ĐẠI BI CHÚ / Phatviet.com
    Ý NGHĨA THẦN CHÚ ĐẠI BI Thời Phật còn tại thế, ở núi Bồ đà lặc ca, tại đạo tràng Bảo trang ghiêm cùng hàng tam thừa bát bộ và chư thần vân tập đông đủ, ngài Quán thế âm bí mật phóng hào quang soi khắp mười phương quốc độ, Ngài chấp tay bạch rằng: " Bạch Đức Thế Tôn, con có thần chú bí mật muốn nói cho mọi người biết để trì tụng cho thân tâm được an lạc, không tật bệnh, sống lâu nhiều phước lộc. Thần chú này có công năng dứt trừ các tội ác và cầu mong gì thì như ý muốn." Đức Phật chấp nhận cho ngài Quán thế âm được trình bày thần chú của mình. Ngài bạch Phật rằng: "Thời quá khứ trải qua vô lượng ức kiếp có đức Phật xuất thế, hiệu Thiện Quang vương Tịnh trú Như lai, vì con mà nói thần chú Đại bi. Thuở ấy, con đang ở quả vị sơ địa mà một lần nghe thần chú Đại bi, con liền đạt đến quả vị thứ tám. Con phát đại nguyện: "Nếu thần chú này làm cho chúng sanh đời sau có sự ích lợi to lớn thì phải khiến thân con có ngàn cánh tay và ngàn con mắt". Nguyện như vậy rồi, quả thật thân con có ngàn cánh tay và ngàn con mắt, tha thứ vang động. Các đức Phật phóng hào quang chiếu nơi thân con. Hào quang cùng chiếu vô biên thế giới.

    TÂM KINH BÁT NHÃ / HT.Thích Trí Thủ
    TÂM KINH BÁT NHÃ Quán-tự-tại Bồ-tát, hành thâm Bát-nhã Ba-la mật-đa thời chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. Xá-Lợi-Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị. Xá-Lợi-Tử! Thị chư Pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố không trung, vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý-thức-giới, vô vô-minh diệc, vô vô-minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc.

    QUỐC SƯ VẠN HẠNH / TT. Thích Quảng Tùng
    Quốc sư Vạn Hạnh và PG thời Lý đóng góp vào sự nghiệp hộ quốc an dân TT. Thích Quảng Tùng Phật giáo truyền vào Việt Nam theo các thuyền buôn từ Ấn Độ đến bằng gió mùa Tây Nam và về bằng gió mùa Đông Bắc. Theo sử sách ghi chép thì Trung tâm Phật giáo Việt Nam có từ đầu Công Nguyên tại Luy Lâu, Bắc Ninh. Với tinh thần khế lý, khế cơ và tùy duyên bất biến Phật giáo đã hội nhập vào văn hóa bản địa về thờ cúng tổ tiên của người Việt để thành Phật giáo Việt Nam, nổi bật là tín ngưỡng Tứ Pháp. Trong bối cảnh gần 1000 năm Bắc thuộc, Phật giáo Việt Nam sống trong lòng dân tộc, hòa mình cùng dân tộc. Nên khi đất nước bị nô dịch hà khắc thì Phật giáo cũng bị suy vong. Và cũng từ đó mà hun đúc nên các Thiền Sư vừa uyên thâm về nội điển vừa mang tư tưởng đấu tranh giành độc lập cho dân tộc như Thiền Sư Định Không, Cảm Thành và La Quý v.v… Vào cuối thế kỷ thứ bảy, các Ngài đã dùng sấm vĩ để xác định tương lai của Đất nước và Phật giáo. Để vận động Phật tử, tín đồ và nhân dân đoàn kết lại cùng các trí thức đương thời phù Vua Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành đánh tan quân đô hộ phương Bắc, giành độc lập cho Đất nước, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc và đạo pháp vào cuối thế kỷ thứ 10.

    Ngài Lý Thái Bạch đời Đường và Đức Lý Giáo Tông Thời Tam Kỳ Phổ Độ / Kim Dung
    Bài viết này giới thiệu về tiền thân của đức Lý sống vào thời nhà Đường, Trung Hoa và đức Lý với vai trò Giáo Tông Vô Vi của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

    Đôi Điều Mới Nhập Tâm Từ Lời Dạy của Đức Giáo Tông về Công Phu / Huệ Ý
    Thông thường chúng ta hiểu đơn giản là Đức Đông Phương Lão Tổ dạy tịnh luyện và Đức Giáo Tông Vô Vi đảm trách phần hành sự, tuy nhiên nhiều lần Đức Giáo Tông nhắc nhở về tầm quan trọng của công phu.

    Từ Nhà Thơ Lý Bạch đến Đức Lý Đại Tiên Trưởng Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ / Thiên Vương Tinh
    Các nhà viết sử đều tỏ thái độ rất trân trọng đối với nhà thơ Lý Bạch (701-762) về mặt tư tưởng phóng khoáng thanh cao và tài năng thi phú. Nhưng chẳng phải với bấy nhiêu vốn đáng trân trọng đó mà chơn linh nhà thơ Lý Bạch, sau khi về cõi trên, được Đức Chí Tôn giao phó trọng trách Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ...

    Đức Lý Giáo Tông Thái Bạch Kim Tinh Với Việc Công Phu Tu Luyện / Chí Tín
    Theo Pháp Chánh Truyền của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ do chính Đức Chí Tôn Thượng Đế ban truyền, thì Đức Giáo Tông chưởng quản Cửu Trùng Đài, cầm quyền từ hàng chức sắc của Hội Thánh đến toàn thể tín đồ Cao Đài tức là Cửu phẩm. Thầy đã dạy như sau: “Giáo Tông nghĩa là Anh Cả các con, có quyền thay mặt Thầy mà dìu dắt các con trên đường đạo và đường đời. Nó có quyền về phần xác chớ không có quyền về phần hồn. Nó được phép thông công cùng Tam thập lục thiên và Thất thập nhị địa, đặng cầu nguyện cho các con nghe à! Chư môn đệ tuân mạng!”(Pháp Chánh Truyền Cửu Trùng Đài)

    Tưởng Niệm Công Đức Đức Giáo Tông Trong Tam kỳ Phổ Độ / Thiện Chí sưu tầm
    Lời dạy của đức Chí Tôn về sứ mạng của Giáo Tông Đại Đạo

    Ôn Học Lời Dạy Của Đức Lý Giáo Tông / NGHÊ DŨ LAN trích lục và chú thích
    Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 15-01 Giáp Dần (06-02-1974)

    THÁNH GIÁO ĐỨC GIÁO TÔNG NĂM BÍNH DẦN / Đức Lý Giáo Tông
    Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 11-8 Bính Dần (14-9-1986)

    THÁNH GIÁO ĐỨC GIÁO TÔNG NĂM QUÝ SỬU / Đức Lý Giáo Tông
    Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 04-3 Quí Sửu (06-4-1973)

    Tìm hiểu đôi nét về Lịch sử văn hóa thời đại Hùng Vương / Xuân Mai biên soạn
    Trước khi những bộ sách về lịch sử của dân tộc được biên soạn thì trong dân gian đã lưu truyền những huyền thoại, những truyền thuyết về thuở khai thiên lập địa; thuở dựng nước thời Hùng Vương. Đó là những truyền thuyết, những câu chuyện về họ Hồng Bàng và sự tích con Rồng cháu Tiên, chuyện về bọc trăm trứng, chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh, chuyện bánh chưng, bánh dày, chuyện trầu cau, dưa hấu, truyện Thánh Gióng… Tập hợp những truyền thuyết đó có thể được xem như một bộ sử dân gian vừa đượm màu sắc huyền thoại, vừa chứa đựng những cốt lõi lịch sử trong ký ức hồi cố và truyền khẩu qua nhiều thế hệ.

    Người giác ngộ vun bồi tánh đạo,
    Bậc nguyên căn hoài bão ý Thiên,
    Vào đời một chí nhẫn kiên,
    Thực thi sứ mạng pháp quyền dựng xây.

    Đức Giáo Tông Đại Đạo, CQPTGL, Rằm tháng Giêng Tân Dậu

    Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


    Hãy gửi góp ý của bạn tại đây