Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Sống Đạo /
Cửa đạo luôn luôn rộng mở, hay nói một cách khác, ngưỡng cửa tôn giáo lúc nào cũng sẵn sàng ...
-
Trên mỗi làng quê Việt Nam, có biết bao điều kỳ lạ và hấp dẫn quanh tục lệ đón xuân. ...
-
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát dạy tại Vĩnh Nguyên Tự vào ngày 03-01-Giáp Dần (1974)
-
Đức Thái Thượng Đạo Tổ dạy tại Minh Lý Thánh Hội vào ngày 04-01-Quí Mão (02/1975)
-
Con đường đi đến chỗ trực nhận cái tâm tuy muôn nghìn lối nẻo, song tựu trung lại chỉ có ...
-
Xin trích một đoạn Luật Hiệp Thiên Đài trong Ngọc Đế Chơn Truyền-1935: “Nói tóm tắt là, cơ bút để cầu ...
-
Ngũ Chi Đại Đạo là Minh Sư, Minh Đường, Minh Lý, Minh Thiện và Minh Tân. Minh Sư có nguồn ...
-
Quan niệm và biểu tượng về Thượng Đế trong Đạo Đức Kinh 1. Giới thiệu. Khi qua ải Hàm Cốc, Đức Lão ...
-
Có câu : "Vi nhơn nan đắc" , không phải dể được làm người. Thế nên kiếp người là quí. ...
-
Cách nay 19 năm, năm Bính Dần ( 1926) , Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế đã chính thức mở nền ...
-
Đức Ngọc Lịch Nguyệt thế danh là Lê Văn Lịch, sinh ngày mùng 1 tháng 9 năm Canh Dần (14-10-1890) ...
-
Atman & Brahman MichaelJordan • Bản Việt ngữ: Phan Quang Định Trần Ngọc Tâm s.t Hai khái niệm triết lý quyện vào nhau, ...
Lập Hạnh
Mùa Xuân trong thơ ca Cao Đài
II. TÂM XUÂN
III. TÌNH XUÂN
1. Tình Xuân là Tình Tạo Hóa
2. Tình Xuân là Tình người.
3. Tình Xuân là Tình nước non dân tộc.
Nói đến mùa Xuân, trước hết người ta nghĩ đến hoa cười chim hót, nắng ấm khí thanh, nói chung là cảnh đẹp.
Từ lâu đời, Xuân đã là nguồn cảm tác văn nghệ của con người, cho nên theo truyền thống dân tộc Việt Nam và truyền thống Cao Đài, nói đến Xuân còn phải nói đến thơ. Mừng đón Xuân phải có ngắm hoa, làm thơ, thưởng thức thơ.
Tục ngữ Việt Nam đã liệt kê một cái "toa" gồm các thứ tiêu biểu cho ngày Tết như :
" Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ,
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh".
trong đó câu đối là một dạng của thơ.
Còn đối với giáo lý Cao Đài, thơ cũng đã được coi là một phương tiện tốt để diễn tả lý Đạo, nhứt là trong những ngày Xuân.
"Xuân xuân đến muôn phần nô nức,
Xuân là chi vạn vật đón chờ;
Xuân về có rượu có thơ,
Có câu chúc tụng có giờ nghỉ ngơi.
Kìa hoa thảo thắm tươi khoe sắc,
Nọ cảnh đời nhiều mặt thanh tân;
Phú bần tiện quí cũng Xuân,
Chờ Xuân trút hết não nầng Thu Đông.
Có phải Xuân thần thông diệu dụng,
Đủ uy quyền linh ứng vạn sinh;
Có Xuân, có cảnh, có tình,
Có tâm, có đạo, trường sinh bảo tồn.
Xuân là của Đức Chí Tôn,
Thưởng Xuân vui với tâm hồn thiên nhiên" [1]
Vào những ngày cuối của năm này, chúng ta lại chuẩn bị đón Xuân, thưởng Xuân. Đạo muội xin được cùng quí vị tìm hiểu ý nghĩa mùa Xuân qua thơ ca Cao Đài để xem Xuân là chi mà vạn vật lại nô nức đón chờ và hy vọng trút đi hết những nỗi khó nhọc của mình. (Ở đây, chỉ khảo sát và trình bày vấn đề trong phạm vi Thánh Thi chớ không đề cập đến những bài thơ được làm lúc các tác giả còn hiện thế).
Các khía cạnh được bàn đến là: Lý Xuân; Tâm Xuân; Và Tình Xuân
I.- LÝ XUÂN :
Dưới trời Đông lạnh lẽo giá rét, cỏ cây trụi lá trơ cành, thú vật chim chóc đều rút vào hang ổ, người người đóng cửa vào nhà. Vạn vật im lìm như chết đi trong mùa Đông.
Nhưng rồi một ngày kia, một làn gió hây hây thổi đến, những tia nắng trong sáng và ấm áp đã về với muôn loài. Tất cả vùng trỗi dậy, bừng lên sức sống, hoa trái nở rộ, thú ra khỏi hang, chim bay khỏi ổ nhảy nhót, líu lo. Bộ mặt thế gian đã thay đổi hẳn.
Cảnh trăm hoa đua nở rực rở huy hoàng, vui tươi và sống động kia đã báo hiệu mùa Xuân đến rồi.
Đức Diêu Trì Kim Mẫu có phác một nét Xuân như sau :
"Vạn vật mong chờ một Chúa Xuân,
Đem về muôn vẻ đẹp màu Xuân;
Hồng lô tuyết điểm hoa treo ngọc,
Thượng uyển hương nồng hạc múa Xuân".
Và lời Đức Chí Tôn :
"Trải qua những tiết Đông Thiên,
Ngày Xuân sắp đến chân liền bước sang;
Những thôi trắng đỏ xanh vàng,
Điểm tô thêm nét trùng hoan cõi trần"
Chư vị Tiền Khai Đại Đạo gọi đó cũng là "Mùa Xuân Thiêng Liêng bất diệt" làm đẹp cuộc đời.
"Một mùa Xuân Thiêng liêng bất diệt,
Xuống cõi trần điểm xuyết non sông;
Cỏ hoa chuốc lục khoe hồng,
Người người góp mặt đẹp lòng cùng Xuân" [2]
Nhưng tại sao có cuộc đổi thay kỳ diệu ấy ?
Cái gì đã làm cho mùa Đông lạnh lẽo chết chóc trở thành mùa xuân ấm áp sinh động ?
Đó là Đạo – Đạo thể hiện qua luật biến dịch tuần hoàn của Trời đất, sự đắp đổi giữa âm và dương mà xưa kia Thánh nhân đã tìm ra và viết thành Kinh Dịch. Theo đó mỗi mùa tiết được tượng trưng bằng một quẻ đôi có 6 hào tức 6 gạch ngang. Gạch liền là dương ( ), gạch đứt là âm( ). Dương là Trời, là nóng; âm là đất, là lạnh. Luật tuần hoàn hết nóng đến lạnh, hết lạnh lại nóng. Mỗi tháng chuyển dịch một hào tức một gạch. Vào mùa Đông khi cực lạnh cả 6 hào của quẻ đều là âm. Lúc ấy, tiết Đông Chí, liền có một hào dương trở lại, có nghĩa là sự sống đã trở lại, mùa Xuân trở lại, nhưng còn tiềm ẩn. Đó là lúc vui mừng nhất của muôn loài. Khi dương mới trở lại hãy còn ít ỏi nên không gian còn lạnh, sức ấm chưa lộ ra ngoài. Tuy nhiên, đó là khí vô cùng quí báu (khí nguyên sơ), nó có sức bộc phát mạnh mẻ làm bừng lên sự sống và sức sống của muôn loài.
Dần dần, khí dương đầy đặn thêm và đến mùa Xuân được tượng trưng bằng 3 gạch liền. Âm dương đã đồng đều và trộn lẫn nhau ( ). Độ ấm của khí trời đã đủ tốt để cho chim chóc tung cánh bay ra, thú rừng rời chỗ ấm, hoa nở rộ trên ngàn. Mùa Xuân đã hiển hiện trên thế gian.
Lúc ấy ứng với quẻ Địa Thiên Thái và khí ấy gọi là khí tam dương hay Khí Thái Hòa. Đó cũng là Lý Trung Hòa của mùa Xuân.
Đức Đông Phương Chưởng Quản có dạy :
"Xuân thị Thiên Địa chi giao Thái,
Xuân dã vạn vật chi sanh cơ;
Biết thưởng xuân lòng phẳng lặng như tờ,
Vui Xuân với thiên nhiên nhiều thú lạ" [3]
Đức Chí Tôn tả một cảnh Xuân :
"Đông Quân điểm cành mai hé nhụy,
Viện Như Lai hoan hỷ nghinh Xuân;
Tam dương thoại khí vần vần,
Bá hoa đua nở, gót lân ra vào" [4]
Đức Giáo Tông nói về cảnh xuân và cái dụng của xuân với người sứ mạng:
"Ánh xuân quang trập trùng bủa khắp,
Hương xuân hòa vạn vật thắm tươi;
Hoa xuân vẫn nở nụ cười,
Thềm Xuân rộn rả bước người Thiên ân.
Xuân là để canh tân thế đạo,
Xuân là mầm sáng tạo tương lai;
Thâu, tàng, sanh, trưởng ngày ngày,
Phục nguyên đức cả an bày vạn sanh" [5]
Khí Dương của mùa Xuân đã là yếu tố để muôn loài tự phục sinh và đổi mới. Nói cách khác, đó là yếu tố thúc đẩy sự sinh sôi và tiến hóa.
Ở đây muốn nhấn mạnh điểm "muôn loài tự phục sinh". Có nghĩa là nếu chỉ có khí xuân thì không đủ tạo mùa xuân mà còn phải có yếu tố cơ bản hơn. Đó là mầm sống bất diệt nằm trong tự thể của mỗi loài mà Tạo Hóa đã ban cho. Ở cỏ cây là cái hạt, ở loài người là điểm tiểu linh quang hay linh hồn. Mầm sống ấy sẽ tiếp thu khí nguyên sơ mùa xuân mà sinh sôi phát triển, tiến hóa. Loài cỏ cây tiếp thụ một cách tự nhiên. Loài người, ngoài sự tiếp thụ bình thường tự nhiên, còn có thể tiếp thụ với ý thức cao để tiến hóa vượt bực, nhảy vượt cấp và tạo một mùa xuân trường cửu cho mình. Đạo của mùa Xuân cốt ở chỗ đó.
Mùa Xuân thế gian tuy là xuân của từng chu kỳ, không thường xuyên mà bị gián đoạn bởi Hạ Thu Đông, nhưng trong cái vô thường ấy vẫn có Xuân hằng thường trường tồn bất diệt :
- Vì lẽ Xuân đi rồi xuân lại đến, y như thế, rồi lại đi và đến … cứ thế mãi mãi, không ai ngăn cản xuân được.
- Vì lẽ hạt giống của sự sống vẫn còn được ẩn chứa trong lòng đất sau mỗi mùa xuân, chờ đủ yếu tố lại sinh sôi.
Đức Thái Thượng Đạo Tổ có dạy:
"Đã học Đạo, hành đạo, tất biết Đạo hằng có trong vạn vật. Vạn vật sinh tồn trong lý Đạo.
Những phương pháp, phương châm, bí quyết để con người được biết rõ chính mình và biết sống trong lý đạo để bảo trì nhân bản trên xã hội nhân loại này đều tóm vào một ý nghĩa của mùa xuân. Bởi mùa xuân là mùa lập lại qua cuộc sanh trưởng thâu tàng, biết hòa dịu để lưu hành trưởng dưỡng.
Người biết đạo mới biết vui xuân. Biết vui xuân là biết hòa mình cùng đại thể, cùng vạn vật.
Ôi ! trong cõi vô thường vẫn có cái hằng thường. Khi cành mai trổ nụ kết hoa ở cuối Đông để đón tiết xuân sang khoe khoang màu sắc, trong thời gian rất ngắn, cành hoa sẽ tàn tạ lìa cành, còn để lại cái bất diệt mai sau là xuân vĩnh cửu trong những hạt mai đang kết tụ thành hình trong tiết Tam dương. Thảo mộc vẫn còn có cái xuân bất diệt mà so bằng trong vạn vật, phương chi con người há lại không có mùa xuân bất diệt ấy sao ? Đạo vô thường là vậy, hằng thường cũng thế. Tất cả đều trong lẽ Đạo. Khi trọn biết là Đạo rồi, vô thường, hằng thường không còn có ý nghĩa nữa mà chỉ còn là cái bất biến vô sanh".
"Tình Tạo hóa ban đều vũ trụ,
Đức háo sanh bao phủ Càn Khôn;
Chuyển luân nhựt nguyệt, vong tồn,
Cỏ cây nhơn vật vô cùng hóa sanh.
Mùa Xuân ấy Trời dành vạn vật,
Mùa Xuân là tánh chất nước non;
Chuỗi đời trăm hạt xây tròn,
Xuân về xoa dịu hàn ôn chuỗi đời." [6]
Trong ý nghĩa vừa nói trên, năm xưa, đầu xuân Tân Hợi, Đức Ngô Đại Tiên đã đề một vần thơ tặng hoa mai cho người thế gian :
"Xuân Tân Hợi để lời khuyên nhủ,
Hỡi bạn trần tìm thú thưởng Xuân;
Đây cành mai tặng cố nhân,
Mùa Xuân bất diệt tinh thần thắm tươi." [7]
Tuy mùa Xuân mang yếu tố thuận lợi là thế nhưng nếu chỉ có Xuân thì Xuân cũng không thấy quí. Đức Đông Phương Lão Tổ giải rằng:
"Sở dĩ quí vì có Hạ, có Thu, có Đông, Hạ là diệu năng của Xuân, Xuân sanh thì hạ trưởng. Thu là tiềm lực của Xuân. Có sanh, có trưởng phải có thâu kết. Đông là đức tiềm phục của Xuân để tiếp tục phát sanh. Như vậy có mùa nào là không có xuân. Xuân là đức Nguyên; là gốc. Gốc hấp thụ nhựa sống của đất trời mà bủa sung cành lá để kết quả đơm hoa, cũng như không có con người nào mà không có Thượng Đế tính. Thế thì, người giác ngộ (…) muốn thưởng Xuân phải biết ý Xuân: Xuân là Đạo, là Tâm. Xuân cũng là luật tắc vận hành từ chỗ xuất sanh đến khi phản bổn." [8]
"Nguyên nhân sứ mạng hỡi ai ơi,
Phải giữ nguyên sanh của đất trời;
Biết sống Đạo hòa cùng nhân thế,
Gót Đại Thừa trổi khắp nơi nơi.
Nơi người đều có điểm linh quang,
Cũng một tình chung Đấng Ngọc Hoàng;
Tất cả quay về tâm chí thiện,
Thế gian sẽ biến cảnh Thiên đàng." [9]
"Xuân là Đạo, Đạo Trời ban phát,
Đạo là Xuân, xuân lạc thiên nhiên;
Vui Xuân vui với tâm điền,
Tiết thời hòa dịu, người yên, vật lành." [10]
Đức Chí Tôn dạy rằng :
"Đại Đạo là bến khởi nguyên của các con, cũng như Xuân là Đức Nguyên của vạn vật.
Kìa con ! Côn trùng thảo mộc đều thâu tàng ẩn nấp từ tiết Đông Thiên chờ đợi đủ Tam dương mà sanh sôi vùng dậy. Còn các con, Thầy đã ban cho mỗi đứa một "Mùa Xuân bất tận" tự khởi nguyên. Con hãy nhớ lại, tìm lại, để nuôi dưỡng tinh ba, thâu tàng tú khí, tích trữ cho đầy đủ, đến thời chánh khí hòa quang, con cũng sanh sôi vùng dậy, tạo cho mình cảnh niết bàn cực lạc, khỏi vào trong chu trình ngắn ngủi của trần gian. Từ khởi nguyên con ra đi vương một sứ mạng trong hai đoạn đường, một: đem Đại Đạo lập đời, hai trở về với Đại Đạo." [11]
Trong bài thơ thất ngôn bát cú sau đây, Đức Chí Tôn đã nhân lúc con cái của Ngài ở trần gian lo đón Xuân mà nhắc nhở lý huyền nhiệm của mùa Xuân, trong đó loài người có một nguồn cội thiêng liêng cao cả và một sứ mạng đối với tự thân cũng như đối với chúng sanh.
1. Xuân tạo vật điểm tô vạn vật,
Xuân thiên nhiên hòa phát hồn nhiên;
Xuân xuân xuân đến trước thềm,
Thưởng Xuân con hỡi lý huyền có hay.
2. Là một trong tam tài định vị,
Là muôn trong một lý nhứt nguyên;
Con ơi, phú bẩm do Thiên,
Máy linh Tạo Hóa ban truyền cho con.
3. Có vũ trụ, sông non đầy đủ,
Có hình hài riêng thú kiền khôn;
Có xuân bất diệt trường tồn,
Cho vào thế hạ chiêu hồn vạn sanh.
4. Một sứ mạng Thầy dành hai ngõ,
Một ra đi, một trở lại Thầy;
Dù cho Nam, Bắc, Đông Tây,
Cổ kim nhơn vật do Thầy định phân.
5. Con nhớ chăng thời Xuân thơ ấu,
Một thời xuân hòa tấu thiên nhiên;
Trăm năm chưa hẵn kiếp duyên,
Sống như Bành Tổ nào riêng ý Thầy.
6. Cứ mỗi độ trần này xuân đến,
Là chu kỳ định mệnh diệt sanh;
Hạ Thu Đông ấy Trời dành,
Cho loài nhỏ nhít hóa sanh kịp kỳ.
7. Riêng nhơn loại năng tri vốn sẵn,
Một mùa xuân tất thắng huy hoàng;
Sá chi Hạ trưởng Đông tàn,
Cung Trời ba sáu thanh nhàn thưởng Xuân.
8. Vì vật dục quả nhân bất cẩn,
Bởi xa người lạc dấu quày chơn;
Mưa Thu nắng hạ bao lâu,
Kim thân lại hóa phàm thân đọa đày." [12]
Vé thơ thứ nhất nói tóm tắt cái lý của mùa Xuân là làm sinh phát tánh hồn nhiên trong khí thái hòa và điểm tô vạn vật. Những điệp ngữ " Xuân", "vật","nhiên" trong hai câu thất đối nhau đã làm cho vẻ thơ thêm nhịp nhàng sinh động.
Vé thứ 2, 3, 4 nhắc rằng con người có một vị trí quan trọng trong trời đất, là một trong thế tam tài gồm thiên – địa – nhơn và bản thân con người là một tiểu vũ trụ, cũng có đủ trời đất sông núi, có cả mùa xuân bất diệt, giống y đại vũ trụ bên ngoài, thế nên con người cũng có trách nhiệm là tự độ và độ hồn vạn sanh.
Vé năm nhắc lại mùa xuân của đời người là thời thơ ấu. Đó là thời hồn nhiên nhất và nếu duy trì được tinh thần hồn nhiên ấy loài người sẽ sống được lâu dài. Vé 6, mùa xuân là mùa sanh hóa của muôn loài.
Vé 7, 8 loài người vốn sẵn có mùa xuân bất diệt mà từ lâu đã bị che lấp bởi dục vọng.
Vậy có thể nói mùa Xuân là biểu tượng cho sự ấm áp của Khí Thái hòa, cho tình thương của Thượng Đế và cho sự sống vĩnh cửu hằng hữu. Mùa Xuân giúp cho con người có đủ năng lực và tinh chất bảo vệ quyền hạn và địa vị con người trong trời đất.
II.- TÂM XUÂN
Thông thường, người trẻ mong mùa Xuân đến với nhiều hy vọng cho cuộc sống, người lớn tuổi lại sợ mùa Xuân về vì biết rằng mình gần đến giới hạn của cuộc đời.
Bao nhiêu lần cỏ cây thay đổi là bấy nhiêu lượt Xuân về gợi dịp cho người bồi hồi nhìn lại bản thân, nhìn lại đất nước :
"Tỉnh giấc mùa Xuân đến với thân,
Bấm tay đếm lại đã bao lần;
Rừng cây thảm cỏ chừ thay đổi,
Cũng một chủng loài, cũng sắc dân." [13]
Đức Chí Tôn đã cho biết rằng "mỗi độ Xuân về là mỗi lần các con bước qua một bước trên vạn nẽo luân hồi." [14]
Và Đức Diêu Trì Kim Mẫu khi nhìn qua cách đón Xuân của con cái trần gian, Ngài đã có những nhận xét như sau:
"Mẹ nhìn thấy mỗi con, con nào cũng vậy, hễ cứ Tết đón Xuân về là đầu tắt mặt tối lo đủ mọi cách để trang điểm cho mùa Xuân, đem hết sức mình để cung phụng cho ngày xuân, dù cho con không đủ phương tiện cũng gắng gượng lo tròn để được như thiên hạ. Chi vậy các con ?
Trong khi đó, các con đã quên mất ở mình một Trời xuân cao cả, bền còn trong thời gian và hằng hữu." [15]
Ngài lấy làm ái ngại và nhắc nhở rằng mùa xuân mãi mãi vẫn cứ thế đến và đi, mà đời người thì như xâu chuỗi, ngày qua ngày như chuỗi lần từng hạt, sẽ hết một xâu. Nếu chỉ lo thế sự mà không lo tu tỉnh thì nghiệp trần cả lành lẫn dữ sẽ làm cho con người gắn liền với sự luân hồi giống như sự luân hồi của xâu chuỗi, đến hết vòng này lại sang vòng khác, năm này sang năm khác, kiếp này sang kiếp khác, không thoát ra được chu kỳ thời gian. Thử nghĩ, thêm một tuổi đời ta đã làm gì được cho ta, cho người, hay lại là đánh mất đi một tuổi đạo.
"Nếu con mãi lo âu thế sự,
Mang nghiệp trần lành dữ đeo đai;
Xuân sang xuân vẫn còn hoài,
Chuỗi đời đếm hạt không tài vượt qua." [16]
Mùa Xuân thời tiết tuy ngắn ngủi nhưng cũng gợi cho người một ý niệm về khả năng sống bất diệt với "mùa Xuân bất diệt" bằng cách áp dụng lý xuân vào cuộc sống tâm linh để tạo được một tâm xuân thì sẽ vượt qua được giới hạn đã có, không uổng phí thời gian của cuộc đời đối với sự tiến hóa tâm linh.
Muốn thế phải biết tĩnh lặng nơi lòng "hòa mình cùng vạn vật để lắng tai nghe tiếng thì thầm của thời gian, tiếng vui của cây cỏ, tiếng rên siết áo não của oan hồn." [17]
Tĩnh lặng để nghe tiếng nói vô thinh, tiếng gọi thiêng liêng để gột rửa lòng trần, sửa sang tâm tánh đón mùa Xuân đạo đức vĩnh cửu:
"Xuân về ý Đạo cũng theo về,
Cảnh vắng, lòng thành, dứt muội mê;
Tiếng gọi thiêng liêng văng vẳng đó,
Gội nhuần ân phước cả muôn bề." [18]
Tỉnh lặng để thấy được cảnh đẹp của một đêm xuân với bầu trời trong sáng, điển linh của Thiêng Liêng rót xuống ngọn cơ cùng với ánh trăng, đóm sao như những chuỗi ngọc, những hạt châu rực rỡ trong trời đêm chảy xuống trần gian mang theo lời nhủ khuyên đạo lý :
"Huyền linh điển hàng hàng ngọc rót,
Giọng vô trần thánh thót châu rơi;
Thiên không bóng nguyệt rạng ngời,
Tinh quân lấp lánh khung trời Mạnh Xuân.
Kỳ đại xá Thiên ân trải khắp,
Ban pháp quyền tái lập Thượng nguơn;
Châu nhi phục thỉ tuần huờn,
Cơ mầu tiến hóa Thiên chơn phản hồi.
Người giác ngộ vun bồi tánh Đạo,
Bậc nguyên nhân hoài bão ý Thiên;
Vào đời một chữ nhẫn kiên,
Thực thi sứ mạng pháp quyền dựng xây." [19]
Tĩnh lặng để cảm thông được lòng của Đức Mẹ linh hồn lo âu khi thấy đàn con đang trôi theo dòng đời mà quên đi nguồn cội Thiêng Liêng của mình:
"Điểm điểm đông mai cành vịnh phú,
Hi hi xuân trúc phượng đề thơ;
Đêm Xuân tĩnh mịch như tờ,
Gió reo reo thổi sương mờ mờ bay.
Giáng cõi trần ai
Thấy cõi trần ai
Nguyên nhân đọa đày
Lòng Mẹ ai hoài.
Ban con đạo đức trì tài,
Giữ gìn chơn tánh an bày non sông;
Châu Thiên Khí vận đồng vũ trụ,
Tạo hóa cơ chuyển thú luân hồi.
Dòng đời thuyền trẻ ngược xuôi.
Sao chưa mạnh mái chèo lui bến đời.
Sương tuyết rơi rơi
Mẹ khóc cơ Trời
Mẹ khóc đạo đời
Năm qua ngày tháng qua rồi
Đạo còn chia rẻ thì đời diệt vong." [20]
Tĩnh lặng – theo lời Đức Chí Tôn "để ngửi lấy đạo vị nhiệm mầu tự lòng con khai phát." [21]
Ngài lại dạy thêm: "Yên lặng để thần giao cách cảm, để các con tìm thấy con trong Thầy và Thầy hằng ngự trị với đức hiếu sinh trong vạn vật. Yên lặng tức là quán triệt tất cả những cái gì mà trần gian không nói được, không sờ được, không nghe thấy được … Giờ giao điểm của tâm linh và vũ trụ cũng là giờ giao điểm của đức nguyên và vạn sinh … Yên lặng để điều ngự khỏi truân chuyên, yên lặng để chuyển phong ba trở thành bình địa." [22]
"Xuân phúc tải kiền nguyên chi đức,
Xuân thái hòa vạn vật chi cơ;
Xuân sang trước đã định giờ,
Xuân về cho trẻ phục sơ tánh lành.
Xuân cảnh thế đấu tranh hỗn loạn,
Xuân thiên nhiên soi sáng tâm điền;
Xuân tâm hòa nhịp thiên nhiên,
Xuân thiên nhiên với tâm điền không hai.
Xuân sắc điểm phân tài sứ mạng,
Xuân phong thừa ngọc bảng đề ghi;
Xuân về, xuân lại, xuân đi,
Thời gian vô tận, xuân thì vô chung.
Xuân khai thới trần hồng thưởng thức,
Xuân dịu hòa với đức hiếu sinh;
Xuân này con trẻ khai minh,
Hoàn thành sứ mạng tròn gìn đạo Xuân." [23]
Để hỗ trợ và bảo đảm cho phương pháp "tĩnh lặng" được thực hiện an toàn đến nơi đến chốn. Đức Đông Phương Lão Tổ đã chỉ giúp cho khách trần những đường quanh ngõ tắt của nẽo về tâm :
"Thuyền từ sắp vượt biển trầm luân,
Hỡi khách trần ai muốn dự phần;
Sáu cửa nhà quan nên gác giữ,
Bảy hầm lửa đỏ khá canh chừng.
Tám đường quan lộ mau chen bước,
Ba nẽo công thành kíp đặt chân;
Phí tổn khứ hồi, đây chẳng tính,
Giúp giùm lữ khách vạn trường xuân." [24]
Sáu cửa: lục căn = mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.
Bảy hầm: thất tình = mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, sợ.
Tám đường: bát chánh đạo = chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
Ba nẻo: tam công = công trình, công quả, công phu.
Nói theo cách ấy, kết quả là người khách trần sẽ đến được Bửu tòa nội tâm, hưởng được mùa xuân vĩnh cửu. Đây là lời thơ của Thiện Phước Đạo Nhơn :
"Xuân về hướng nội không thời,
Là xuân vĩnh cửu Đạo Trời trường lưu.
Xuân tâm chẳng chút phiền ưu,
Cùng vui xuân cảnh cùng cưu nổi sầu.
Âm dương Thiên Địa một bầu,
Lặng lòng mở trí nhiếp thâu điều hòa.
Kỳ trung lạc thiện mới là,
Cùng xuân xây đắp Bửu Tòa nơi tâm." [25]
Xuân tâm ấy tràn ngập nơi lòng, nồng thắm sắc hương, lai láng tuôn trào tình xuân rưới chan khắp chốn như lời phán của Đức Chí Tôn:
"Quản chi thành bại nơi trần,
Thăng trầm bỉ thới tao tân có hồi.
Xuân lòng con đượm sắc tươi,
Hoa lòng con nở tỏa ngời vị hương;
Tủa bay chan khắp tình thương,
Muôn loài vạn vật nơi trường thế gian." [26]
và Đức Diêu Trì Kim Mẫu cũng đã khuyến khích con cái trần gian của Ngãách ấy, kết quả là người khách trần sẽ đến được Bửu tòa nội tâm, hưởng được mùa xuân vĩnh cửu. Đây là lời thơ của Thiện Phước Đạo Nhơn :
"Xuân về hướng nội không thời,
Là xuân vĩnh cửu Đạo Trời trường lưu.
Xuân tâm chẳng chút phiền ưu,
Cùng vui xuân cảnh cùng cưu nổi sầu.
Âm dương Thiên Địa một bầu,
Lặng lòng mở trí nhiếp thâu điều hòa.
Kỳ trung lạc thiện mới là,
Cùng xuân xây đắp Bửu Tòa nơi tâm." [27]
Xuân tâm ấy tràn ngập nơi lòng, nồng thắm sắc hương, lai láng tuôn trào tình xuân rưới chan khắp chốn như lời phán của Đức Chí Tôn:
"Quản chi thành bại nơi trần,
Thăng trầm bỉ thới tao tân có hồi.
Xuân lòng con đượm sắc tươi,
Hoa lòng con nở tỏa ngời vị hương;
Tủa bay chan khắp tình thương,
Muôn loài vạn vật nơi trường thế gian." [28]
và Đức Diêu Trì Kim Mẫu cũng đã khuyến khích con cái trần gian của Ngãách ấy, kết quả là người khách trần sẽ đến được Bửu tòa nội tâm, hưởng được mùa xuân vĩnh cửu. Đây là lời thơ của Thiện Phước Đạo Nhơn :
"Xuân về hướng nội không thời,
Là xuân vĩnh cửu Đạo Trời trường lưu.
Xuân tâm chẳng chút phiền ưu,
Cùng vui xuân cảnh cùng cưu nổi sầu.
Âm dương Thiên Địa một bầu,
Lặng lòng mở trí nhiếp thâu điều hòa.
Kỳ trung lạc thiện mới là,
Cùng xuân xây đắp Bửu Tòa nơi tâm." [29]
Xuân tâm ấy tràn ngập nơi lòng, nồng thắm sắc hương, lai láng tuôn trào tình xuân rưới chan khắp chốn như lời phán của Đức Chí Tôn:
"Quản chi thành bại nơi trần,
Thăng trầm bỉ thới tao tân có hồi.
Xuân lòng con đượm sắc tươi,
Hoa lòng con nở tỏa ngời vị hương;
Tủa bay chan khắp tình thương,
Muôn loài vạn vật nơi trường thế gian." [30]
và Đức Diêu Trì Kim Mẫu cũng đã khuyến khích con cái trần gian của Ngãách ấy, kết quả là người khách trần sẽ đến được Bửu tòa nội tâm, hưởng được mùa xuân vĩnh cửu. Đây là lời thơ của Thiện Phước Đạo Nhơn :
"Xuân về hướng nội không thời,
Là xuân vĩnh cửu Đạo Trời trường lưu.
Xuân tâm chẳng chút phiền ưu,
Cùng vui xuân cảnh cùng cưu nổi sầu.
Âm dương Thiên Địa một bầu,
Lặng lòng mở trí nhiếp thâu điều hòa.
Kỳ trung lạc thiện mới là,
Cùng xuân xây đắp Bửu Tòa nơi tâm." [31]
Xuân tâm ấy tràn ngập nơi lòng, nồng thắm sắc hương, lai láng tuôn trào tình xuân rưới chan khắp chốn như lời phán của Đức Chí Tôn:
"Quản chi thành bại nơi trần,
Thăng trầm bỉ thới tao tân có hồi.
Xuân lòng con đượm sắc tươi,
Hoa lòng con nở tỏa ngời vị hương;
Tủa bay chan khắp tình thương,
Muôn loài vạn vật nơi trường thế gian." [32]
và Đức Diêu Trì Kim Mẫu cũng đã khuyến khích con cái trần gian của Ngãách ấy, kết quả là người khách trần sẽ đến được Bửu tòa nội tâm, hưởng được mùa xuân vĩnh cửu. Đây là lời thơ của Thiện Phước Đạo Nhơn :
"Xuân về hướng nội không thời,
Là xuân vĩnh cửu Đạo Trời trường lưu.
Xuân tâm chẳng chút phiền ưu,
Cùng vui xuân cảnh cùng cưu nổi sầu.
Âm dương Thiên Địa một bầu,
Lặng lòng mở trí nhiếp thâu điều hòa.
Kỳ trung lạc thiện mới là,
Cùng xuân xây đắp Bửu Tòa nơi tâm." [33]
Xuân tâm ấy tràn ngập nơi lòng, nồng thắm sắc hương, lai láng tuôn trào tình xuân rưới chan khắp chốn như lời phán của Đức Chí Tôn:
"Quản chi thành bại nơi trần,
Thăng trầm bỉ thới tao tân có hồi.
Xuân lòng con đượm sắc tươi,
Hoa lòng con nở tỏa ngời vị hương;
Tủa bay chan khắp tình thương,
Muôn loài vạn vật nơi trường thế gian." [34]
và Đức Diêu Trì Kim Mẫu cũng đã khuyến khích con cái trần gian của Ngãách ấy, kết quả là người khách trần sẽ đến được Bửu tòa nội tâm, hưởng được mùa xuân vĩnh cửu. Đây là lời thơ của Thiện Phước Đạo Nhơn :
"Xuân về hướng nội không thời,
Là xuân vĩnh cửu Đạo Trời trường lưu.
Xuân tâm chẳng chút phiền ưu,
Cùng vui xuân cảnh cùng cưu nổi sầu.
Âm dương Thiên Địa một bầu,
Lặng lòng mở trí nhiếp thâu điều hòa.
Kỳ trung lạc thiện mới là,
Cùng xuân xây đắp Bửu Tòa nơi tâm." [35]
Xuân tâm ấy tràn ngập nơi lòng, nồng thắm sắc hương, lai láng tuôn trào tình xuân rưới chan khắp chốn như lời phán của Đức Chí Tôn:
"Quản chi thành bại nơi trần,
Thăng trầm bỉ thới tao tân có hồi.
Xuân lòng con đượm sắc tươi,
Hoa lòng con nở tỏa ngời vị hương;
Tủa bay chan khắp tình thương,
Muôn loài vạn vật nơi trường thế gian." [36]
và Đức Diêu Trì Kim Mẫu cũng đã khuyến khích con cái trần gian của Ngãách ấy, kết quả là người khách trần sẽ đến được Bửu tòa nội tâm, hưởng được mùa xuân vĩnh cửu. Đây là lời thơ của Thiện Phước Đạo Nhơn :
"Xuân về hướng nội không thời,
Là xuân vĩnh cửu Đạo Trời trường lưu.
Xuân tâm chẳng chút phiền ưu,
Cùng vui xuân cảnh cùng cưu nổi sầu.
Âm dương Thiên Địa một bầu,
Lặng lòng mở trí nhiếp thâu điều hòa.
Kỳ trung lạc thiện mới là,
Cùng xuân xây đắp Bửu Tòa nơi tâm." [37]
Xuân tâm ấy tràn ngập nơi lòng, nồng thắm sắc hương, lai láng tuôn trào tình xuân rưới chan khắp chốn như lời phán của Đức Chí Tôn:
"Quản chi thành bại nơi trần,
Thăng trầm bỉ thới tao tân có hồi.
Xuân lòng con đượm sắc tươi,
Hoa lòng con nở tỏa ngời vị hương;
Tủa bay chan khắp tình thương,
Muôn loài vạn vật nơi trường thế gian." [38]