Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Đức Vạn Hạnh Thiền Sư dạy: “(. . .) Luận về trong lãnh vực tu học, nơi đây nói riêng, toàn ...
-
Phải chăng toàn cảnh bức tranh tai họa của nhân loại ngày nay vẫn không có lối thoát, như trước ...
-
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát là vị Cổ Phật hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai đã tu chứng ...
-
" Quyền pháp không giao riêng cho ai, cho xã hội nào, cho tôn giáo nào ; quyên pháp có ...
-
Huờn Cung Đàn Tý thời mùng 8 tháng 4 Tân Sửu (21.05.1961) (Lễ Phật Đản ) THI HỒI tâm tu niệm hưởng ơn ...
-
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay Cao Đài giáo-cơ phổ độ đã hiện diện trên Nam bang Thánh địa ...
-
Thiên là từ Hán Việt để diễn đạt TRỜI của chúng ta. Từ lâu Đức Cao Đài dạy: Thầy mong con biết ...
-
CaoDaism was founded in Vietnam at the beginning of the 20th century by Cao Dai, the Supreme God or the ...
-
1. Tầm quan trọng của việc xây dựng thế hệ tiếp nối Sao gọi là thế hệ tiếp ...
-
Mùa Xuân thắm màu hoa, em áo mới, Hoa tỏa hương, tà áo mới em bay. Bước tung tăng, em đi lễ ...
-
Linh Quang Tự hay Linh Quang Phật Đường là ngôi tổ đình phái Phổ Tế chi Minh Sư.
-
Cuộc sống trên độ cao tới 4.900 m buộc người Tây Tạng phải tiến hóa rất nhanh để tồn tại. Tại ...
Đức Lê Đại Tiên
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 11/01/2007
Thế Nhân Hòa
THI:
Thế sự đua chen chốn hí trường,
Gây cho nhân loại cảnh đau thương;
Nghiêng vai ai hỡi người tâm đạo,
Gồng gánh non sông vạn dặm đường.
LÊ VĂN DUYỆT, Lão chào chư Thiên ân sứ mạng, mừng chư hiền đệ hiền muội đại diện trung đàn.
Lão cũng lưu ý chư hiền đệ muội đang dốc tâm hành đạo rằng Lão và chư Thần Việt Nam luôn luôn có trách nhiệm trong Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ cũng như chư hiền đệ hiền muội vậy.
Nhân Đại Hội, Lão giúp chư hiền một ý thức để tiến hành cơ đạo là "THẾ NHÂN HÒA". Vậy chư hiền bình thân an tọa nghe Lão phân đây:
Nầy chư hiền đệ muội! Nhân hòa là gì?
Hai chữ "Nhân Hòa" từ trước đến nay đã được nhiều người nhắc đến, nhất là khi xã hội có cuộc thăng trầmbiến đổi thì danh từ "Nhân Hòa" lại được đem ra bàn thảo. Vậy ý nghĩa thiết thực của hai chữ nhân hòa là gì?
Trong lãnh vực Tôn giáo, chữ "Nhân hòa" lại càng phải được đề cao nhiều hơn nữa, phải ý thức được hoàn toàn ý nghĩa của nó thì mới có thể tiến tới mục đích của Đạo được.
Muốn thế chư hiền phải làm cho Đạo bằng cách thể hiện từ nhân hòa, bằng sự việc hành động một cách hiện hữu. Có như thế thì danh từ nhân hòa mới không trở thành trừu tượng.
Sống trong tập thể đạo đức thì lòng nhân hòa phải được khơi nguồn từ đầu đến cuối.
Sở dĩ xã hội nầy gặp phải cảnh dầu sôi lửa bỏng cũng tại sự bất hòa, từ sự việc nhỏ lần lần lan rộng đến việc lớn. Chư hiền có nghĩ rằng trong ý hướng nhận thức của con người, tôn giáo cần phải nhìn bao quát, đào tạo nên một bầu không khí thân mật thánh thiện.
Tập thể tồn tại với thời gian là nhờ biết tận dụng đúng với ý nghĩa của hai chữ "nhân hòa". Thực ra không ai là không biết "nhân hòa" là gì. Nhưng đường lối để thực hành hai chữ "nhân hòa" thì ít có người vạch ra và làm được.
Bởi vậy Lão mới chỉ rõ cho chư hiền về sự thực hiện nhân hòa bằng cách nêu cao tinh thần vị nhân sanh và thiết thực hành Đạo. Những định ước về tâm linh con người theo thời gian càng ngày càng tiến lên. Do đó phải xem những định ước về giá trị tâm linh nầy là tinh túy của đạo đức. Khi mà con người trở về với bản ngã thì chiều hướng suy tư sẽ bị thu hẹp. Cho nên chư hiền hãy mở rộng tầm hướng suy tư để cho tôn giáo có sự tôn trọng lẫn nhau và giữ tính cá biệt của tôn giáo ấy. Có như thế mới gọi là Đại-Đạo Tam-Kỳ. Người mang Thiên sắc chắc hẳn đã hiểu điều ấy rồi.
Người tôn giáo sống trong khung cảnh bao quát cởi mở và yêu thương đại đồng, luôn luôn có những cái nhìn đầy sự hòa nhã khiêm tốn vui tươi với đồng loại. Từ những nhận thức nầy, chư hiền cũng nên biết một cách khái quát về nhân hòa.
Từ ngày xưa, cũng đã có người muốn thực hiện đường lối bình thiên hạ với ba điều chánh yếu: Thiên thời , Địa lợi và Nhân hòa. Nhưng nhân hòa mới là đối tượng, còn hai điểm kia chỉ là hỗ trợ một cách khách quan mà thôi.
Khi nội tâm được quân bình thì xã hội cũng sẽ tiến đến chỗ hòa thuận thương yêu, không còn tranh chấp chi nữa. Bởi vậy, nhơn hòa là một động năng của tôn giáo thúc đẩy người tu cần phải thiết thực một cách chu đáo về phương diện độ thế trị đời.
Lão cũng cần vạch rõ cho chư hiền thấy rằng: Khi mà cá nhân bị chi phối và tập thể bị lung lay, chính là vì thiếu sự thực hiện hai chữ nhân hòa đó vậy.
Trong niềm khao khát vô biên của Thượng Đế mong mỏi môn đệ của Ngài trở về chơn ngã, hiệp một cùng Thầy, nhưng trước hết, người tôn giáo phải thực hiện ba giai đoạn: hy sinh, hành đạo và thực hiện được lý tưởng đạo đức, nghĩa là xem đạo đức là điều quan trọng, là lý tưởng duy nhất.
Nầy chư hiền đệ muội! Giữa thời buổi trở ngại khó khăn nầy thì con người tôn giáo được nâng cao hơn bao giờ hết, bởi vì người tôn giáo chơn chánh là ngọn đuốc huệ soi tỏ trong đêm tối, dẫn dắt chúng sanh ra khỏi cảnh hố sâu vực thẳm của tình đời. Nhưng nếu không biết thực hiện điều đó, thì dầu có kêu gọi đến cỡnào đi nữa thì cũng không thể nào hoàn thành nhiệm vụ đưa rước nhân sanh được.
Cần nên hiểu rõ rằng hôm nay Lão chỉ rõ cho chư hiền lãnh hội ý thức về vấn đề nhân hòa. Vì nhân hòa phải được thực hiện một cách chu đáo thì mới mong nghĩ đến việc khác được.
Quả thật, ngày nay sự phá giá tinh thần của tôn giáo trong từng cá nhân hành đạo không thể chối cải được. Việc làm ấy con người cảm thấy và cho là xa vời, thật sự con người đã đưa đẩy xa xăm một vấn đề rất ư là thực tế. Nội tâm của con người tôn giáo nếu không an định và nhứt trí thì bảo sao đường lối tôn giáo và tôn giáo không tranh chấp đối nghịch lẫn nhau.
Sự liên giao càng ngày càng sâu rộng, tôn giáo và tôn giáo càng gần gũilại với nhau, nhưng sự gần gũinầy đã không đem lại niềm chung hòa chân chánh, mà chỉ tạo thêm niềm phân cách sâu rộng. Tranh chấp và chia rẽlà hố sâu thẳm viễn biệt tôn giáo. Nếu các ý thức đồng lý tưởng, đồng nhiệm vụ, đồng mục đích cần phải phát huy thì sự chung hòa sẽ tạo ra được. Tôn giáo đều do tâm tư con người tạo lấy, lại trói buộc con người vào cái mình tạo ra. Phân biệt trên hình thức tôn giáo, phân biệt trên giáo điều không phải là ngăn cản sự bắt tay cộng tác giữa tôn giáo. Điều thực sự quan yếu là người tôn giáo phải cương quyết chung hòa cùng nhau trên viễn đồ phục vụ tâm linh và hướng đạo quần sanh. Đường lối tôn giáo ngày nay hầu như tắt nghẹn trong khung cảnh riêng tư, vì chẳng ngước mặt lên vòm trời bao quát của lý tưởng, trái lại cứ thu mình trong cái chật hẹp riêng tư của bốn bức tường mà gọi là giáo điều qui ước xa xưa.
Chư hiền đệ hiền muội hãy bước sang cuộc đời và xã hội với tất cả ý nghĩa. Ngoại trừ con người trí huệ, hầu hết con người từ cuộc đời đều bị chôn vùi từ nội tâm và thể xác trong danh, lợi, tình. Họ không nghĩ gì hơn ngoài về việc phục vụ cho dục vọng và thỏa mãn bản thân, hoặc hành động theo si mê như một cái máy. Các ý thức tri giác đều bị quên lãng, chỉ còn lại quay cuồng trong cơn gió lốc của xã hội. Những con người ấy bất cần một lý tưởng, một giá trị qui củ cho tinh thần và cuộc sống. Họ mãi đắm mình vào sự thấp hèn của bản năng và phục vụ cho lòng ích kỷ.
Thật ra con người cảm thấy cuộc đời ngắn ngủi. Sự bảo đảm cho an toàn không vững chắc. Các lo âu sợ hãiđeo đuổi bên mình trong mỗi lúc nghỉ ngơi hay làm việc. Con người chỉ còn một ước ao trong vòng tay là cố gắng hưởng thụ được lúc nào hay lúc ấy. Đồng thời các nền tảng hướng dẫn con người bị sụp đổ, không vươn lên cho đúng đắn. Sự chơi vơi ngụp lặn của con người càng lại bềnh bồng hơn giữa sóng gió cuộc đời.
Mang lấy sứ mạng tinh thần vĩ đại là văn hóa, là giáo dục, xã hội nhơn loại đã tôn ngôi Thần Thánh vào sự tự giác huấn luyện, cùng bình phong giáo dục đóng khung của những người được công nhận từ thuở là ngăn lối đại đồng xã hội. Hiện trạng với đà tiến bộ nhơn loài, sự gần gũimật thiết rõ rệt, thì con người không thể từ chối việc góp tay chung sức ở công cuộc xây dựng thế nhơn hòa toàn nhơn loại.
Giáo dục từ xưa không đứng vững nếu con người không muốn dấn thân vào các giáo dục cá nhân và xã hội quốc gia.
Chính vì thế điều mà con người cần nhận định để tránh khỏi cho tập thể va chạm đổ vỡ hoàn toàn là cải tổ các ý thức tín ngưỡngnói riêng và niềm tin nói chung, đồng đều trên nhịp nhàng giáo huấn. Giáo dục nhân bản đưa tới đích thực nhân hòa phải được xây dựng càng sớm càng tốt.
Trở về Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, từ ngày khai Đạo đến hôm nay, đã trên 40 niên trôi qua, trên mảnh đất dù nhỏ bé, trên hoàn cảnh dù bi đát thế nào đi nữa thì Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ vẫn hình thành bằng ánh sáng huy hoàng trong bầu trời thô sơ. Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ không phải là một nhân chứng tiêu cực trong thời đại. Lẽ dĩ nhiên, Đại Đạo phải tự nhận một sứ mạng cao cả nào đó trong thời buổi gay go nghiêng ngửa nầy. Chư hiền đệ hiền muội dù muốn lẩn tránh sự qua phân của vai trò lãnh đạo tinh thần đang có, bối cảnh khó khăn nầy gây trở ngại lớn lao trên đường phát huy tâm thức và sứ mạng hầu mong đạt tới mục đích phải có. Mục đích Thiêng Liêng đã và đang kính cẩn tâm nguyện của bất cứ tôn chỉ nào, đó là hòa hiệp nhân loại để tiến hóa.
Trách nhiệm lớn lao và cao thượng nêu trên, Thượng Đế đã giao cho dân tộc nhỏ bé nầy, một dân tộc đã trải biết bao lần tàn khốc. Dù muốn hay không nhận, sứ mạng vẫn được giao phó. Dù muốn hay không để được sinh tồn giữa dòng nước lũ, con người phải cố gắng vượt lên. Người giáo đồ Đại Đạo mấy mươi năm qua, sự hy sinh không phải là ít, nếu không nói là to tát ở giai đoạn làm cho Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ hiện thành thật tướng.
Tuy nhiên, không phải sự có mặt của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ là để chỉ có những Tòa Thánh, Hội Thánh, Thánh Thất, Thánh Tịnh. Cái quan trọng là sứ mạng của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ có thực hiện được hay không trên viễn đồ hiện tại và tương lai.
Hãy nói thẳng ngay ở đây: Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ phải là động năng thúc đẩy sự cứu rỗi nhân loại, phải là tác nhân gầy dựng sự an hòa tiến bộ trong đều đặn của mọi sinh hoạt tâm linh và nhân sinh. [ . . .]
Nam Thành Thánh Thất,
Tuất thời 14 tháng 2 Kỷ Dậu (31-3-1969)
________
Mời đọc thêm: http://nhipcaugiaoly.googlepages.com/taothenhanhoa