Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
18/09/2007
Anh Thư sưu tầm

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 20/02/2010

Kinh Đạo Nam

Đây là sách thơ, văn giáng bút của Vân Hương Đệ Nhất Thánh Mẫu (Liễu Hạnh) và các vị nữ thánh khác, ra đời khoảng năm 1923, trước đây được cụ Đào Duy Anh sưu tầm, gìn giữ và đã từng đề cập đến nó khá chi tiết trong tập hồi ký Nhớ nghĩ chiều hôm của cụ, nhưng thường mọi người chỉ nghe nói chứ ít ai biết được hình thù, nội dung nó ra sao. Nay nhờ có bản phiên âm của Nguyễn Thị Thanh Xuân, chúng ta mới được dịp biết rõ hơn Kinh Đạo Nam (và các kinh tương tự khác trong cùng một luồng) vốn là kết quả của phong trào thiện đàn do các nhà nho yêu nước tạo ra ở nhiều nơi trên đất Bắc (như Hà Nội, Nam Định, Phúc Yên...) và vùng Thanh Nghệ sau khi phong trào Duy Tân thất bại (1908) để tiếp tục tuyên truyền những tư tưởng ái quốc, cổ vũ tinh thần dân tộc tự cường và giáo dục đạo đức trong dân chúng. Đây là một hiện tượng lịch sử và văn hóa rất đáng được chú ý, và theo cụ Đào Duy Anh, quyển kinh là "Tác phẩm tập đại thành tất cả những tư tưởng của giới nho học tiến bộ trong phần tư đầu thế kỷ..., gồm rất nhiều thể thơ văn, thi phú... Có những câu rất hay, những bài có thể đặt vào loại văn rất hay được."

Sách được in một cách khá trân trọng, ngoài phần phiên âm, chú giải và lời dẫn của người phiên âm, đầu sách còn có in kèm bài "Tìm hiểu phong trào thiện đàn..." của Đào Duy Anh. Cuối sách có in bản chụp nguyên tác chữ Nôm rõ đẹp, cung cấp thêm một tài liệu gốc đáng quý để nghiên cứu chữ Nôm vào đầu thế kỷ XX.

Nhân sự ra đời của bản phiên âm Kinh Đạo Nam, nhiều người cho rằng nhà xuất bản Lao Động đã vừa làm được một việc "công đức" đầy ý nghĩa về phương diện văn hóa - học thuật, và việc làm của chị Nguyễn Thị Thanh Xuân cũng là một tấm gương nhắc nhở chú ý nhiều hơn đến một loại hình sách Hán Nôm đặc biệt mà nếu không chịu nghĩ đến lợi ích lâu dài về mặt văn hóa thì cũng ít ai chịu khó đầu tư công sức và tiền của để làm một việc làm nên coi thuộc loại cấp bách, bởi số người giỏi và có kinh nghiệm đọc chữ Nôm hiện đang ngày càng ít đi.
Anh Thư sưu tầm
Kinh Đạo Nam / Anh Thư sưu tầm

Phổ là rộng khắp cùng thế giới,
Thông là nguồn suối tới muôn phương,
Giáo là dạy nẻo chỉ đường,
Lý là lẽ thật chủ trương thới bình.

Đức Lý Giáo Tông, 20-5 Ất Tỵ, 19-6-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây