Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Danh lợi - Đắc thất / Lê Anh Minh dịch

    Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch 15. DANH LỢI  名 利 – ĐẮC THẤT  得 失 337. Danh ...


  • Nguồn gốc : Lư Bồng Đạo Đức, Thánh tịnh Thiên Thai, tại ấp Láng Biển – Mỹ Phước Tây-Cái Bè ...


  • by otoabasi on June 25, 2010 Many people don't like reading and it that has become well known trait existing in ...


  • Mộc bản về Thăng Long Hà Nội / Lâm Viên - Phan Thị Huệ

    Thanh Niên Online Thăng Long - Hà Nội qua mộc bản triều Nguyễn: Cải cách văn hóa và tuyển dụng nhân ...


  • TỪ BẢN THỂ ĐẠI ĐỒNG DÂN TỘC đến TÍNH DÂN TỘC CỦA ĐẠO CAO ĐÀI Mỗi dân tộc trên thế ...


  • THẤY TÁNH / Nhip cầu Giáo lý

    Những người tu theo Chánh Pháp Đại Đạo trong buổi Tam Kỳ cần ý thức sâu xa, đừng thiên đừng ...


  • Chữ KHÔNG / Đức Lễ

    Trong Đại Thừa Chơn Giáo, Thầy có dạy: Muôn vật thế gian chẳng vững bền, Có thì hư hoại mấy hồi nên, KHÔNG ...


  • Anh Sanjay Kumar, 42 tuổi được dân làng ngưỡng mộ kể từ khi bắt đầu hành trình "Kanwar" - gánh ...


  • Tình Vô Cực / Hồng Phúc

    Một mùa Trung Thu nữa lại về trên quê hương Việt Nam. Kể từ khi Đức Thượng Đế giáng trần ...


  • NGỌC kinh mở cửa đợi chờ ai ? LỊCH lãm đường trần chớ trả vay; NGUYỆT rạng ven Trời, tinh đẩu rạng, Mừng ...


  • Nhân ngày mùng 5 Tháng 5, Tết Đoan ngọ, là sinh nhật Đức Hộ Pháp, xin giới thiệu bài viết ...


  • Trước kia Thầy có dạy : "Đạo còn thì Hiệp Thiên Đài còn.". Quả thật vậy ! Sáu ...


04/03/2020
Thiện Chí ST

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 04/03/2020

LÃO TỬ - THÁI THƯỢNG ĐẠO QUÂN theo ĐẠO CAO ĐÀI


LÃO TỬ - THÁI THƯỢNG ĐẠO QUÂN theo ĐẠO CAO ĐÀI

 

 

 Biến Hoá kinh, viết vào khoảng năm 612 sau CN (thời Tùy Dạng Đế) cho rằng Lão Tử chẳng những có từ muôn thuở, mà Ngài chính là Thượng Đế. Ngài đã giáng trần nhiều lần, để cứu độ muôn dân.

 Khảo thư tịch đạo Lão, ta thấy dân gian tin rằng đức Lão Tử là một trong 3 ngôi Ngọc Hoàng Thượng Đế. Ba ngôi đó là:

- Nguyên Thủy Thiên tôn, hay Thiên Bảo quân hay Ngọc Hoàng ở cung Ngọc Thanh.

- Linh Bảo Thiên tôn, hay Linh Bảo quân ở cung Thượng Thanh.

- Thần Bảo Thiên tôn, hay Lý Lão Quân hay Lão Tử ở cung Thái Thanh.

Ba Ngôi tuy danh hiệu khác nhau, nhưng đồng một Bản Thể.[5]

1. Sách Thăng Huyền kinh (viết vào khoảng thể kỷ 3 hay 4 CN) cũng cho rằng: tuy gọi là Ba Ngôi nhưng thực ra vẫn là Một Vị.[6]

2. Khảo tín ngưỡng dân gian, thư tịch đạo Lão, khảo các đàn cơ, thánh giáo Cao Đài, và thư tịch Cao Đài, ta thấy dân chúng xưa nay thường coi đức Lão Tử là đức Thái Thượng Lão Quân giáng trần. Mà đức Thái Thượng Lão Quân theo danh từ Lão giáo, chính là Thượng Đế. Tiếp theo đây, tôi sẽ dùng thư tịch Lão giáo, Cao Đài giáo để chứng minh 2 điểm rất là then chốt trong Cao Đài giáo:

1. Thái Thượng Lão Quân là Thượng đế.

2. Lão Tử chính là đức Thái Thượng Lão Quân phân tánh giáng phàm.

Hai điểm này có lẽ cũng sẽ đáp ứng lại được phần nào những mong đợi của tín hữu Cao Đài nơi thuyết trình viên ngày lễ vía đức Thái Thượng đạo quân hôm nay.

1. Thái Thượng Lão quân là Thượng đế

Phân tách bốn chữ Thái Thượng Lão Quân, ta thấy:

Thái Thượng là rất cao, hay tối cao. Đấng Rất Cao chính là danh từ mà Âu Châu hiện nay dùng để chỉ Thượng Đế (Le Très Haut).

Lão Quân, là vị Vua già. Có trước đất trời, làm chủ tể quần sinh, mà gọi là Vua già là Lão Quân, thì chẳng xứng đáng hay sao?

Khảo thư tịch Cao Đài, ta thấy Thượng Đế, tự xưng là Thầy, Thượng Đế ở cung Đâu Xuất. Thế mà đức Thái Thượng Đạo Tổ cũng có khi xưng mình là Thầy, từ cung Đâu Suất giáng đàn.

Cao Đài có bài kinh Tiên Giáo chí tâm qui mạng lễ.[11]  Kinh này rất quan trọng về phương diện giáo lý Cao Đài:

Phần trên từ câu: «Tiên thiên khí hóa…» đến câu: «Pháp siêu quần thánh» chứng minh Thái Thượng đạo quân, hay Thái Thượng Lão Quân chính là Thượng Đế. (Theo Nhân tử Nguyễn Văn Thọ www. Nhantu.net)

 

 

Giải nghĩa Kinh Tiến giáo chí tâm quy mạng lễ (Hiền tài Nguyễn Văn Hồng)

1.

Tiên Thiên Khí hoá,
Thái Thượng Ðạo Quân.

Khí Tiên Thiên hóa sanh Ðức Thái Thượng Ðạo Quân.

2.

Thánh bất khả tri.

Không thể biết rõ sự thiêng liêng mầu nhiệm của Ðức Thái Thượng.

3.

Công bất khả nghị.

Công đức của Ngài to lớn đến nỗi không bàn luận cho hết được.

4.

Vô vi cư Thái Cực chi tiền.

Ðạo Vô Vi ở trước ngôi Thái Cực.

5.

Hữu thỉ siêu quần chơn chi thượng.

Trong thời Hữu thỉ, Ðức Thái Thượng đứng trên hết các vị Tiên.

6.

Ðạo cao nhứt khí, diệu hóa Tam Thanh.

Ðạo pháp cao siêu, dùng một Nguyên khí biến hóa huyền diệu tạo ra 3 người khác gọi là Tam Thanh: Ngọc Thanh, Thượng Thanh và Thái Thanh.

7.

Ðức hoán Hư linh.

Thánh đức sáng rực nơi cõi Hư linh.

8.

Pháp siêu quần Thánh.

Ðạo pháp vượt trên các bực Tiên Thánh.

9.

Nhị ngoạt thập ngũ, phân tánh giáng sanh.

Ngày rằm tháng hai âm lịch, chiết chơn linh giáng sanh xuống cõi trần là Ðức Lão Tử.

10.

Nhứt thân ức vạn, diệu huyền thần biến.

Một thân mình biến hóa thành muôn ức người khác, phép biến hóa vô cùng huyền diệu.

11.

Tử khí đông lai, quảng truyền Ðạo Ðức.

Ðám mây màu tím từ hướng Ðông bay tới, Rộng truyền sách Ðạo Ðức Kinh.

12.

Lưu sa tây độ, pháp hóa tướng tông.

Qua vùng sa mạc hướng Tây để cứu giúp người đời, Giáo lý của Ngài nhờ Ðạo Ðức Kinh mà thành hình tướng.

13.

Sản Tất Viên, Phương Sóc chi bối.

Sản xuất ra các Ông Trang Tử và Ðông Phương Sóc.

14.

Ðơn tích vi mang.

Việc luyện Kim Ðơn phân tích rõ ra rất huyền vi mầu nhiệm.

15.

Khai Thiên Ðịa, nhơn vật chi tiên.

Khi mở ra Trời Ðất, Ngài là Ðấng có trước loài người và vật.

16.

Ðạo kinh hạo kiếp.

Ðạo trải qua nhiều kiếp lâu đời.

17.

Càn Khôn oát vận.

Trời Ðất xoay chuyển vận hành.

18.

Nhựt nguyệt chi quang.

Ðạo như ánh sáng mặt trời, mặt trăng soi sáng khắp nơi.

19.

Ðạo pháp bao la.

Ðạo pháp rộng lớn mênh mông như tấm lưới lớn bao trùm tất cả.

20.

Cửu Hoàng Tỹ Tổ.

Ngài là Thủy tổ của 9 vị vua khai hóa nhơn loại, và cũng là Thủy tổ của nhơn loại.

21.

Ðại thiên Thế giới, dương tụng từ ân.

Mọi người trong 3000 Thế giới đều lớn tiếng ca tụng lòng từ bi và ơn đức của Ngài.

22.

Vĩnh kiếp quần sanh, Ngưỡng kỳ huệ đức.

Chúng sanh vĩnh viễn đời đời ngưỡng nhờ ơn đức của Ngài.

23.

Ðại Thần, Ðại Thánh, Chí cực, Chí tôn.

Bực Thần lớn, bực Thánh lớn, Cao tột, rất được tôn kính.

24.

Tiên Thiên Chánh Nhứt, Thái Thượng Ðạo Quân, Chưởng Giáo, Thiên Tôn.

Vào thời Tiên Thiên, Ðức Thái Thượng Ðạo Quân là vị số 1 đứng đầu các vị Tiên, làm Giáo Chủ Ðạo Tiên, và là một Ðấng Thiên Tôn.

Ngun: https://www.caodaism.org/4002/gnktdtd.htm

 

THANH TINH KINH (Tiêu biểu về Hình nhi thượng)


Phật Viện Sùng Đức

14K subscribers

SUBSCRIBE

Thanh Tĩnh Kinh 清靜經 Đức Thái-Thượng Lão-Quân nói: Đại-Đạo bản lai vô hình vô sắc, nhưng có thể sinh dục Thiên Địa. Đại-Đạo vô tình, nhưng vận hành nhật nguyệt mà sinh bốn mùa. Đại-Đạo không có tên nhưng có thể sinh hóa và nuôi dưỡng vạn vật. Cái vô hình, vô tình, vô danh đó không thể hình dung và miêu tả được, cũng không biết phải đặt cho một danh từ gì cho thích hợp, miễn cưỡng đặt danh cho là Đạo. Đại-Đạo bao la vạn tượng, có thanh có trược, có động có tĩnh. Thiên thuộc thanh, địa thuộc tĩnh, Nam thuộc thanh, Nữ thuộc trược. Nam chủ động, Nữ chủ tĩnh. Từ phần tiên-thiên do Vô-Cực phú, cộng với phần hình hài của hậu-thiên, vạn vật từ đó sinh sinh bất diệt. Trược lấy thanh làm gốc, Tĩnh lấy động làm căn. Nếu tâm đạt được thanh tĩnh, Thiên Địa vạn vật đều quy tụ tại bản tính nguyên lai của ta. . . (Thanh Tịnh Kinh, PhậtViện Sùng Đức- Youtube Video )

 

THANH TỊNH KINH, (Tiêu biểu phần Hình nhi hạ)( Muc 6-Lê Anh Minh dịch)

 

Bậc thượng sĩ chẳng tranh chấp với ai; kẻ hạ sĩ thích tranh chấp với người khác. Bậc thượng đức không chấp vào đức (không coi mình là có đức); kẻ hạ đức chấp vào đức (tự coi mình là có đức). Kẻ chấp trước vào nó chẳng hiểu đạo đức là gì. Chúng sinh sở dĩ không đạt được Đạo chân chính là vì có vọng tâm. Đã có vọng tâm tức là làm kinh động đến thần của mình. Đã làm kinh động đến thần của mình, tức là chấp trước vào sự vật. Đã chấp trước vào sự vật, tức là nảy sinh lòng tham lam và mong cầu. Đã nảy sinh lòng tham lam và mong cầu, tức là phiền não. Phiền não và vọng tưởng làm khổ cả thân và tâm, khiến ta gặp phải sự ô trọc và nhục nhã, trôi nổi luân hồi sinh tử, luôn chìm đắm trong biển khổ, mãi mãi đánh mất Đạo chân chính. Kẻ giác ngộ Đạo chân chính và thường hằng thì tự đắc Đạo. Kẻ đắc Đạo thì luôn thanh tĩnh vậy.

*  *  *

 

THÁNH GIÁO ĐỨC ĐẠO TỔ

 

Thánh giáo Đức Thái Thượng Đạo Tổ giáng tại CQPTGL:

 

“Nh ngot giáng sanh ti cõi trn,

Tái sanh hà x biết bao ln;

Dc đem đạo pháp cho nhân loi,

Tu tánh luyn hn đắc pháp thân”

(Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 27-3-1975)

 

 

Hườn Cung Đàn, Tý thời 14 rạng Rằm tháng 2 Nhâm Dần (19.3.1962)

Vía ĐỨC THÁI THƯỢNG ĐẠO TỔ

 

 

Giờ nay, ngày kỷ niệm xưa kia Thượng Tôn hạ trần cứu thế, các môn sanh vì lòng sùng kính dâng lễ, Thượng Tôn ban phước lành cho cả môn sanh nam cũng như nữ được nhiều đức tin trên bước tu hành.

 

BÀI

 

                                    CHÍ  TÔN đã sớm lo cho thế,

                                    Rằng sau đây quan hệ lắm thay !

                                    Lòng người chỉ cậy nơi tài,

                        Tranh nhau tấc đất, hơn rầy miếng ăn.

                                    Thêm  quyền tước lăng xăng trưa tối,

                                    Cùng lợi danh mỗi mỗi chẳng từ;

                                                Miếng ăn thế tục khư khư,

                        Nắm phần hưởng lấy, không dư chia người.

                                    Cuộc sống tạm vui cười một thuở,

                                    Tháng ngày qua vay nợ oan khiên;

                                                Chỉ lo vật chất kim tiền,

                        Mai đây tội lỗi lụy phiền chẳng lo.

                                    Tranh đấu mãi trong lò luân chuyển,

                                    Giành giựt nhau vì miếng đỉnh chung;

                                                Rồi đây tai nạn bão bùng,

                        Thế gian phải chịu hãi hùng một cơn.

                                    Đò Tam Giáo ban ơn kề bến,

                                    Rước ngũ châu kíp đến đường tu;

                                                Hầu mong tránh cảnh ngục tù,

                        Tháng ngày vui thú ngao du non bồng.

                                    Hữu phước thay con Hồng cháu Lạc,

                                    Nơi ân lành khai hoát từ xưa;

                                                Khuyên chung nam nữ thượng thừa,

                        Học câu đạo đức kịp mùa yên vui.

 

(*) Nguồn :: Thần Thánh Trung Hoa, Tòa Thánh Tây Ninh
http://www.caodaitoathanhtayninh.net/forum/showthread.php?288-Th%E1%BA%A7n-Th%C3%A1nh-Trung-

 

 

 

 

Thiện Chí ST

Người giác ngộ vun bồi tánh đạo,
Bậc nguyên căn hoài bão ý Thiên,
Vào đời một chí nhẫn kiên,
Thực thi sứ mạng pháp quyền dựng xây.

Đức Giáo Tông Đại Đạo, CQPTGL, Rằm tháng Giêng Tân Dậu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây