Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Samedi 18 Septembre 1926 13 tháng 8 năm Bính Dần Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát Giáo Ðạo Nam Phương Các con, ...
-
Tâm sự của mùa Xuân Thời gian là dòng sông vĩnh cửu, nhưng nếu không có bốn mùa thì lấy ...
-
Vị tiếng Chơn Nhơn thỉnh xuống trần, Đem lời Thánh huấn độ lê dân, Tu hành sớm bỏ điều gian ác, Học Đạo ...
-
Minh Lý Đạo Khai (Bài phát biểu cảm tưởng trong buổi lễ Minh Lý Đạo Khai tại Tam Tông Miếu) Ngày 26 ...
-
Tư tưởng Đạo gia ● Lê Anh Minh dịch 18. CHUNG THỦY 終 始 – HỮU VÔ 有 無 424. Thiên ...
-
Quẻ Địa Thiên Thái gồm nội quái là Kiền và ngọai quái là Khôn, 2 quẻ đầu trong 64 quẻ ...
-
Đạo lý chính là sự bình đẳng giữa người và người, giữa dân tộc nầy với dân tộc khác. Nên ...
-
Chùa Dâu /
Chùa nằm ở trung tâm của khu di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu và phong phú bậc nhất ...
-
Đạo Cao Đài ra đời ở Nam Bộ vào đầu thế kỷ XX, đến nay là một trong những tôn ...
-
_ Nhân viên Cơ Quan: không chỉ là những tín hữu thường> những người của bộ máy hành sự đắc ...
-
Huờn Cung Đàn ,Tý thời 14 rạng Rằm tháng 7 năm Tân Sửu (24.08.61) ( Vía Trung Nguơn ) U hiển huyền ...
-
Quan điểm MỖI NGƯỜI CHÚNG TA ĐÓNG GÓP ĐƯỢC GÌ CHO NHÂN LOẠI? Một nhà tư vấn chính sách , Simon Anholt, ...
Ban Cai Quản Thánh tịnh Chiếu Minh Ẩn Giáo
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 15/07/2010
Tiểu sử Thánh Tịnh Chiếu Minh Ẩn Giáo
Cách nay 19 năm, năm Bính Dần ( 1926) , Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế đã chính thức mở nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tại miền Nam Việt Nam có danh hiệu là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, tên thường gọi là Đạo Cao Đài với tôn chỉ “Tam Giáo Qui Nguyên Ngũ Chỉ Phục Nhứt” để tận độ vạn linh sanh chúng trong thời hạ ngươn mạt kiếp này.
Như làn gió mới. Đại Đạo Cao Đài mau chóng thích nghi với nền đạo lý, văn hoá dân tộc Việt Nam nên mau chóng được truyền bá rộng khắp các tỉnh Nam Kỳ và ra đến mợt số tỉnh ở Trung Kỳ. Từ ấy nhiều Thánh sở đã được xây dựng lên, có rất nhiều người nhập môn vào Đạo.
1.1 Thành lập Chiến Minh Đàn và Chư vị tiền bối.
Vào năm 1930, tại miền quê hẻo lánh thuộc xã Cả Võ Hồng Sa và bà Trần Thị Thanh. Ông Võ Hồng Sa có mẹ là cụ bà Nguyễn Thị Tỵ sanh năm 1847. Cụ vốn là một phật tử, trường chay tu hành đến suốt cuộc đời và liễu đạo năm 1916.
Sau khi liễu đạo, tuy chưa có ngôi vị nhưng được Tam Giáo Toà cho về cơ độ ông Võ Hồng Sa và bà Trần Thị Thanh để lập công bồi đức. Bà Trần Thị Thanh bấy giờ cũng là tín đồ Cao Đài, thọ pháp Chiếu Minh năm Canh Ngọ (1930) mà người truyền pháp là ông phán Hồ Vinh Quy tự là Lý Trọng Quý, một trong 12 vị tông đồ đầu tiên của Đức Cao Đài Tiên Ông, đồng thời bà cũng độ ông Cả theo đạo.
Nhờ sự tu hành tốt lúc sanh tiền và công đức độ dẫn gia đình một cụ bà Nguyễn Thị Tỵ khi mất được truy phong là Thiện Phước Thần Nữ.
Trong đàn sắc phong có mấy câu thơ sau:
“Xưa ở thế trường chay tu luyện,
Mãn kiếp trần họ Nguyễn về ngôi
Sắc phong Thiện Phước một nơi.
