Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Sau khi quá mỏi mệt với cuộc sống, lại hoang mang với bao triết thuyết, giáo thuyết, chủ nghĩa... con ...
-
“Mình đã vào Đạo, đã hy sinh rượu ngon thịt béo để trai lạt, đã hy sinh giờ giấc thụ ...
-
Sứ mạng Chung Hòa là trách nhiệm quan trọng của Nữ Phái Tam Kỳ Phổ Độ để góp công quả ...
-
Bát Bửu Phật Đài, Ngọ thời Rằm tháng 7 năm Tân Sửu (25 8 1961)
-
"Thật sự thì tự ngàn xưa, bên cõi trời Đông, bên bờ sông Lạc Việt, bên lịch sử Tiên Rồng ...
-
Huyền Cơ /
Huyền cơ là gì? Có khác với thần cơ ra sao? Tuy cũng là Thần Tiên giáng dạy, mà phương pháp ...
-
Ảnh: Humanity :Artist's notes: "Even when there is no one else to see, God watches us. One aspect of Buddhist ...
-
TU CHỨNG /
Trong một khóa tu đặc biệt dành cho hàng Thiên ân nữ phái Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại ...
-
"Muốn sửa lòng, ngắm lòng Từ Phụ, Tu thân nhìn vũ-trụ là thân. Thái sơn, biển cả, vi trần, Tình thương chứa đựng ...
-
Cách đây hơn 80 năm một sự kiện hi hữu chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại đã xảy ...
-
Tóm tắt:Đạo Cao Đài là tôn giáo nội sinh ra đời tại vùng đất Nam Bộ vào năm 1926 với ...
-
Đại Đạo là con đường rộng lớn nhứt để đưa nhân loại đến đại đồng thế giới, không kỳ thị ...
NCGL
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 14/01/2010
Thực Thể Đạo Cứu Thế
Tôn giáo cổ kim trên hoàn cầu luôn luôn tự nhận vai trò bảo tồn nhân loại tức là cứu thế. Nhưng muốn làm được, làm đúng vai trò lịch sử của mình, tôn giáo phải vận chuyển, biến chuyển tương ứng với biến dịch của nhân sinh. Và hơn nữa, một khi biến dịch đó làm cho nhân sinh thoái hóa thì tôn giáo lại càng phải tiến hóa. Mà điều đáng nói là chính tôn giáo đã không thoát khỏi những tệ nạn phát sinh từ dục vọng, vô minh của con người tôn giáo trong cơn điên đảo của thời mạt pháp. Do đó, tôn giáo muốn cứu thế thực sự phải tiến vượt lên gấp bội:
- Nổ lực thứ nhứt là phải quay lại chơn truyền để có hiệu năng giác mê khải ngộ chúng sanh
- Nổ lực thứ hai là phải liên kết trong cơ cứu thế toàn cầu. Nhìn lại cuộc diện thế giới ngày nay, chúng ta hẳn thấy, một biện pháp, một kế hoạch nào nhằm cải thiện, hoàn thiện xã hội, dân tộc, nhân loại đều phải có tính toàn cầu mới khả dĩ có hiệu quả.
Tính toàn cầu đó chính là tính đại đồng trong cứu cánh "Thế Đạo Đại Đồng" của cơ tận độ kỳ ba. Những điều kiện ấy họp thành một đòi hỏi thiết yếu là lịch sử tôn giáo phải xây dựng được "thực thể đạo" mà hai chữ "cứu thế" gắn liền sau nó để " chính danh hóa" cái gọi là "thực thể" đó.Có quan niệm hình dung " thực thể" trên như một thể kết hợp từ những cá thể có chung một tiềm thể là "Quyền Pháp".
Bởi vì kết hợp mà không có Quyền Pháp như xây tường không hồ, tường ấy trước sau cũng đổ. Quyền Pháp ấy phải là cái gì sâu sắc, sinh động, bền vững mới ngăn ngừa được nguy cơ kết hợp nhất thời. Thế nên dù cho cái đồng thể ấy là một đoàn thể to lớn đến đâu, có tính toàn cầu đến đâu thì hiệu năng của nó cũng chỉ bằng một Hội Từ thiện Quốc tế chỉ có khả năng băng bó được các vết thương nhưng chưa làm sao mất hết lằn gươm mũi giáo gây ra các vết thương đó.
Vì vậy thực thể đạo phải có công năng phổ truyền, phổ hóa là chính yếu và khả năng phổ tế là một phần hệ quả. Có ý kiến cho rằng "thực thể đạo cứu thế" cần nhắm mục tiêu làm cho con người "đạt đạo" bên trong và "đạt đức" bên ngoài.Thực vậy, từ ngàn xưa đến ngàn sau, vấn đề của nhân loại rốt ráo cũng chỉ là vấn đề "đạo đức". Mà than ôi ! Đâu là đạo đức thật, đâu là đạo đức giả ? Con người sẽ lấy ánh sáng chói lọi của văn minh thế giới sửa đổi tâm hồn hay phải dùng cái sáng suốt của tâm hồn chuyển mình làm người văn minh thật sự. Phải biết rõ nguyên nhân cuộc đời. Nhưng làm sao để có cái biết nầy ? Chỉ có được khi giác ngộ. Nên "đạo cứu thế" phải nhắm mục tiêu giáo hóa chúng sanh là chính yếu. Cũng có định nghĩa "thực thể" là thực chất cốt yếu chứ không phải là những hiện tượng.
Vậy thực thể đạo là một nguồn năng lực do phối hợp thực chất cốt yếu của các tôn giáo chứ không phải là một đoàn thể tôn giáo duy nhất. Muốn thuần nhất hóa hình tướng đa dạng giữa thế giới ngày nay là một điều ảo tưởng và muốn bá chủ thống trị thế giới ngày nay cho dù là thế giới tôn giáo cũng là một ảo vọng nguy hiểm vô cùng. Vì vậy có quan điểm cho rằng thực thể đạo cứu thế là "triển vọng" (hoài bảo) của vạn giáo và thực thể đạo cứu thế là phối hợp công dụng nhiều mặt của các đạo cứu thế. Muốn vậy, mỗi tôn giáo phải tự khẳng định thực chất cứu thế của đạo mình trước đã. Trên tinh thần đó, tác năng " cứu thế" phải xuyên suốt chuyển hóa con người từ thể chất đến tâm hồn, làm cho con người thăng hoa thêm trên tính mạng để thực sự tiến hóa trọn vẹn qui trình vũ trụ.
Nhưng cũng cần xác định, "thực thể đạo cứu thế" hình thành giữa thế gian vẫn có trách nhiệm và sứ mạng đối với cuộc sống nhân gian, chấp nhận trần gian là một đoạn đường tiến hóa, không thể từ chối hay loại trừ nó bởi cái mặt trái xấu xí của nó. Do đó, cần khẳng định đường lối, phương châm cứu thế bằng hiệu quả "thực tiễn cứu cánh vạn khổ chúng sanh", không nhằm giải thoát tâm linh đơn thuần. Mà thực ra cái sống nhân sinh chưa an lạc thì làm gì có lẽ sống tâm linh giải thoát. Ngược lại, không chỉ cứu nạn nhất thời, bởi chính con người đang từng thời tự gây khổ nạn.
Có thể nói "thực tiễn cứu cánh vạn khổ chúng sanh" là đặc điểm phải có của sứ mạng của thực thể đạo cứu thế. Tôn giáo đã đến thời kỳ khẳng định vai trò cống hiến "chiếc bánh thật" làm no lòng người đang thiếu đói "đạo đức" chân thật. Chiếc "bánh vẽ" chỉ làm cho tâm hồn nhân thế đang u tối lại mê mờ thêm trong ảo vọng.Sự khẳng định đó làm cho người lãnh đạo và hướng đạo phải quay lại khắc kỷ phục lễ, hy sinh để tự làm sáng cái đức của mình trước thì chính mình là một thực thể đạo sinh động, đem đến cho mỗi nhân sanh một niềm tin, một cái biết để nắm được một lẽ sống gọi là khả năng "tư minh chánh đạo"
Vậy đối với cuộc diện phổ độ kỳ ba của toàn đạo, cần mau chóng vận hành Quyền pháp để Cao Đài thể nghiệm làm một "thực thể đạo" rồi chính Cao Đài là Quyền pháp làm biến dưỡng vạn giáo, tạo thành thực thể đạo.
Trước cơ đạo hiện thời, tôn giáo Cao Đài đang quay lại cơ phát triển để đi vào chu kỳ phổ độ kế tiếp, nên cần phải ý thức và giữ lấy Quyền Pháp Thương Đế đã ban trao. Có như thế mới lập lại cuộc tiến hóa chứ không khéo lâm vấp vào cuộc thoái hóa của mọi thực tại tôn giáo đã có và đang còn. Cao Đài không chỉ nhắm thâu nhận tín đồ mà rất mong đón nhận những hàng sứ mạng. Sứ mạng trọng đại là làm sao cho cơ đạo được " thống nhất tinh thần".Thống nhất tinh thần là thực hiện cơ Qui Nguyên , là tôn chỉ của Đạo.
Có qui nguyên được mới đáp ứng được điều mà nhân loại đang tìm kiếm, nhưng hiện nay nhân loại mới chỉ thấy cái tinh hoa của Nhị Kỳ mà chưa thấy cứu cánh của ĐĐTKPĐ như phát biểu của triết gia Max Muller đuợc trích đăng trên báo Giác Ngộ số 2-5-1966 (PL 2540). Max Muller ca ngợi Ấn Độ là bầu trời của minh triết về nhân sinh, và nền văn chương Ấn đã đem lại cho con người những giải pháp hoàn thiện hóa cuộc sống nội tâm. Ở cương vị tín đồ Cao Đài, chúng ta lại khẳng định rằng với sứ mạng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, bầu trời đó là Thánh địa Việt Nam và nền văn chương đó tức là nền văn hóa đạo đức Việt Nam./.