TỔNG LUẬN VỂ KHAI ĐẠO CAO ĐÀI / CƠ QUAN PTGL ĐẠI ĐẠO
    Bài Tổng luận trích quyển "TÌM HIỂU TÔN GIÁO CAO ĐÀI" do CQPTGL xuất bản năm 2009, tái bản 2013

    Đức Ngọc Lịch Nguyệt dạy chữ TÂM (trước 1975) / Ngọc Lịch Nguyệt
    NGỌC kinh mở cửa đợi chờ ai ? LỊCH lãm đường trần chớ trả vay; NGUYỆT rạng ven Trời, tinh đẩu rạng, Mừng chư đệ muội cách bao ngày.

    THIÊN QUAN TỨ PHƯỚC VÀ SỨ MẠNG THIÊN ÂN / Thiện Chí
    Hôm nay, tuy là buổi thuyết đạo ngày rằm như thông lệ, nhưng đặc biệt, Rằm tháng Giêng là Lễ Thên Quan Tứ Phước, và đặc biệt hơn nữa, đồng thời Kỷ niệm ngày khai mạc Văn Phòng CQPTGL năm xưa (1965). Nên trước hết, xin đọc lại Thánh huấn của Thầy: Thánh giáo: “NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ KIM VIẾT CAO ĐÀI GIÁO ĐẠO NAM PHƯƠNG - THẦY các con, Thầy mừng các con. Hỡi các con ! Thầy đã chọn ngày Thiên Quan Tứ Phước mở Văn Phòng để các con nhờ hồng ân của Thầy mà lập công với Đạo.

    Mùa Xuân trong thế nhân hòa / Thiện Quang
    “Xuân, xuân đến, muôn phần nô nức, Xuân là chi vạn vật đón chờ? Xuân về có rượu có thơ, Có câu chúc tụng, có giờ nghỉ ngơi…” (1) Cứ mỗi độ xuân về, nhân thế lại rộn ràng đón xuân. Chẳng mấy ai thắc mắc rằng xuân là gì mà mình phải đón. Dù giàu hay nghèo, nhà nào cũng đón, đón một cách tự nguyện, chân thành, thiết tha, nồng nhiệt. Thế nhưng, “xuân là chi vạn vật đón chờ?” Nếu hiểu được bản chất của xuân thì không chỉ đón xuân và thưởng xuân, chúng ta còn có thể tạo ra được một mùa xuân mà nhà nhà đều mong đợi: mùa xuân trong thế nhân hòa.

    Này Xuân, Xuân đến vì ai? / Ban Biên Tập
    Xuân rằng đến chẳng vì ai ! Xuân đến theo lẽ tự nhiên của đất trời. Chẳng vì có hoa mai, hoa đào nở. Bởi mai, đào trổ đẹp để chào Xuân! Người vật đón Xuân thật tưng bừng ! Có phải tình riêng hay ý chung? Thế là thiên nhiên luôn lập lại những chu kỳ để vạn vật tăng trưởng, tiến hóa. Từ Xuân vào Hạ sức sống cực thịnh thăng hoa, cảnh sắc huy hoàng. Sang Thu, nắng dịu, mưa phùn, khí lực tiềm tàng trong muôn loài như lắng đọng lại. Cho hay cơ tiến hóa không thể bạo hành, bất cập. Đó là lý bảo tồn, khỏi sa vào vòng tự diệt. “ Xuân là Đạo, là tâm. Xuân cũng là luật tắc vận hành từ chỗ xuất sanh đến khi phản bổn.”

    TƯƠNG TIẾN TỬU & TÂM TƯƠNG TỬU / Lý Thái Bạch
    Thấy chăng anh Nước Hoàng Hà từ trời tuôn xuống Chảy băng ra biển chẳng quay về. Lại chẳng thấy Lầu cao gương sáng thương đầu bạc Sớm tựa tơ xanh, chiều đã tuyết Đời khi đắc ý hãy nên vui Chớ để chén vàng trơ trước nguyệt.

    NHỮNG KHÍA CẠNH CỦA CUỘC ĐỜI NGÀI ĐỊNH PHÁP TỔNG LÝ MINH THIỆN NGUYỄN VĂN MIẾT / Tường Chơn
    Ngài Minh Thiện sinh tháng 8-1897 (năm Đinh Dậu) trong một gia đình đạo đức Nho giáo tại tỉnh Long An, làng Lợi Bình Nhơn. Thân phụ Ngài là ông Tôn Văn Thi, cũng là Minh Lý môn sanh , nhập môn ngày 02-9-1926, pháp danh Hiệp Nhứt. Thân mẫu Ngài là bà Lâm Thị Chợ BÀI ĐĂNG NHÂN NGÀY GIỔ CỦA NGÀI ĐỊNH PHÁP TỔNG LÝ MINH THIỆN 16 THÁNG 11 Â, LỊCH Ông thân Ngài là một Nho gia, tu theo phái Minh Sư, giữ công phá cách, siêng làm các việc phước thiện Ngài theo tân học cho đến khi ra làm việc với chánh phủ thời bấy giờ, được gọi là công chức chánh ngạch. Có thời gian Ngài ra làm việc tại Côn Đảo mấy năm. Ngài mục kích lắm chuyện đau thương, thấy nhiều người đau khổ đến độ muốn chết đi cho rãnh, mà chết đi cũng không được. Thấy rõ cuộc đời là bể khổ, sầu đau, nên từ đó Ngài đã hướng tâm chí mình về đường đạo đức.

    NGHĨ VỀ ĐẤNG CỨU CHUỘC / Thiện Chí
    Vào mùa Giáng sinh năm nay (2013), trong khi khắp nơi đang hướng về kỷ niệm ngày xuống thế của Đức Giê-Xu-Ki-Tô thì được tin Cựu Tổng thống Nelson Mandela của Nam Phi qua đời. Hai sự kiện trùng hợp khiến chúng ta không khỏi suy ngẫm về ảnh hưởng của những nhân vật lịch sử.

    DI SẢN CỦA THƯỢNG ĐẾ / Ban Biên Tập
    Đối với nhân loại, di sản là những gì do lịch sử tiến hóa của loài người để lại, có giá trị duy trì tinh hoa của loài người đồng thời thúc đẩy tiếp tục phát huy những giá trị ấy. Trong lịch sử nhân loại đã bao hàm lịch sử tôn giáo. Thật ra tôn giáo có nguồn gốc từ tín ngưỡng. Người ta thường cho rằng, tín ngưỡng là những niềm tin rất thô sơ, là mặc cảm tự ti giữa thiên nhiên hùng vĩ, là nỗi sợ hãi trước sức mạnh kinh khủng của nó. Suy cho cùng, niềm tin thô sơ ấy là một tâm thức bẩm sinh, có trước khi chào đời. Còn nỗi sợ hãi là cảm tính giữa ngoại cảnh. Cái trước mới là cái di sản vô hình trên đường tiến hóa của vạn vật, nghĩa là chỉ có con người mới có tín ngưỡng.

    ĐỒNG HÀNH CÙNG DÂN TỘC & HỘI NHẬP THẾ GIỚI / Thiện Chí
    Bước qua kỷ nguyên những năm 2000, toàn thế giới trở nên rất sôi nổi với những cuộc vận động HỘI NHẬP QUỐC TẾ và TOÀN CẦU HÓA trên nhiều phương diện. Với những tiến bộ gia tốc của thời đại, thế giới đã trở nên một mặt bằng chung của mọi quốc gia, trong đó những mối quan hệ phức tạp, cọ xát với nhau ngày càng mạnh mẽ, tốc hành, khiến cho không nước nào có thể đơn phương họat động quốc tế bằng kế họach chủ quan của mình. Do đó, học thuyết “hội nhập quốc tế” ra đời, nhằm thành lập các tổ chức tạo điều kiện cho các quốc gia thành viên đồng thuận với nhau trên nhiều lãnh vực để “làm ăn” có hiệu quả và đồng phát triển.

    GIÁ TRỊ DI SẢN ĐA DẠNG TÔN GIÁO QUA GÓC NHÌN TÔN CHỈ MỤC ĐÍCH ĐẠO CAO ĐÀI / Thiện Chí
    Đạo Cao Đài là một tôn giáo nội sinh tại Việt Nam, được khai sáng vào đầu thế kỷ XX gần như đồng thời với một số tôn giáo bản địa khác như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hòa Hảo. So với các tôn giáo có bề dầy lịch sử trên thế giới đã du nhập vào Việt Nam, thì đạo Cao Đài là một tôn giáo rất mới (chính thức khai đạo vào năm 1926). Tuy nhiên Cao Đài được tổ chức thành một Giáo Hội hoàn chỉnh nhất trong số các tôn giáo bản địa. Điểm đặc biệt hơn nữa là tuy ra đời sau mà có tôn chỉ thật cụ thể dứt khoát là thừa kế tinh hoa của các tôn giáo lớn trải qua lịch sử. Đó là tôn chỉ “Tam giáo quy nguyên, ngũ chi phục nhất”.

    Giá trị di sản của đa dạng tôn giáo ở Việt Nam / Thiện Chí
    Trước hết, chúng ta có thể mạnh dạn khẳng định thực tế “đa dạng tôn giáo ở Việt Nam”. Những công trình nghiên cứu bối cảnh tôn giáo lịch đại và đương tại ở cả ba Miền Nam Trung Bắc Việt Nam, và qua đề tài này cho phép chúng ta phát biểu như trên. _ Nhất là ở Nam Bộ, các nghiên cứu tôn giáo bản địa như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hòa Hảo, Phật giáo Tiểu thừa-Khờme, Thiên Chúa giáo, Tin Lành . . . và Cao Đài cho thấy rất rõ nét tính đa dạng tôn giáo ngay tại miền này .

    Học đạo để nên người thánh thiện,
    Tu hành cần rèn luyện thân tâm,
    Có thân, thân chớ đọa trầm,
    Có tâm, tâm chớ lạc lầm phàm phu.

    Đức Đông Phương Lão Tổ, CQPTGL, 04-6 tân Dậu

    Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


    Hãy gửi góp ý của bạn tại đây