Chiếu Minh trở lại độ đời lo tu.
Vì họ Võ công phu còn thiếu,
Cả thế gian chưa hiểu thiện tâm
Mong nhờ đạo đức sưu tầm
Ngàn năm còn nhớ tri âm hậu tình
Giúp họ Võ tưởng tin biết đạo
Giúp thế trần thiện bảo kỳ thân
Truy phong Thiện Phước Nữ Thần
Do sự khẩn cầu của Thiện Phước Thần Nữ với Đức Lý Giáo Tông. Nghe theo lời Mẹ, ông bà Cả đã lập nên nhà Đàn tại tư gia năm 1930, lấy tên là Đàn Chiếu Minh” còn gọi là Đàn Ông Cả Sa hay Đàn Ba Xe, để mỗi tháng hai lần vào ngày mùng 8 và 23 ÂL. Ơn Trên các Đấng về Đàn phổ độ cho bổn đạo và con cháu tu hành. Mọi chi phí cúng kính, cơm nước, các thứ trong ngày Đàn đều do ông bà đài thọ chớ không nhận hành hương của ai hết. Chẳng vậy ông bà còn giúp đỡ, tạo điều kiện cho những ai muốn nhập môn vào Đạo.
Ông Võ Hồng Sa (1988 – 1946)sinh trong gia đình khá giả có ruộng đất, làm chức Hương Cả, có đời vợ trước là bà Nguyễn Thị Hinh, sanh được 6 người con Võ Thị Sô, Võ Thị Thêu, Võ Thị Phụng, Võ Hồng Hoàn, Võ Thị Bảy, Võ Văn Lục. Sau bà mất sớm, ông đã chấp nối với Bà Trần Thị Thanh, có thêm 4 người con là Võ Thị Thiệp (Th. Danh Huỳnh Mai), Võ Nghĩa Hạo (Th. Danh Đạt Chơn), Võ Thị Nhữ, Võ Duy Thuần, bà Trần Thị Thanh trước đó cũng có lập gia đình một lần, bà có một người con riêng, sau được ông Cả nhận làm con và mang họ Võ là Ông Võ Văn Đến.
Ông Võ Hồng Sa nhập môn vào độ Cao Đài năm 1930, sau 16 năm tu hành phổ độ nhơn sanh, ông liễu đạo ngày mùng 5 tháng 5, Bính Tuất (1946).
Năm 1953, ông đắc vị Thái Thanh Đồng, về đàn cơ cho bài thi:
“ Võ văn tuy chưa đặng song toàn
Hồng phúc nhờ tu cũng rảnh rang
Sa thảy bất công tầm chánh lý
Tiên ban n thưởng được thanh nhan
Vị lai khuyên khá nên lần bước
Thái quá thành ra cái vội vàng
Thanh, lão, phu, trung, nam, nữ bé
Đồng tâm lo lập Chiếu Minh Đàn”
Vào năm sau, năm Giáp Ngọ (1954) ngày Rằm tháng 8, ông về đàn báo tin được ban Tiên vị Hờng Đức Chơn Tiên và có bài thi như sau:
“Hồng phước Trời ban kẻ thật tình
Đức dày hiện tại buổi đời chinh
Chơn tâm định tỉnh khi trời loạn
Tiên Phật hộ cho khỏi bất bình”
Bà Trần Thị Thanh (1882 – 1952), tu đại thừa phái Chiếu Minh năm 1930. Bà liễu đạo ngày 23 tháng 6 Nhâm Thìn (1952), thọ 71 tuổi. Vừa xong tuần cửu thứ nhất ( mùng 1 tháng 7, Nhâm Thìn) đã được ân ban làm đồng tử cho Đức Mẹ và được Phật Tổ Như Lai cho phép về đàn lần đầu tại Chiếu Minh.
Hơn hai tháng sau, ngày 14 tháng 9, Nhâm Thìn, bà về đàn báo tin được Tòa Tam Giáo sắc phong là “Ngọc Nữ Tiên Nương” theo hầu Đức Mẹ, và có bài thi sau:
“Trần thế còn vương mẫu tử thâm,
Thị phi đã vứt sạch nơi tâm
Thanh hồn về ẩn nơi cung điện,
Ngọc Nữ Tiên Nương quả vị tầm.”
Và Ngài ban thêm bài phú sau:
“ Biết tu hành nương níu Đạo hành,
Lập nhà Đàn lớn nhỏ anh em
Để tu niệm bạn lành hội hiệp,
Lúc dưa muối cùng chung nhau lo tiếp
Nên hôm nay gặp dịp Thầy ban
Làm Ngọc Nữ Mẫu Hoàng báo hiệu.”
Bà còn dạy bảo con cháu: “Con lớn nhỏ, đứa nào cũng vậy ráng noi gương của cậu mợ mà ở đời thì cậu mợ mới yên lòng”.
Trong thời kỳ này, tại Đàn Chiếu Minh, được các Đấng thiêng liêng thường xuyên về đàn ban ơn và độ dẫn cho nhân sanh vào đường tu hành học đạo. Đặc biệt các vị còn ưu ái ban ơn cho những toa thuốc trị bệnh, cùng các bài kinh, bài kệ tụng để tránh tai nạn, đao binh chiến họa.
Như Đức Nguơn Thủy Thiên Tôn ban ơn cho những vị tu hành trường chay bài kệ niệm chuỗi và bài kinh hộ mạng.
Đức Trần Đoàn Lão Tổ thì ban ơn kinh hộ mạng khác cho những vị tu hạ thừa còn ăn thập trai, lục trai.
Đức Mẹ Diệu Trì Kim Mẫu cũng ban bài kinh hộ mạng cho bn nữ phái.
Đức Quan Âm Như Lai về đàn cũng ban cho bổn đạo bài kinh Cứu Khổ.
Bấy giờ đất nước ta đang trong thời kỳ loạn lạc. Bên ngoài cuộc chiến thế giới lần hai bùng nổ, Lôi kéo các nước tham chiến.
Năm 1940 Pháp thua trận bị Đức chiếm đóng, còn Nhật thuộc phe “Đức – Ý – Nhật” cũng tiến vào Đông Dương giành lấy chính quyền từ Pháp, nhưng vẫn giữ bộ máy cai trị của Pháp. Từ đó nhân dân ta phải chịu “2 tầng xiềng xích”.
Năm 1945: Chính sách vơ vét lúa gạo làm nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy đèn của Nhật khiến cho nhân dân nghèo gặp cảnh khốn cùng. Nạn đói xuất hiện toàn diện rộng. Miền Bắc hơn 2 triệu người chết đói.
Trong nước, từ lâu Pháp cũng rất lo sợ trước sự phát triển và ảnh hưởng sâu rộng của Đạo Cao Đài trong tầng lớp nhân dân. Tháng 11 năm 1940, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ nổi ra, thực dân Pháp nghi ngờ phái Cao Đài Minh Chơn Đạo của cụ Cao Triều Phát và mợt số chi phái khác tham gia ủng hộ khởi nghĩa nên đã thẳng tay đàn áp. Thánh th́t Cao Đài Cao Lãnh và Hòa Tú (Sóc Trăng) bị Pháp đốt phá, san bằng. Hàng loạt Thánh Thất bị đóng cửa. Chức sắc, tin đồ bị vây bắt giam cầm.
Đến tháng 5 năm 1945 , phe phát xít đầu hàng qun đồng minh. Theo chân qun Anh – An vào giải giáp qun đội Nhật, Pháp trở lại Đông Dương chiếm nước ta một lần nữa.
Ngày 23 tháng 9 năm 1945, Nam bộ bắt đầu kháng chiến, Pháp đánh Sài Gòn, rồi mở rộng các tỉnh Nam bộ.
Đầu năm 1946 hàng ngàn tín đồ Cao Đài miền Tây tựu trung về Tòa Thánh Ngọc Minh Minh Chơn Đạo ở Giồng Buốm (Bạc Liệu ) lập căn cứ kháng chiến. Dưới sự chỉ huy của cụ Cao Triều Phát họ đã chiến đấu dũng cảm. Dù bị Pháp tấn công phá hủy căn cứ, san bằng Tòa Thánh nhưng người tín đồ Cao Đài không hổ thẹn với Đạo với non sông đất nước.
