi vị hóa cảnh nghèo khổ đó, nhưng theo không ít sử gia thì chuyện ngủ trong hang không phải là điều gì khác lạ kể cả bây giờ ở vùng quanh Bethlehem.

Các thánh ca nói đến sự yên lặng của bầu trời đêm đầy sao khi Chúa Con ra đời.

Nhưng theo linh mục Rafal Zarzeczny, một chuyên gia thần học Balan chuyên dịch Kinh Thánh từ tiếng Hy Lạp, La Tinh, Ethiopia và Coptish thì trên thực tế Bethlehem, giống các khu dân cư ở Trung Đông xưa và nay, không có sự yên tĩnh, nhất là vào thời điểm hàng nghìn người đổ về vì cuộc kiểm tra dân số.  Theo ông, các Phúc Âm nói đến chuyện có sự yên lặng tuyệt đối, tới mức sông ngừng chảy, gió ngừng bay, là để nhấn mạnh rằng vạn vật lắng nghe Tin Mừng là Lời Chúa nay thành Sự Sống. 

Các chi tiết khác liên quan đến lễ Giáng Sinh như cây Giáng Sinh, ông già Noel v.v. thì hoàn toàn là sản phẩm của những thế hệ sau này.

Lễ mừng Giáng Sinh đầu tiên được cho là vào khoảng thế kỷ thứ Tư. Còn bánh thánh trong lễ Giáng Sinh thì chỉ có từ thế kỷ XVII.

Chuyện tuyết trắng rơi trong đêm Giáng Sinh cũng là ảnh hưởng của văn hóa các nước châu Âu.

Chuyện tặng quà Giáng Sinh hay trẻ em gửi thiệp cho Santa Claus, chính thức sống ở vùng băng tuyết của Phần Lan, thì chỉ gần đây mới có.

Với nhiều nước ngoài châu Âu, lễ Giáng Sinh do người Âu đem đến cùng công cuộc truyền giáo nên các hình ảnh gắn liền với nó lại có màu sắc Tây Phương.

Nhưng cả theo Kinh Thánh và các sử liệu có được thì lễ này cũng như cả đạo Thiên Chúa Giáo, thực ra mang nhiều nét của văn hóa Phương Đông ở điểm khởi đầu.
BBCVietnamese

Phật Tiên buổi chót đến hồng trần,
Kêu gọi người đời rõ lý chân,
Chớ để linh tâm vùi tục lụy,
Nên ngừa cám dỗ của tà thần.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây