

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Trong Huấn Từ ngày 14 tháng giêng năm Bính Ngọ 1966, tại Thiên Lý Đàn, Đức CHÍ-TÔN có dạy như ...
-
Dân gian có câu: " Đi chùa quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng". Thật vậy, mỗi năm ra Tết, ...
-
Người Chăm theo hai tôn giáo chính là Bà la môn và Hồi giáo. Trong Hồi giáo lại chia ra ...
-
1. Nghiên cứu việc các tín ngưỡng hay tôn giáo chọn CON MẮT để thờ thần, người ta không khỏi ...
-
HOÁN TỈNH XUÂN HỒN . . .Hỏi Xuân, Xuân mấy tuổi già ? Xuân đưa lại, lại rồi qua, xuân với ta ...
-
Xuân là mùa hội tụ tinh hoa, hương sắc đất trời ; xuân mang nét thanh tân, hương vị ngạt ...
-
Đại Hội Tôn Giáo Thế Giới trong những thập niên gần đây được tổ chức khoảng năm năm một lần, ...
-
Đạo của Trời chỉ là Lý với Khí, hay Dương với Âm, hay Càn Khôn. Còn đạo ở người là ...
-
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Hợi thời, 7 tháng 11 Bính Thìn Bần Đạo chào mừng chư hiền đệ hiền ...
-
Chư hiền đệ hiền muội ! Bần Đạo vừa mới nói đến hướng về mục đích tối cao, ...
-
Hòn đá /
Một hôm ông phóng xe khá nhanh trên đường vắng. Chiếc xe hơi mới tinh là niềm hãnh diện của ...
-
Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo đã báo tin Chị Lớn Chánh Phối Sư Hương Bình đã qui tiên. Kính ...
Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 23/02/2010
Tiểu Sử Hải Thượng Lãn Ông

Hải Thượng Lãn Ông là tên hiệu của Lê Hữu Trác (còn có tên là Lê Hữu Huân), một nho gia và danh y Việt Nam vào cuối đời Hậu Lê. Ông sinh năm 1720, người xã Liêu xá, huyện Đường Hào, trấn Hải Dương (nay thuộc phủ Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Về năm sinh của ông, các sách ghi không thống nhất: Gia phả ghi ngày 12 tháng 11 năm Giáp Thìn (tức 27-12-1724). Các tài liệu khác thì chép năm sinh là 1720 hay 1721.
Ông thuộc một gia đình có nhiều đời đỗ đạt. Cha và chú đều đỗ tiến sĩ và làm quan đến đại thần. Lúc còn trẻ, ông đã nổi tiếng hay chữ. Đến năm 20 tuổi, ông xếp bút nghiên để tòng quân. Đang ở trong quân ngũ, ông phải về quê ngoại là xã Tình Diễm, huyện Hương Sơn, trấn Nghệ An (nay là tỉnh Hà Tĩnh) để phụng dưỡng mẹ già. Tại Hương Sơn, ông nghiên cứu y học, trở thành một y sư danh tiếng. Ông mở trường dạy học và trước tác bộ sách y khoa đồ sộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh. Năm 1782, ông được quan Chính Đường (Huy Quận Công Hoàng Đình Bảo) tiến cử lên kinh đô chữa bệnh cho Thế Tử Trịnh Cán (con chúa Trịnh Sâm và Tuyên Phi Đặng Thị Huệ). Tuy việc chữa bệnh không thành, ông đã phải ở kinh đô trong khoảng một năm. Sau khi về Hương Sơn, ông ghi lại những điều mắt thấy tai nghe tại kinh đô trong tác phẩm Thượng Kinh Ký Sự.
Bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh gồm 66 quyển, biên soạn trong 40 năm, là bộ bách khoa thư về y học của Việt Nam vào thế kỷ XVIII. Ngoài giá trị khoa học, bộ y điển này còn có giá trị văn học đáng kể. Y huấn cách ngôn của ông là 9 câu cách ngôn về y đức, thể hiện tấm lòng cao cả của một thầy thuốc. Y dương án và Y âm án là hai tập bệnh án, nhưng đồng thời chúng đã toát lên những sinh hoạt của xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII. Bên cạnh đó, tập bút ký Thượng Kinh Ký Sự đã mô tả hiện thực đời sống tại kinh đô thời bấy giờ.