Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • ĐẤNG TỪ BI QUAN THẾ ÂM / Giáo sĩ Kim Dung

    Nơi cõi thế gian này từ xưa cho đến nay danh xưng “QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT” đã ăn sâu ...


  • Trong những kỳ lễ cúng Tứ Thời chúng ta đều có đọc kinh VÌ THIÊN ĐẾ do Đức Đạo Tổ ...


  • Tánh Mạng Song Tu / Thuần Chơn

    Đức Lý Đại Tiên Trưởng Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ dạy rằng sứ mạng của ...


  • Le Tao / Nguyen Ngoc Chau

    L’histoire dit que l\'empereur Fo-Hi regarda le Ciel, puis baissa les yeux vers la Terre, en observa les particularités, considéra ...


  • " Nền Đạo lập nên là nhờ có lòng đạo đức và tánh khiêm cung của mỗi môn đệ của ...


  • TU CHỨNG / DIỆU NGUYÊN

    Trong một khóa tu đặc biệt dành cho hàng Thiên ân nữ phái Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại ...


  • Đời Đạo song tu / Thiện Hạnh

    1. QUAN NIỆM BẤT CẬP ° Đạo đồng nghĩa với tôn giáo? Người ta thường cho rằng Đạo đồng nghĩa với tôn ...


  • Xuân khởi Phục / Thánh giáo Đức Đạo Tổ

    THÁI hoà xuân khởi Phục[1] và Lâm, THƯỢNG trí[2] gieo trồng khắp cõi tâm; LÃO noãn non già theo đúng độ, QUÂN bình ...


  • Bản Lai Tự Tánh / Đức Bác Nhã Thiền Sư

    . . .Người tu hành cũng thế. Muốn xây đắp được một nền tảng chơn lý để đạt đến chỗ ...


  • THANH NIÊN và THIÊN CƠ GIÁO ĐẠO Ngày kỷ niệm Khai Tịch Đạo năm Mậu Tuất 1958, Đức Lý Giáo Tông ...


  • Yên lặng / Mẫu Đơn

    "Cũng như đã thấy và đã hiểu, Thượng Đế có nói ra một lời nào đâu (Thiên hà ngôn tai!) ...


  • Bức tranh văn hóa Sa Huỳnh đã rõ ràng hơn / Sưu tầm từ Báo Lao Động

    Nền văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung được giới khảo cổ phát hiện từ hơn 40 năm trước. Tháng ...


09/02/2008
LẬP HẠNH

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 01/01/2010

Phong cách thưởng Xuân Cao Đài

PHONG CÁCH THƯỞNG XUÂN CAO ĐÀI:

Trong khi phong cách thưởng Xuân của nhân gian thiên về hưởng thụ vật chất thì phong cách thưởng Xuân của giới tôn giáo thiên về hưởng thụ tinh thần.

Cũng như những người học đạo ở các tôn giáo khác, phong cách thưởng Xuân của người Cao Đài hướng vào chiều sâu của hiện tượng, vào yếu tố thiêng liêng có sẵn trong người và vạn vật. Nói chung là hướng nội nên có tính yên tĩnh, bình dị và hướng thượng. Ngoài ra, cách thưởng Xuân Cao Đài cũng mang nhiều màu sắc phong thái Tiên gia. Hồn nhân bản chan hòa trong thơ ca, hoa trái, rượu trà,  cùng với những cuộc hội ngộ luận đàm đạo sự….. đã tạo nên một vẻ đẹp tao nhả, thanh thoát, nhẹ nhàng và không kém phần thi vị.

1.  Hướng về nội tâm : Tĩnh lặng.

Mùa Xuân của thế gian là mùa Xuân ồn ào, náo nhiệt, mùa Xuân có thời giờ, có giới hạn, ngắn ngủi, không trọn vẹn, vui buồn lẫn lộn, có khi buồn lại nhiều hơn, hoặc niềm vui che đậy nỗi buồn.

" Đang  lúc Xuân về với thế gian,

Đì đùng pháo nổ tiếng rền vang;

Rượu trà  bạn tác vui ngoài mặt,

Ai biết bên trong lắm rộn ràng"[1]

Dù đang sống trong những ngày Tết, mọi người chung quanh đang vui vẻ đón Xuân mà riêng mình đang bị những nỗi buồn lo ám ảnh thì Xuân cảnh lúc đó cũng không làm sao tạo được mùa Xuân trong lòng.

Thế nên người Cao Đài được các Đấng Thiêng Liêng dẫn dắt tìm đến mùa Xuân bền vững, trọn vẹn hơn. Đó là Xuân tâm.

Xuân chỉ có được trong tâm khi con người được tĩnh lặng thất tình lục dục. Các nỗi buồn, vui, lo, sợ, hờn, giận… không còn trú ngụ quấy nhiễu trong tâm. Lúc đó con người mới vững vàng trước mọi biến đổi trong cuộc sống và đó mới chính thật là Xuân. Và nếu chúng ta giữ được sự tĩnh lặng liên tục dài lâu trong lòng sẽ không khó tìm mùa  Xuân bất diệt.

- " Xuân thị Thiên Địa chi giao thái,

Xuân giả vạn vật chi sanh cơ;

Biết thưởng Xuân lòng phẳng lặng như tờ,

Vui Xuân với thiên nhiên nhiều thú lạ"[2]

- " Xuân về hướng nội không thời,

Là Xuân vĩnh cửu đạo Trời trường lưu;

Xuân tâm chẳng chút phiêu lưu,

Càng vui Xuân cảnh càng cưu nỗi sầu.

Am dương thiên địa một bầu,

Lặng lòng mở trí nhiếp thâu điều hòa.

Kỳ trung lạc thiện mới là,

Cùng Xuân xây dựng bửu tòa nơi tâm"[3]

- " An lạc nơi lòng ấy thưởng Xuân,

Hòa cùng Xuân Đạo cảnh thanh tân;

Thánh ân sẵn có trong trần thế,

Nương chút Thiên ân rạng điểm Thần".[4]

Sự vắng lặng sẽ giúp tâm linh người trong sáng hơn, nhạy cảm hơn để nghe rõ hơn, thông suốt hơn những tiếng nói vô thinh trong cõi hư không.

Đức Quan Âm Bồ Tát dạy :

"Xuân về ý đạo cũng theo về,

Cảnh vắng, lòng thành, dứt muội mê;

Tiếng gọi Thiêng Liêng văng vẳng đó,

Gội nhuần ân phước cả muôn bề"[5]

Sự vắng lặng cũng giúp người hòa vào vạn vật, lắng nghe được chung quanh như lời đức Hưng Đạo Vương đã dạy : " Mậu Thân đã qua, Kỷ Dậu vừa đến, thời tiết vạn vật đổi thay. Bần Đạo cũng nhân dịp này đến cùng chư Thiên sắc, chư huynh đệ muội để một vài phút yên lặng tâm trung hòa mình cùng vạn vật để lắng tai nghe tiếng thì thầm cũa thời gian, tiếng vui mừng của cây cỏ, tiếng rên siết áo nảo của oan hồn"

Thật là một cảnh giới rất lạ đối với chúng ta. Điều này Đức Chí Tôn cũng xác nhận trong một đêm giao thừa "Con ôi ! Sự  yên lặng để thần giao cách cảm để các con tìm thấy con trong Thầy và Thầy hằng ngự trị với đức hiếu sinh trong vạn vật.

Yên lặng tức là quán triệt tất cả những cái gì mà trần gian không nói được, không sờ mó được, không nghe thấy được"17.

Và bài thơ sau đây của Đức Chí Tôn đã nói lên giá trị của Tâm Xuân hướng nội.

"Đời gọi rằng Xuân bất tái lai,

Tuổi Xuân đã mãn đến già ngay;

Bởi đời ảnh hưởng theo danh lợi,

Còn đạo vun bồi âm chất dầy.

Vật chất hết Xuân khô héo rụi,

Tinh thần đạo đức mãi Xuân hoài;

Xuân đời Xuân đạo Thầy phân rõ,

Tự chọn mỗi con chớ để sai".18

2-Nhìn ra ngoại cảnh: Thanh thản - thi vị

Bảo rằng người Cao Đài thường nói đến Xuân tâm, đến sự hướng nội. Điều đó không sai.

Nhưng bên cạnh đó, giáo lý  Cao Đài cũng không quên giáo dục về những cảm xúc thẩm mỹ trước cảnh Xuân thiên nhiên tươi đẹp mà con người có quyền hưởng thụ. Đây là nét đặc biệt mang phong thái Tiên Gia trong cách thưởng Xuân của Cao Đài.

Cũng có ngắm cảnh, ngắm hoa, đón nắng, ngửi hương. Có cả nhắp trà, nếm rượu, ngâm thơ, đạo đàm, suy gẫm trong sự chiêm ngưỡng những công trình tuyệt mỹ của tạo hóa mà tất cả là vì con người, dành cho con người, giúp con người có được những giây phút thoải mái trên con đường tiến hóa về nguồn đầy gai chông.

Con người được khuyến khích rằng:

"Xuân là của Đức Chí Tôn,

Thưởng Xuân vui với tâm hồn thiên nhiên"19

Mặc dầu thế gian có lúc bất bình, bất an, nhưng Xuân vẫn cứ đẹp, cứ xinh để phục vụ con người. Chúng ta hãy nghe Đức Chí Tôn tả cảnh Xuân:

"Vạn vật mong chờ một chúa Xuân,

Đem về muôn vẻ  đẹp màu Xuân;

Hồng lô tuyết điểm hoa treo ngọc,

Thượng uyển hương nồng hạc múa Xuân.

Khoác áo tiên y che nắng hạ,

Rưới bầu linh dược mát lòng Xuân"20

"Xuân sắc thiên nhiên vẻ lịch xinh,

Xuân phong đưa đón khắp toàn linh;

Xuân hoa rực rở muôn màu đẹp,

Xuân cảnh thanh tao một tiếng kình.

Xuân nhựt nhựt tân tình tạo hóa,

Xuân niên niên tải nghĩa quần sinh;

Xuân Xuân con hởi mùa Xuân đạo,

Xuân đạo về mới dứt chiến chinh"21

Và Đức Từ Mẫu đã dạy chúng ta phải quan tâm đến việc thưởng thức cảnh đẹp mùa Xuân:

"Các con phải biết thưởng Xuân sắc thiên nhiên Tạo hóa để ngăn đón mọi vọng thức rạc rào, tâm tư bối rối, chế ngự tất cả ngoại cảnh thường tình để cho thời gian không gian được chan hòa cùng thiên nhiên tạo vật. Có  như thế, các con mới định đoạt được cái ngày mai trên những câu tiên tri đã từng đánh vào tâm tư hi vọng của dân tộc các con: Thân Dậu niên lai kiến thái bình"22.

Như vậy việc ngắm cảnh thiên nhiên không chỉ tạo ra những mỹ cảm nơi lòng mà nó còn có công dụng chế ngự dục vọng nhờ đó tâm bình an, phát sinh nhiều thiện cảm. Mà hễ tâm mỗi người bình an thì xã hội cũng sẽ bình an.

Ngắm cảnh thiên nhiên cũng là để được nhắc nhở suy gẫm về đường tiến hóa của con người qua sự chiêm ngưỡng bước tiến hóa của cỏ cây và muôn thú.

"Các con hãy nhìn xem vạn vật trên thế gian. Loài thảo mộc, những cây non cỏ dại, dầu sớm mọc chiều tàn, nhưng cũng vẫn đua đòi tiến bộ theo luật thiên nhiên để đơm hoa kết quả, chớ nào phải riêng cho tòng bá xanh tươi, cổ thụ rườm rà mới có đầy đủ sự sanh trưởng đâu con!"23

Cảnh Xuân thiên nhiên còn giúp người mở rộng và nâng cao lòng mình.

"An hưởng trời Xuân ngắm cả hoa,

Hòa theo nhạc gió, gió Xuân hòa;

Thánh tâm mới biết đường siêu đọa,

Nữ đạo làm sao rạng đạo nhà"24

"Xuân đến trong lòng khách thưởng Xuân,

Thưởng Xuân mới biết vẻ thanh tân;

Non cao sừng sửng trời xanh biếc,

Biển rộng bao la nước trắng ngần.

Tòng  bá vẫn quen đường tuế nguyệt,

Kình ngư hẵn dạn cuộc phong vân;

Chuyển luân một loạt cho Xuân đến,

Xuân đến trong lòng khách thưởng Xuân"25.

Mùa Xuân là một cuộc đại triển lãm của Tạo hóa về các loài thảo mộc, các loài hoa.

"Vườn Tạo hóa sẵn sàng vun quén,

Cho trăm hoa sắc bén hương nồng;

Trải qua mấy hạ, thu, đông,

Chờ Xuân Xuân đến tạ lòng tác nhân"26

Muôn vạn loài hoa đã đáp ơn đấng Tạo sanh ra mình bằng cách phô bày hương sắc để cống hiến cho người. Đó cũng là cách hoa lập công tiến hóa. Loài người hãy chiêm ngưỡng, thưởng thức những tặng phẩm của tạo hóa, những đóng góp của muôn loài dành cho mình để giải khuây và cũng để phát triển tình yêu vạn loại.

"Sắc mai trổ một trời quanh ánh,

Nhụy mai phong lóng lánh hạt châu;

Gió đông phơ phất dạt dào,

Vì đời mai trổ để hầu đón Xuân"27

Rồi những giây phút nghỉ ngơi bên chén trà thơm ngát, ngắm những cành hoa tươi thắm rực rở sắc hương, người hãy trầm ngâm suy gẫm để cảm nhận hồn hoa lặng lẽ mà sống động đang ẩn trong dáng vẻ mỏng manh kia.

"Nhấp chén trà sen vị ngọt ngào,

Hương Xuân nồng ấm thú tiêu dao;

Kìa hoa, hoa nở vì ai đó?

Theo luật sinh tồn đấng tối cao"28.

Nhờ đâu mà hoa tươi đẹp như thế, thơm ngát như thế? Và hoa tươi đẹp, thơm ngát để làm gì? Có lẽ tự thân  những đóa hoa cũng vô tư không biết ý nghĩa sự hiện diện của chúng trên cõi đời này và nếu không có loài người chắc không có những nhận thức về cái đẹp của loài hoa. Vậy rõ ràng là hoa đã nở vì "ai đó". Đạo lý hiểu hoa. Người có hiểu hoa chăng?!


[1]Đông Phương Chưởng Quản, TGST 1966-1967, tr.99

[2]Đông Phương Chưởng Quản, CQPTGLĐĐ, 4.1.Bính Thìn

[3]  Thiện Phước Đạo Nhơn, Vĩnh Nguyên Tự, 10.1. Đinh Tỵ

[4]An Hòa Thánh Nương, CQPTGLĐĐ, 1.1. Giáp Tý

[5]TGST 1970-1971,tr.174

17TGST 1972-1973 Tr 88

18Thánh Ngôn Hiệp Tuyển I, Tr 12

19Lý Giáo Tông CQPTGL 29.12 Mậu Ngũ

20TGST 1966-1967 Tr26

21TGST 1966-1967 Tr 5

22TGST 1968-1969 Tr 96

23Diêu Trì Kim Mẫu TGST 1968-1969 TR98

24TGST Xuân At Tỵ

LẬP HẠNH

Nên Người chẳng phải dễ gì đâu,
Nên Phật Thánh Tiên lại khó cầu,
Biết sửa một ly là đắc quả,
Con ôi Diêu Điện Mẹ đang sầu.

Đức Diêu Trì Kim Mẫu, Thiên Lý Đàn, 01-02 Mậu Thân, 27-01-1968

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây