Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Giao cảm / Ban Biên Tập

    Thu về: mùa thâu liễm Tiết trời đã vào Thu, những đám mây xám làm bầu trời thấp xuống và mưa ...


  • Tôi cũng có một ước mơ, Mơ mọi người đều có một tấm lòng, Để yêu thương,để sống thật chân tình; Không hơn ...


  • Bài tâm tướng / Sưu tầm

    (Của TRẦN HI DI TIÊN SANH) do Ngài cố Minh Thiện trích dịch năm 1960 1. Trần Lão tổ đặt bài ...


  • Nếu kể từ đêm giao thừa Bính Dần 1926 đến giao thừa Ất Mùi 2015 này thì người Cao Đài ...


  • Lúc ra đi, Mẹ đã trang bị cho mỗi đứa con một cái túi “ VẠN BỬU NAN” đựng 8 ...


  • Ngôi Vĩnh Nguyên Tự được xây cất vào năm Mậu Thân (1908) tại xã Long An, quận Cần Giuộc, tỉnh ...


  • Các Tòa Thánh Đạo Cao Đài / Tư liệu sử đạo

    Các Hội Thánh Cao Đài nay gồm: I-Tòa Thánh Tây Ninh , II-Tòa Thánh Chơn Lý, III- Tòa Thánh Bến Tre (HT.Ban ...


  • Tư tưởng Đạo gia ● Lê Anh Minh dịch 18. CHUNG THỦY  終 始 – HỮU VÔ  有 無   424. Thiên ...


  • Những lốt chân ngựa Thánh Gióng / Sưu tầm - Tuổi Trẻ Online 25-01-06

    Cứ mỗi lần có dịp qua vùng Quế Võ (Bắc Ninh), khi đi vào quãng đường quen thuộc, tôi không ...


  • Ôi! Tại sao người ta phải lấy chính sinh mạng mình và sinh mạng kẻ khác để trả giá cho ...


  • “Quyền pháp Đạo không là điều cai trị. Quyền pháp Đạo chính là sự thương yêu, giải thoát cai trị ...


  • Ngày mùng 1 tháng 3 Đinh Hợi (thứ ba 17/04/2007) được sự phân công của Ngoại Giao Vụ, phái đoàn ...


18/09/2007
Thanh Bình sưu tầm

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 20/02/2010

Kinh Ngọc Lộ Kim Bàn

Hay là:

Lệ hòa mực Mẹ đề thơ gởi,
Cho các con trần thế đôi câu,
Con ôi ! Mẹ luống u sầu,
Vì tình mẫu tử bấy lâu chia lìa.

Ý tưởng Mẹ nhớ thương 92 ức linh căn còn lạc loài nơi trần thế xuyên suốt thánh ngôn thánh giáo Cao Đài, được trình bày chi tiết trong kinh Ngọc Lộ Kim Bàn.

Nội dung chủ yếu quyển kinh là Diêu Trì Kim Mẫu cho nguyên nhân xuống trần.

Về sự, kinh này mô tả một cuộc đấu trí, nỗ lực giữa Thần Thánh Tiên Phật, tuân lời Mẹ dạy xuống trần đem linh căn về cựu vị, và Cù Tán Đởm, muốn nhốt linh căn vào địa ngục.

Về lý, kinh này là chơn kinh dạy tu luyện để trở về, như Đức Diêu Trì Kim Mẫu dạy trong bài tựa "tỏ bày chỗ diệu chỉ, thiệt là vô tự linh văn."

Nổi bật suốt quyển kinh là nỗi nhớ nhung linh căn của Mẹ và những gian nan lo lắng của Thần Thánh Tiên Phật khi xuống trần giải cứu linh căn khỏi họa trầm luân.

I. Hình Thức: "Ngọc Lộ là nước mắt của ta than khóc, Kim Bàn là lòng ta nhớ tưởng mà làm ra sách này, tỏ bày chỗ diệu chỉ, thiệt là vô tự linh văn."

Mỗi giọt nước mắt của Đức Diêu Trì Kim Mẫu là một chữ, rơi thành một hột châu ngọc, kết thành những bài thơ, những quyển kinh để chữa bịnh cho người đời.

Đó là ý nghĩa bốn chữ Ngọc Lộ Kim Bàn.

Ngọc 玉: loại đá quí, đẹp; chỉ các bậc tôn quí.
Lộ 露: sương, hơi nước gần mặt đất, đêm bám vào cây cỏ, gặp khí lạnh đọng lại từng giọt; còn gọi là móc; thí dụ, vũ lộ: mưa móc; ơn phước của Trời Phật ban xuống thế gian.
Kim 金: vàng; là kim loại quí nhất; chỉ các bậc tôn quí; chỉ Đức Diêu Trì Kim Mẫu.
Bàn 盤: là vật dụng để đựng.

Kinh gồm 3 phần Mục lục ở phần sau, do người giới thiệu thêm vào, nguyên bổn không có

Phần I : gồm ba bài tựa do Đức Diêu Trì Kim Mẫu, Đức Thuần Dương Lữ Tổ và Ngộ Đạo Chơn NhơnLà một tiên nữ vì phạm tội xuống trần 76 năm, khổ luyện, thoát xác trở về chầu Đức Diêu Trì, được phong là Ngộ Đạo Chơn Nhơn giáng dạy, và một "Lời Văn Tỏ Dạy."

Phần II: gồm 17 đấng cho 21 bài thơ, một bài Vịnh Đạo, và Đức Diêu Trì Kim Mẫu Cho Nguyên Căn Xuống Trần.

Phần III: gồm ba bài thi khen Ngọc Lộ Kim Bàn và bài Kỉnh Thơ của soạn giả.

2. Ngày và nơi tả Kinh

Theo những lời ghi cuối ba bài tựa thì kinh có thể bắt đầu tả vào ngày 27-10 Canh Thìn, 29-11-1880, tại Đơn Thành Đài, tòa Bửu Liên, thuộc đời Đại Thanh, Trung Quốc, vua Quang Tự, năm thứ Sáu; còn khi nào kết thúc tả kinh thì không rõ.

Người sao lục. Bìa quyển kinh ghi:

Soạn giả: Lâm Xương Quang.

Nơi soạn: Chùa Phổ Đức Đường Còn gọi là Phổ Đức Phật Đường , làng Thanh Phú Long, tổng Thanh Mục Hạ, tỉnh Tân An.

Soạn xong ngày Rằm tháng Tư năm Tân Mùi, 31-05-1931, Dân Quốc năm thứ 20.

In tại nhà in tư đường Lê Lợi, Saigon. Xuất bản năm 1952.

II. Nội dung

A. Đức Diêu Trì Kim Mẫu cho nguyên căn xuống trần; thành lập tài Nhân.

Sau khi tạo thiên lập địa, phân định trời đất, lúc đó chưa có con người. Cách nay khoảng 60.000 năm Vạn (muôn) = 10.000 Đức Diêu Trì Kim Mẫu đem chơn tánh của mình hóa thành 96 ức Ức = 10 vạn, 100.000; 96 ức = 9 triệu sáu trăm ngànlinh căn chơn tánh đựng trong một cái hộp để trên Kim Bàn và dặn rằng:

"Linh tánh, linh tánh, thảy đều nghe dặn, cho xuống hồng trần, thế Mẹ thành mạng."

Chín mươi sáu ức linh căn nghe dặn, lãnh túi Vạn Bửu chứa tám món báu do Mẹ ban cho, xuống trần, mà lòng quyến luyến không muốn đi. Tám món báu đó là Hiếu Đễ Trung Tín Lễ Nghĩa Liêm Sỉ.

Linh căn phải luôn giữ bên mình tám món báu, nếu làm mất món nào thì khó trở về, nếu mất cả túi và các món báu thì đọa địa ngục đời đời, còn đem đủ gồm túi và các món báu về thì được Đức Mẹ cho ngồi tòa sen.

Cù Tán Đởm xuống theo Khi Đức Mẹ cho linh căn xuống trần, Cù Tán Đởm đứng bên phải

Linh căn ngày đó xuống trần ai,

Con cái vui mừng nhập mẫu thai...

Linh căn bái từ Đức Diêu Trì Kim Mẫu mà không chào Cù Tán Đởm. Cù Tán Đởm lòng nham hiểm, tánh cao ngạo; thấy linh căn chào Đức Diêu Trì Kim Mẫu mà không ngó ngàng gì đến mình, vô cùng tức giận, sinh lòng thù oán, trốn Đức Diêu Trì Kim Mẫu, dắt theo năm con ma lén xuống trần, quyết tâm ngăn cản không cho linh căn trở về.

Chỉn vâng lời Mẹ khiến,

Ai dè Tán Đởm cường,

Oan cừu do đó kết,

Chẳng đặng đến Thiên đường.

Năm con ma đó là Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, hay Tửu Sắc Tài Khí Yên Tửu: rượu; sắc: vẻ đẹp của người nữ; tài: tiền bạc; khí: giận dữ; yên: khói
Kim ma biến thành của báu, tiền bạc buộc thân của con người.

Mộc ma biến thành mỹ sắc, làm mê muội chơn tánh của con người.

Thủy ma biến thành rượu, làm mạnh cái đởm của con người.

Hỏa ma biến thành khí giận, làm động cái oai của con người.

Thổ ma biến ra nha phiến, làm khô thân thể của con người.

Năm con ma ngày ngày quyến rũ linh căn.

B. Cuộc chiến giữa Thần Thánh Tiên Phật và Cù Tán Đởm.

Thiết lập Long Huê Hội để dẫn Linh căn về cựu vị.

Chín mươi sáu ức linh căn chơn tánh đều bị Tửu Sắc Tài Khí Yên phá thành điên đảo, loạn mê chẳng nhớ gì đến lời Mẹ dặn, không muốn ngồi tòa sen.

Bạc tiền chói mắt, lại yêu thương,

Tửu tửu, hoa hoa Hoa: chỉ người phụ nữ đẹp.uyến nạo Nạo: yêu mến trường,

Bằng chẳng Phật Tiên kêu chỉ Chỉ: dừng lại tỉnh,

Bị thaTha: kẻ khác; sai lầmlôi kéo, thấy vô thường.

Đức Diêu Trì Kim Mẫu lòng thấy xốn xang, biết Cù Tán Đởm phản bội đi hại linh căn, nhưng không đuổi theo kịp, nên tìm cách cứu linh căn.

Đức Diêu Trì Kim Mẫu hội họp chư Phật Tiên lập Tiên Thiên Long Huê Hội, do Đức Lão Quân lãnh lịnh, nguyện xuống hồng trần cứu độ linh căn phó hội. Đức Lão Quân phí hết biết bao nhiêu công sức đem về được hai ức linh căn.

Đức Diêu Trì Kim Mẫu than thở không sao tả xiết, ra lệnh thiết lập Trung Thiên Long Huê Hội, có Đức Nhiên Đăng Cổ Phật lãnh lịnh, nguyện xuống trần cứu độ linh căn phó hội. Đức Nhiên Đăng lao nhọc bôn ba, Đức Phật Thích Ca dẫn về có hai ức.

Đức Diêu Trì Kim Mẫu than khóc, gần hết thời hạn 60.000 năm mà 92 ức tàng linh chẳng chịu trở về. Đức Diêu Trì Kim Mẫu lập Hậu Thiên Long Huê Hội, có Đức Di Lạc Phật và tất cả Thần Thánh Tiên Phật trong Tam Giáo tìm cách cứu độ 92 ức tàng linh, đem về cho hết.

Những phương cách cứu độ trong Hậu Thiên Long Huê Hội.

1. Đại phát hồng ân, chư Phật Tiên Thánh Thần đều phân tánh xuống trần.

Đức Di Lạc Phật tâu với Đức Diêu Trì Kim Mẫu:

Thời Tiên thiên linh căn còn giữ linh tánh, mà chỉ độ được hai ức về Trời; thời Trung thiên, phí bao công sức cũng chỉ độ đặng có hai ức trở về. Nay đời mạt kiếp, tàng linh ở chốn sông mê đã lâu, không chịu phản tánh tu thân, mà trở lại phỉ báng chánh đạo. Nay Đức Diêu Trì Kim Mẫu muốn phổ độ nữa thì tôi phải chịu một phen lao khổ, xin cho nhiều Tiên Phật, đại phát hồng ân mới mong thành công.

Đức Diêu Trì Kim Mẫu tức thì cử chư tiên động phủ, hải đảo bồng cung, chư chơn tùng lịnh; các tiểu đại thánh thần đều phân tánh xuống trần. Bốn ức linh căn trở về trước đều xuống thế lập công.

Đức Di Lạc lãnh hết chơn linh xuống trần để độ dương, và gúp Địa Tạng độ âm.

2. Thiết lập đàn cơ

Trong khi đó Hoàng Cực Chủ Nhơn thấy tàng linh lấp đầy trong dục hải cất tiếng kêu khắp bốn biển mà không thấy tàng linh nào quay trở lại, càng kêu, tàng linh càng bỏ đi mau. Không phải chỉ có 92 ức tàng linh mà bốn ức nguyên nhân trở lại trần cũng không thèm nghe tiếng kêu hồi đầu.

Hoàng Cực Chủ Nhơn tính đà hết kế, khóc than báo cùng Đức Diêu Trì Kim Mẫu.

Đức Diêu Trì Kim Mẫu, họp chư thần ở thế gian tính kế, bèn cho thiết lập đàn cơ khai kinh, khai ân xá, Thần Thánh Tiên Phật giảng dạy tại thế gian để tỉnh thức người đời. Nhờ đó tàng linh và bốn ức nguyên nhân có dịp thực hành công quả, tỉnh ngộ hồi đầu trở về được một số.

Còn một số quá chìm sâu trong dục hải, Đức Mẹ ban thêm Ngọc Lộ Kim Bàn cho Hoàng Cực Chủ Nhơn để độ tàng linh. Hoàng Cực Chủ Nhơn chống thuyền, trước ghe có huệ kiếm, hai bên kết thêm nhiều bè chống thẳng vào dục hải để vớt những tàng linh sắp chết, cùng rất nhiều túi Vạn Bửu và các món báu bị bỏ rơi rớt, lăn lóc trên bờ biển.

Ngài ca rằng:

Ngày tháng lẹ mau hề, điên đảo càn khôn,

Tang điền nó biến thương hải hề, tích cũ khó tầm,

Tàng linh cười ta hề, chèo ghe chưa vững,

Ta cười tàng linh hề, thân thể gần chìm.

Muốn chịu trở đầu hề, Linh Sơn đường cận,

Chấp mê chẳng tỉnh hề, núi lở biển khô.

Đức Hoàng Cực Chủ Nhơn giải thích các pháp môn, những lợi ích của tịnh luyện không phải chỉ cho bản thân mà cả cửu huyền thất tổ, cùng nhân quần xã hội.

Tàng linh tình nguyện học tịnh, luyện công.

3. Dùng huệ kiếm.

Thấy tàng linh lo tu luyện, các ma lớn bèn bàn kế xui ma nhỏ âm thầm Không phá công khai mà phá âm thầm.phá các khiếu của linh căn.

Khi biết tu hành, tàng linh không phải qua Quỉ Môn Quan, oan gia trái chủ không đòi được, nên hợp với ma nhỏ cùng khuấy phá linh căn khiến linh căn phá giới, bỏ đạo … Hoàng Cực Chủ Nhơn phải khuyên tàng linh càng phải thực hành công quả cho nhiều như in kinh, phóng sanh, sám hối … mới trừ cho hết yêu nghiệt.

Cù Tán Đởm thấy thế phong chức cho chúng ma, sai chúng ma biến thành các vị chưởng giáo Tam Giáo, các thánh thần mà con người tin tưởng thờ kính.

Đứa nhanh chân biến thành Quan Âm, Phật Mẫu, Lữ Tổ, kẻ chậm chân biến thành các vị thần như Thần Tài, Thần Nông … đi khắp nơi khuấy phá tàng linh.

Những người tu không chơn chánh, tu chưa bỏ hết tham sân si, tu không lo tu mà mong có chức tước, vọng tưởng dự yến bàn đào đều bị Quan Âm giả, Diêu Trì giả, giả ban ân xá làm loạn động, xa lìa chánh đạo.

Hoàng Cực Chủ Nhơn thấy thế, đem huệ kiếm đánh mấy chục trận mới trừ hết yêu tinh.

Sau khi triệt trừ được Cù Tán Đởm, Hoàng Cực Chủ Nhơn dẫn 92 ức linh căn cùng bộ công quả của linh căn trình đức Diêu Trì Kim Mẫu.

Đức Diêu Trì Kim Mẫu căn cứ sổ công quả mà phong chức:

Hiếu tử, trung thần, liệt phụ… được thượng phẩm liên đài.

Người giữ qui giới thanh nghiêm … được trung phẩm liên đài.

Người làm lỗi biết ăn năn, giữ trai giới … được phong hạ phẩm liên đài.

Còn bốn ức nguyên nhân đều được phục vị.

Đức Diêu Trì Kim Mẫu mở Yến Bàn Đào, ban ngự tửu, Thiên đình tưng bừng hoa nở.

Những điều giới thiệu trên chỉ trình bày được vài nét căn bản của quyển kinh, độc giả có thể tìm đọc kinh Ngọc Lộ Kim Bàn tại Thư Viện Cơ Quan PTGLĐĐ.


Thanh Bình sưu tầm
Kinh Ngọc Lộ Kim Bàn / Thanh Bình sưu tầm

Phổ là rộng khắp cùng thế giới,
Thông là nguồn suối tới muôn phương,
Giáo là dạy nẻo chỉ đường,
Lý là lẽ thật chủ trương thới bình.

Đức Lý Giáo Tông, 20-5 Ất Tỵ, 19-6-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây