Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Các con tu luyện là để biết sống cái sống chơn thường tự nhiên tự tại của các con. Sanh ...
-
”Đạo là con đường duy nhất của vạn linh sanh chúng, từ Thầy ban phát đến thế gian và từ ...
-
Trong Tờ khai Đạo ghi ngày 07-10-1926 (nguyên văn bằng tiếng Pháp), được tiền bối Lê Văn Trung gửi cho ...
-
Dịch, quẻ Trạch Lôi Tùy gồm quẻ Đoài chồng lên quẻ Chấn, tượng hình sấm động dưới đầm với ý ...
-
Trên non Yên Tử chòm cao nhất, Trời mới sang canh đã sáng tinh Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả Nói cười ...
-
Tu hành /
Chúng ta theo lẽ thường tình hay dùng từ Tu Hành để chỉ các vị chức sắc tôn giáo cùng ...
-
Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo dạy: "Bần Đạo bảo chư Thiên ân đệ muội hãy ý thức về Tâm ...
-
Chữ Tâm /
CHỮ TÂM Huờn-Cung-Đàn, Tý thời, 14 rạng Rằm tháng 5 Ất-Tỵ (13-6-1965) Thiện-Tài Đồng-Tử, Tiểu-Thánh chào chư Thiên mạng, chào chư liệt ...
-
Cách nay 19 năm, năm Bính Dần ( 1926) , Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế đã chính thức mở nền ...
-
Biến Hoá kinh, viết vào khoảng năm 612 sau CN (thời Tùy Dạng Đế) cho rằng Lão Tử chẳng những ...
-
Cầm thú phải phục tùng bản năng, chúng không có chọn lựa nào khác. Còn con người? Con người phải ...
-
Khủng hoảng quan trọng nhất của hiện đại là khái niệm về Tiến Bộ. Hồi thế kỷ 19, với sự ...
Lê Anh Dũng
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 11/07/2010
Những hạt cà phê
Đây là chuyện tôi nghe. Một cô gái mới tập tễnh vào đời than thở với cha về những gian nan bất trắc của cuộc sống đầy thử thách khắc nghiệt. Dường như mỗi khi cô vừa giải quyết xong một vấn đề thì lại có một vấn đề khác chực chờ sẵn! Cô cảm thấy đuối sức và muốn buông xuôi…
Lẳng lặng đưa con vào bếp, người cha lấy ba cái nồi nhỏ, đổ chút nước vào và đặt cả ba lên bếp lửa. Trong nồi thứ nhất ông để củ cà rốt. Nồi thứ hai một quả trứng. Nồi thứ ba một nắm hạt cà phê. Rồi hai cha con ngồi chờ cho nước sôi sùng sục.
Khi đã đủ thời gian, ông tắt lửa, đem ba cái nồi xuống. Củ cà rốt và quả trứng được vớt ra dĩa. Nước trong nồi thứ ba được chắt vào chén. Quay sang con gái, ông bảo: “Con hãy cầm củ cà rốt và quả trứng lên. Bẻ chúng ra và nhận xét thế nào.”
Làm theo lời cha, cô nói: “Cà rốt sống thì cứng nhưng luộc chín thì trở nên mềm. Lòng trứng sống lõng bõng nhưng khi luộc chín thì đặc và chắc.”
“Bây giờ con hãy thử hớp chút nước.”
Cô gái bưng chén, thổi phù phù cho nguội bớt rồi kề môi nhấp. Cô nói: “Nước chưa nấu nhạt và không mùi vị. Bây giờ có mùi cà phê và vị đăng đắng. Hạt cà phê vẫn còn, không tan.”
Người cha bảo: “Nước sôi sùng sục ví như nghịch cảnh, thử thách ở đời. Có người tưởng là cứng rắn nhưng khi bị nghịch cảnh thì mềm yếu đi. Họ như cà rốt. Có người tưởng là mềm yếu nhưng khi gặp nghịch cảnh thì tỏ ra rắn lòng cứng dạ. Họ như quả trứng. Có người gặp nghịch cảnh chẳng những vẫn tồn tại mà còn thay đổi, chuyển hóa hoàn cảnh. Họ như hạt cà phê, chẳng những không tan mất trong nước sôi mà lại làm thay đổi tánh chất của nước. Trong cuộc sống, con muốn con là cà rốt, là trứng, hay là hạt cà phê?”
Người kể chuyện bình luận rằng cuộc đời là trường học tiến hóa. Mọi hoàn cảnh đưa đẩy trong cuộc đời dù thuận lợi hay bất lợi đều là bài tập rèn luyện bản lãnh con người và cũng là bài thi để khảo sát trình độ tiến hóa của con người.