Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Tóm tắt:Đạo Cao Đài là tôn giáo nội sinh ra đời tại vùng đất Nam Bộ vào năm 1926 với ...
-
Kỷ niệm tái thiết Vĩnh Nguyên Tự _______ Bài nói chuyện tại VĨNH NGUYÊN TỰ ngày 15-3 Đinh Hợi (01-5-2007) [Ảnh: Đạo Trưởng ...
-
Những nỗi niềm nhân sinh mang ý nghĩa tríết học xuất phát từ sự phản tỉnh của tâm thức khao ...
-
Trước Tết nguyên đán, mỗi độ đón chào Xuân mới chúng ta thường nhắc đến phong cách thưởng Xuân Cao ...
-
Thánh giáo có viết: ““Thượng Đế đến khai minh Đại Đạo đã là một hi hữu, mà vấn đề hoát ...
-
Qua tham khảo các đề tài nghiên cứu hay thuyết giảng giáo lý đạo Cao Đài, chúng ta có thể ...
-
Các núi linh thiêng của Trung Quốc được chia thành hai nhóm gắn liền chủ yếu với Lão giáo và ...
-
Khi nhập môn vào Cao Đài, ai ai cũng thuộc câu thánh giáo: Tu là sửa những gì đã trật, Hay Tu mà ...
-
“Đạo phụng sự đời” hay “Đạo cứu Đời” là vấn đề sanh tử của các tôn giáo. Tôn giáo có ...
-
TIỂU SỬ ĐẠO TRƯỞNG CHƠN TÂM – NGUYỄN TRIỆU KHA (1908 – 1995)
-
Đây là chuyện tôi nghe. Ngày nọ người ta kháo nhau quỷ sứ đang bán hàng đại hạ giá. Mọi ...
-
NHÂN MÙA PHẬT ĐẢN, GIỚI THIỆU BÁT BỬU PHẬT ĐÀI Bát Bửu Phật Đài tại Cầu Xáng, khu Lê Minh Xuân, ...
Sen Trắng
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 09/01/2010
Chuyện Huyền Diệu Ở Thánh Thất Thành Công
Đại Hội Nữ Chung Hòa năm nay hân hạnh đón tiếp đại diện Nữ Chung Hòa của 28 thánh sở về tham dự, có đoàn ở tận Cà Mau xa xôi. Có 18 phúc trình đạo sự Nữ Chung Hòa các nơi trong sáu tháng qua. Mỗi nơi một vẻ, nhưng có một nét chung là cùng nhau hành đạo, giúp nhau tu tiến, trau dồi giáo lý, làm từ thiện tùy theo khả năng của chị em. Mỗi nơi đều nói lên sự cố gắng và gặt hái được những kết quả đáng mừng.
Đại hội đặc biệt chú ý phúc trình của đạo tỷ Nguyễn Thị Kim Liêng, thuộc Nữ Chung Hòa thánh thất Thành Công (ấp Thành Nhì, xã Thành Công, thuộc huyện nghèo Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang). Xã Thành Công có năm ấp với 5.600 nhân khẩu mà Thành Nhì là ấp nghèo ở vùng sâu, được trợ cấp theo Nghị định 135 của Nhà nước. Thiên nhiên ở đây khắc nghiệt. Sáu tháng mưa có nước ngọt, người dân làm lúa được mỗi năm một mùa, chỉ mong sao có đủ lúa ăn cả năm. Sáu tháng nắng còn lại, nước mặn, đồng khô cỏ cháy, trồng trọt không được, có người xoay ra nuôi tôm. Nuôi tôm thì năm ăn năm thua, bỏ tiền và công sức mà có khi chẳng thu về được vốn.
Người dân ở Thành Công chân chất, cần cù, nhưng cuộc sống vật chất quá đỗi khó khăn. Đời sống tinh thần cũng khó vượt lên khỏi hoàn cảnh gian nan đó. Địa phương này không có nhà thờ Thiên Chúa Giáo. Chỉ có một ngôi chùa Phật nho nhỏ, rất ít Phật tử. Sống ở một nơi như vậy, mỗi khi gặp điều gì vướng mắc trong đời sống tinh thần hay tâm linh, người dân thường rất lúng túng.
Thánh thất Thành Công thuộc Hội Thánh Ban Chỉnh Đạo, trước đây cất bằng cây và lá dừa nước đơn sơ. Mới độ năm năm nay, bổn đạo kẻ góp công người góp của, lần lần xây được thánh thất khang trang hơn, đủ cho hơn một trăm đạo hữu có chỗ thờ cúng được khá hơn. Ngẫu nhiên những lúc thánh thất Thành Công gặp khó khăn, bỗng dưng có quới nhơn từ nơi khác ghé đến trợ giúp. Người dân gần xa quanh thánh thất tuy không có Đạo, thỉnh thoảng vẫn tới thắp hương, xem đây như một chỗ dựa tâm linh.
Cách đây không lâu, một hôm bà Nguyễn Thị Tốt (62 tuổi), người ấp Thành Nhất, cùng xã Thành Công, đến gặp ông Chánh Hội Trưởng thánh thất Thành Công tỏ bày việc nhà và nhờ giúp đỡ. Nguyên cha bà Tốt là Nguyễn Văn Thiên từ trần năm 2004, thọ 92 tuổi. Gần đây bà Tốt nằm mơ thấy cha về kêu cứu: "Tốt ơi! Cứu ba với. Chỉ có con là cứu được ba thôi. Ba khổ lắm con ơi!" Trong mơ bà Tốt nhìn thấy ông Thiên nằm lăn lộn dưới đất, bị một lũ quạ đen xúm lại xâu xé, mổ lủng lưng, moi hai mắt, mình mẩy bê bết máu. Bà vội chạy đến đỡ đầu cha, đàn quạ vụt bay lên mất dạng. Liên tiếp mấy đêm bà đều nằm mơ thấy vậy.
Bà Tốt không phải là tín đồ Cao Đài, nhưng biết ăn chay trường, có lòng tin tưởng Trời Phật. Vì thế bà tìm đến chùa Phật trong vùng xin cúng giải nạn cho cha nhưng không kết quả, vì ác mộng vẫn hiện về.
Sau đó, con gái bà Tốt là Loan sinh sống ở thành phố Hồ Chí Minh trở về quê kể với bà rằng đã hai lần chị nằm mơ thấy ông ngoại kêu cứu. Chị cũng thấy ông ngoại bị đàn quạ cấu xé, máu me dầm dề cả người. Bà Tốt bàng hoàng, sửng sốt vì giấc mơ của hai má con sao giống nhau đến thế!
Sau nhiều đêm ngày xót xa, trăn trở thương cảm hồn cha phải chịu khổ nạn, bà Tốt quyết định đến gặp ông Chánh Hội Trưởng thánh thất Thành Công tỏ bày sự việc, mong ông có cách cứu giúp.
Lần đầu tiên gặp một sự việc ly kỳ như vậy, ông Chánh Hội Trưởng suy nghĩ đắn đo mãi. Cuối cùng ông hướng dẫn bà Tốt làm một sớ cầu Đạo, xin nhập môn vô vi cho vong linh cha. Bà Tốt cũng cần làm lễ cầu siêu cho cha liên tục vào các ngày sóc vọng hàng tháng và thành tâm làm công quả một thời gian.
Bà Tốt làm y theo hướng dẫn như trên. Đến rằm tháng bảy Đinh Hợi, bà đã cầu siêu cho cha được năm lần. Mỗi lần bà Tốt góp công quả 100.000 đồng và hồi hướng cho cha. Riêng ngày rằm tháng bảy Đinh Hợi, bà công quả 500.000 đồng để nấu cơm cúng cầu siêu cho bá tánh ở thánh thất, và thêm 500.000 đồng để giúp những người nghèo khổ.
Sau đó, vào hai đêm 17, 18 tháng 7 Đinh Hợi, bà Tốt nằm mộng thấy cha về, mặc áo dài trắng, đội khăn đóng đen. Ông vui vẻ đi trong một đoàn người cũng mặc áo dài trắng và đội khăn đóng đen. Có người còn búi tóc nữa. Cha bà nói: " Ba vô đạo Cao Đài rồi. Con đừng lo cho ba nữa. Bây giờ ba khỏe lắm, không ai bắt bớ, giam cầm ba nữa đâu."
Cùng thời gian này, chị Loan ở trên thành phố Hồ Chí Minh cũng nằm mơ thấy y như vậy. Chị kể với bà Tốt: "Con thấy ông ngoại vui lắm. Không khóc lóc cầu cứu như những lần trước. Ông ngoại mặc áo dài trắng, đội khăn đóng đen, đi chung với bạn đạo nữa."
Gia đình bà Tốt mừng khôn xiết, lập tức đến báo tin cho ông Chánh Hội Trưởng và bổn đạo trong họ Đạo chia sẻ điều kỳ diệu này. Tin vui lan nhanh, kết quả là trong những ngày còn lại của mùa vu lan Đinh Hợi, nhiều gia đình đã đến thánh thất Thành Công xin làm lễ cầu siêu cho cửu huyền thất tổ.
Tháng Tám Đinh Hợi