Trong bối cảnh chiến tranh lửa đạn. Chiếu Minh đàn không tránh khỏi suy sụp. Bổn đạo người tạm cư lánh nạn, người tham gia kháng chiến như các ông Võ Nghĩa Hạo, Võ Văn Đến, bà Trần Ngọc Lợi. Kinh sách, thánh ngôn, thánh giáo được chôn dấu hoặc gởi nhiều nơi cất giữ. Do vậy bị thất lạc rất nhiều sau này sưu tầm lại chỉ được một phần.
1.2. Tái Thiết lần Đầu Thánh Thất Chiếu Minh Ẩn Giáo.
Như vậy Chiếu Minh Đàn được tạo lập từ năm 1930, ban đầu chỉ là Đàn cầu Tiên học Đạo. “Đến năm 1945, bị sụp đổ 1 lần do chiến tranh. Vật chất bị hủy hoại nhưng lòng Đạo không hoại.” Nên năm 1953, ông cả sau khi liễu đạo, đắc vị Thái Thanh Đồng có về đàn dạy bảo con cháu cùng bổn đạo phải xây dựng lại Chiếu Minh Ẩn Giáo từ gốc Chiếu Minh Đàn để có nơi cho bà con lui tới cúng kính, chiêm ngưỡng Đức Chi Tôn và tu học hành đạo, bồi công lập đức. Bởi phước tội đều do tội công của mọi người mà ra.
“Trồng khoai thì được ăn khoai
Trồng dưa thì được có ngày ăn dưa”
Ngài còn dặn bảo bà con bổn đạo phải gắng sức giữ gìn và xem “Chiếu Minh” như là nền móng, là mối giềng Đạo nơi địa phương này, đừng để mai một.
Ngày 30 tháng 2. Quý Tỵ (1953), Ngài về đàn cho phép việc lên kế hoạch lập bản vẽ xây dựng, người vận động quyên góp tiền bạc. Người thì giữ sổ sách chi thu, người lo vật tư, lựa xem trong vườn có cây nào còn tốt thì dùng, chặc tre chặt lát để sẵn. Ban trị sự thì lo giấy phép, người am hiểu thì xem bà con trong vườn ai có lòng muốn vào Đạo thì hướng dẫn họ nhập môn. Vị trụ trì thì làm nồng cốt, liệu biện khuyên lơn, lo liệu việc chung để tất cả cùng chung lòng chung sức xây dựng lại cơ ngơi Chiếu Minh.
Xin trích một đoạn văn ghi lại lời dạy của Ngài Thái Thanh Đồng:
“Hạo con đứng nam nhi thời cuộc
Nhưng gặp thời xuôi ngược phải chịu
Lời này con hiểu ít nhiều
Con thay thế cậu để dìu anh em
Trước là để xét xem công việc
Cảnh Chiếu Minh làm riết cho rồi
Thời kỳ đừng để buông trôi.
Dễ chi có được một hồi tịnh êm
Dầu tiền thiếu mượn thêm cho đủ
Có bà con giúp phụ sau này
Con ôi! Nồng cốt việc này.
Bên trong có của, bên ngoài có công
Có cô Hai gánh gồng công chuyện
Nhờ ơn cô liệu biện khuyên lơn
Anh em lỡ có phiền hờn
Giải hòa, đôn đốc hay hơn việc làm.
Quí nhờ cháu lo kham sổ sách
Việc bạc tiền minh bạch cháu thông
Bác khuyên cháu hãy hết lòng
Sổ thâu, xuất phát gánh giồng cháu nghe!
Làm việc Đạo, đừng e, đừng ngại,
Nương níu nhau mới phải yêu em
Việc đời, việc Đạo khác nào.
Cùng chung xã hội, một màu đệ huynh
Hoàn lời Cậu con tin ghi nhớ
Con trưởng huynh vị ở phương xa;
Việc làm tỉ mỉ trong nhà
Con đàn em bé, con là hiếu thông.
Còn con lớn gia công giúp sức,
Chọn lựa cây, mẹo mực khắc chừng,
Nhiều tay góp ý đỡ nưng
Anh Em hòa thuận Cậu mừng biết bao
Bảo, con hiểu từ sau tới trước,
Xem cây nào làm được trong vườn
Thì con tua khá liệu lường
Chặt tre, chẻ lạt, lo bương để dành
Nên tỉnh trí đừng sanh nóng nảy
Rồi anh em cải lẫy phiền sau;
Tình thâm ruột thịt một màu
Nếu còn lủng củng Cậu đau đớn lòng.
Biên , này cháu trong vòng trị sự
Việc ích chung cháu cứ thi hành
Trước là giúp ích nhơn sanh
Nguyện cầu cho chị hồn linh nhẹ nhàng.
Giấy phép tắc cháu toan lo liệu,
Để gần bên gấp nhiều làm sao;
Mỗi người một việc giúp vào
Hễ là quyết chí việc nào cũng xong.
Đến , con biết hết trong vườn ruộng.
Có bà con ai muốn nhập mơn;
Con tin dìu dắt bảo tồn
Bảo tồn thì phải khéo khôn hơn người.
……………………………………
Cậu giao phó cho gia quyến,
Hỏi Chị Hai liệu biện chung đồng
Ngoài trong có chị cốt nồng
Nhiều công, nhiều sức thì xong mấy hồi.
Nhờ con Chín chạy xuôi chạy ngược,
Nên hôm nay mới được số tiền
Gia công cực khổ không phiền
Nó làm công quả, tu hiền mấy năm.
Không nản chí lo làm việc đạo.
Có bà con tâm bảo giúp vừa;
Gởi tiền về để tạo chùa,
Hôm nay sẵn có mà mua mà làm.
Nếu muốn được tròn kham nhơn nghĩa.
Danh sách kia rút tỉa ra ngoài
Viết riêng từng tấm biên lai
Ký tên đóng dấu đáp lời cám ơn.
Huynh trưởng Đạo không sờn đau khổ.
Võ Khúc Tinh đến hộ giúp đời.
Thiệt Tôi cảm nghĩa biết bao
Nhờ huynh dắt dẫn cùng nhau chung đường.
Vì sanh chúng con đường vào Đạo,
Việc bên ngoài chưa thạo chưa thông;
Ngoại giao, nhờ huynh cốt nồng
Lúc ngay mới hiện tấm lòng hy sinh.
Góp phần vào việc xây dựng lại Chiếu Minh lúc b́y giờ còn có sự giúp sức của Ban Cai Quản, đạo tâm các Hội Thánh – Thánh Thất – Thánh Tịnh như : Thánh Tịnh Trước Mai, Chiếu Minh Đàn Long Châu (Rạnh Sỏi ); Bửu Quang Đài ( Tân Lược – Vĩnh Long )….
Cũng nhờ sự đồng tâm hiệp lúc của bổn đạo và con cháu, Chiếu Minh Ẩn Giáo đã được hoàn thành như mong muốn. Tuy bằng vật liệu câu lá đơn sơ nhưng cũng đã tạo được dáng vẻ của ngôi chùa, khang trang rộng rải ấm áp tình người, tình đạo như ý nguyện của Đức Hồng Đức Chơn Tiên.
“Thế rằng tốt lá tốt nem
Tốt chùa tốt cảnh anh em được nhờ.”
Ngày rằm tháng bảy, Giáp Ngọ ( 1954), lễ khánh thành, an vị đã được tổ chức long trọng với sự tham dự đông đảo bổn đạo, quan khách các nơi (Phái đoàn Cao Đài hiệp nhứt Sài Gòn về có bác sĩ Cao Sĩ Tấn ( Đạo trưởng Kiến Thành ), kỹ sư Tạ Đăng Khoa ( Đạo trưởng Bảo Pháp Chơn Quân Huỳnh Chơn ), Đạo trưởng Huệ Chơn … Theo lệnh của Ơn Trên cùng phối hợp với ông Võ Khúc Tình thượng lá phướn lên cột cao 18 mét, mặt lá phướn có thêu 21 chữ “Cao Đài cứu thế qui Tam Giáo, hiệp Ngũ chi, vận chuyển Ngũ châu. Độ tận vạn linh hồi. Nhứt bổn” (Hiện còn lưu giữ một số ảnh chụp Chiếu Minh Ẩn Giáo lúc này)
Sau khi an vị, Chiếu Minh có tên mới là Thánh Thất Chiến Minh Ẩn Giáo, Ban Cai Quản, Ban Trị Sự được thành lập để điều hành việc Đạo. Hồng Đức Chơn Tiên giáng đàn hiến đất và ông Võ Hồng Hoàn đại diện gia đình làm thủ tục cắt đất chuyển giao, lập bằng khoán mới.
Về nghi thức thờ cúng
- Bàn Thờ:
Phía trên là bàn thờ Thánh tượng Thiên Nhãn.
Phía dưới là bài vị Tam Thánh hình chữ thập và chân dung Đức Ngô Minh Chiêu.
Ngoài ra, còn thờ Tam Trấn, có hình tượng Đức Quan Thánh Đế Quân.
II/ Giai đoạn 1954 1974: tái thiết lần hai – Thánh Tinh Chiếu Minh Ẩn Giáo
Trong thời gian 1930- 1954, Chiếu Minh bị sụp đổ một lần và được xây cất lại năm 1953. Tiếp theo hai mươi năm đạo sự sau đó ( từ 1954 – 1974). Mặc dù được bổn đạo, con cháu bảo tồn, gìn giữ nhưng trải qua 20 mùa mưa nắng cũng là 20 năm chiến tranh bom đạn, thì vật liệu xây dựng bằng cây lá đơn sơ Thánh Thất Chiếu Minh không tránh khỏi bị hư mục, đổ nát theo thời gian. Ban Cai Quản, ban Trị Sự rất ưu tu lo lắng.
Làm sao bảo tồn được, Thánh Thể của Đức Chí Tôn gìn giữ được mới Đạo nơi này? Trong Tình hình lúc bấy giờ vào những năm đầu của thập niên 70 chiến tranh đang ngày càng khốc liệt, xã hội lắm nhiễu nhương, cuộc sống ngày càng khó khăn. Thanh niên bị tổng động viên vào lính, nhiều gia đình phải bỏ ruộng vườn để tản cư lánh nạn hoặc lên Thành phố tìm phương kế khác làm ăn. Đạo trưởng Đạt Chơn, Đạo tỷ Huỳnh Mai ở Sài Gòn thỉnh thoảng về thăm quê nhà, thấy cảnh Chùa Dột cột xiêu rất đau lòng nhưng cũng không biết phải làm sao? Vì việc huy động tiền của, nhân lực lúc này thì thật là vô cùng khó khăn. Có câu: “Thiện nguyện Thiên tùng” cho nên vào ngày Rằm tháng Chạp – Canh Tuất ( 11-1-1971) tại CQ-PTG, Đức Hồng Đức Chơn Tiên đã về đàn an ủi, động viên.
Hạo con ! Cậu biết nỗi lo âu của con trông tin tức của Cậu và Mợ. Con ôi ! Con đã hiểu câu:
Sự vong như thể sự tồn,
Xác phàm tuy mất, linh hồn còn y.
Hoặc là về cõi A – Di
Hoặc là bị đọa A – Tỳ vậy thôi.
Cậu nay duyên mãn đủ rồi
Còn lo tu tập độ đời giáo dân.
Thương con còn ở hồng trần.
Sớm trưa lo liệu nợ nần thế gian.
Con thơ lớn nhỏ một đàn,
Lo nhà, lo mặc, lo ăn từng ngày.
Vợ con bén gót liền tay.
Tảo tần buơn bán tối ngày đó đây.
Tuy nhiên, nồi gạo chưa đầy.
Nợ nần vay trả, rồi vay cũng còn.
Cậu mừng là được thấy con,
Sớm chiều học Đạo, bót mòn quả công.
Ráng dìu trẻ dại một lòng.
Đừng cho lạc lối con dòng nhà tu.”
……………………………
* Sau đó vào ngày mùng 5 tháng 5 Tân Hợi (18-5-1971) là ngày giỗ đầu của Ngài. Theo sự cầu nguyện của bổn Đạo, Ban Cai Quản, Đức Hồng Đức Chơn Tiên về dàn chỉ dạy việc tạo sửa của Chùa.
“…………………………………..”
Y thống truyền cội nguồn chỉ giáo.
Từ thời kỳ Đạo báu phôi phai,
Tùy nhân, tùy đức, tùy tài.
Của công gom góp lập nay Am Thiền.
Tạo, phải biết ưu phiền cơ Đạo
Chớ vẻ bày thảm nảo nhiều bề.
Xét xem sức lực điểm đề.
Trước sau trọn vẹn khỏi bề nghiêng chinh.
Nhớ lời dặn chớ kình chớ chống.
Tay gia phong, nguồn sống dồi trau
Đắp xây vẹn vẽ trước sau.
Uy nghi hình thể, thấp cao chẳng màng.
Sao cho được trang hoàng lịch mỹ
Đã chung đồng e, chị góp về
Nhà chung là Đạo ban phê.
Làm sao cho đúng, không xê mói tà
……………………………….”.
Thời gian này, Đạo Trưởng Đạt Chơn đã nhiều lần về hợp bạn với Ban Cai Quản, bổn Đạo và sau cùng đi đến quyết định phải tái cất lại Chiếu Minh cho được chắc chắn về sau. Đạo trưởng được bầu làm cố vấn và được Ban Cai Quản ủy quyền lo việc vận động quyên góp kinh phí xây Chùa.
Trong suốt 3 năm từ 1971 – 1973, việc vận động chủ yếu là trong bà con gia tộc, bằng hữu. Tuy có khó khăn nhưng cũng đóng góp được số tiền là 116.000 đồng. Việc xây cất bắt đầu khởi công năm 1972 trên tinh thần có bao nhiêu làm bấy nhiêu , làm đến đâu vận động đến đó.
Đến tháng 4 – 1973 (Rằm tháng 10 – Quí Hợi) Đức Hồng Đức Chơn Tiên về đàn tại CQ – PTGL với những lời nhắn nhủ sau:
“… Chiếu Minh Ẩn Giao hay Thánh Thất Cầu Kho, Thánh Thất Bình Hòa, Thánh Thất Tịnh Thiên cũng thế. Các danh từ cũng cùng một nguồn gốc mà thôi. Thánh thể nếu được xây dựng lên để giác ngộ nhơn tâm, hoàn thiện thánh tâm là công quả, công trình chung của người tu hành mà không nhắm vào danh từ tạm mượn. Thế nên lời yêu cầu của Tệ huynh cùng huynh, tỷ , đệ, muộn hoan hỷ tương trợ cho mái Thánh đường được kín đáo để che chở cho bao nguyên nhân đạo tâm, đạo hữu sở tại địa phương thời kỳ loạn lạc. Tệ huynh không dám đòi hỏi số lòng to tát, uy nga mà chỉ mong đem lại niềm tin cho dân chúng bổn Đạo trong tình thương yêu của Tù Phụ mà thôi.
Sau đây, Tệ huynh xin phép chư Thiên ân tạm thời chờ giây phút cho Tệ huynh có đôi lời cùng gia nội.
Đạt Chơn, cha là Võ Hồng Sa đây, Cha rất vui mừng thấy con tìm việc đúng đường, đi đúng lối. Nay con muốn phục hưng Đạo nghiệp nhỏ nhít kia thì Thiêng Liêng cũng đã chứng giám cho con và cha đã thỉnh cầu sự hỗ trợ cho con để con khéo léo trong khiêm tớn giúp bổn Đạo chúng sanh qua thời gian loạn lạc sẽ hay nghe con, ……”
Lời dạy của Đức Hờng Đức Chơn Tiên đã tiếp thêm niềm tin và sức mạnh tinh thần cho Ban Cai Quản, cho những người tham gia tái thiết đồng thời cũng đã động viện được bổn Đạo các nơi tích cực đóng góp giúp đỡ cho Chiếu Minh. Đợt quyên góp thứ 2 này trong hai tháng được số tiền là 135.600 đồng dùng để xây cất phần trên. Đến ngày 21-10-1974, báo cáo của Ban Cai Quản cho biết đã xây được các phần của Thánh Thể như: Bát Quái Đài, Hiệp Thiện Đài, Lầu Chuông, Lầu Trống nhưng còn dở dang vì thiếu vật tư và dự trù thêm kinh phí khoảng 197.000 đồng thì mới hoàn thành được.
Trong khi trước đó mấy ngày, ngày 15-1-1974 ( Mùng 1 tháng 9, Giáp Dần ) tại Vĩnh Nguyên Tự, Đức Cao Triều Phát về đàn có nhắn dạy: “ Đạt Chơn, hiền đệ lo chủn bị chờ lệnh để An vị Chiếu Minh Ẩn Giáo làm nơi phổ độ nhơn sanh cơn tai biến. Sẽ có lệnh sắp đến.”
“… Chư hiền đệ cũng gắng tiếp sức cho Đạt Chơn tức là giúp cho nhơn sanh địa phương đó.”
Rồi cách 14 ngày sau, ngày 29-10-1974 (Rằm tháng 9, Giáp Dần) Đức Đông Phương Chưởng Quản về đàn tại CQ – PTGL dạy: “Võ Khúc Tinh, xưa kia Hiền đệ đã góp phần vào Chiếu Minh Ẩn Giáo. Nay Chiếu Minh Ẩn Giáo được sự trùng tu, hiền đệ hãy đến trước để giúp lễ An vị đó.”
Và cho Thánh lệnh sau: “Nhằm mục đích phổ thông giáo lý tận độ kỳ ba, do sự quyết nghị của Tam Giáo Tòa ban ân lành cho dân chúng đạo tâm tại thôn Cầu Nhiếm, quận Phong Điền, sắc tứ hồng ân chư chức sắc việc, đạo tâm nam nữ Chiếu Minh Ẩn Giáo được thiết Lễ An Vị Thiên Nhãn trong 2 ngày 26 và 27 tháng 9, Giáp Dần, đồng thời An vị sắc Thần Bảo Hiền Thần Nữ tại thôn Nhân Nghĩa trong ngày 27. Một công quả với tấm lòng bác ái vị tha, chư hiền đệ hiền muội tùy phương tiện mạnh dạn tiến bước. Về phần chương trình, bổn Đạo xin dành cho Trưởng Ban Nghi Lễ Cơ Quan phối hợp với địa phương linh động sắp xếp. Riêng Bần Đạo dành cho một đặc ân, cho thiết một đàn cơ trong Lễ An vị để giúp thêm ân điển cho địa phương.
Hiệp Thiên Đài, Phụ Tá Bảo Pháp Chơn Tâm thi hành sắc lệnh”
Như vậy, theo lệnh của Ơn Trên thì 12 ngày nữa là đến ngày An vị. Trong khi công trình còn đang dở dang vì thiếu vật tư như: tole lợp mái, gạch lót nền, cây làm lầu chuông, lầu trống, sơn, vôi… đã khiến cho Ban Cai Quản và những người có trách nhiệm rất hoang mang lo sợ không kịp cho ngày An vị sẽ mắc tội. Không còn cách nào, và nhớ lại lời dạy của Hồng Đức Chơn Tiên, , nên trong buổi họp Hội Đồng CQ- PTGL ngày Chủ nhật ( 11-11-1974) Đạp Trưởng Đạt Chơn đã mạnh dạn trình bày những trở ngại của Chiếu Minh và mong Hội đồng Cơ Quan tìm cách giúp đỡ. Thì thật bất ngờ đón nhận được tấm chân tình, với sự hỗ trợ to lớn của chư vị dành cho Chiếu Minh. Đạo trưởng Chí Tín tạm ứng cho mượn 100.000 đồng, đạo huynh Lê Văn Tâm ứng 100.000 đồng và Nữ Cung Hòa Cơ Quan cũng ứng thêm 40.000 đồng, tổng cộng 240.000 đồng là khoản tiền đủ để hoàn thành công trình tái thiết Chiếu Minh như kế hoạch. Ngoài ra các vị còn tích cực hỗ trợ các phương tiện khác. Như đạo huynh Chơn Quang vẽ biếu Thánh Tượng Thiên Nhãn, bài vị Đức Quan Thế Âm, Đức Quan Thánh … Đạo trưởng Chí Mỹ thì cho mượn xe để chuyên chở đồ đạc dụng cụ từ Sài Gòn về chủn bị cho lễ An vị.
Đến ngày 26 tháng 9, Giáp Dần, mọi việc cũng vừa kịp hoàn tất và Lễ An Vị được tổ chức long trọng đúng như ngày Ơn Trên định ngày 27 tháng 9 có mặt đông đủ bổn Đạo, nhiều phái đoàn và các nơi về dự gồm có : Cơ Quan Phổ thông Giáo Lý, Thánh Thất Bàu Sen, Thánh Tịnh Ngọc Minh Đài, Hội Thánh Chiếu Minh – Tòa Thánh Long Châu…
Phước lớn cho bổn Đạo Thánh Tịnh Chiếu Minh là trong Lễ An Vị có Tam Trấn v̀ chứng lễ và ban ơn như sau:
Tiếp diễn :
Thi
Quan phải ra quan bậc sĩ hiền ;
Thánh xưa Vương đạo giữ nguyên căn,
Đ́ sùng diễn chánh nên công đức.
Quân pháp nền dân mới vững bền.
Lão chào mừng chư thiện nam tín nữ, thừa lệnh Tam Giáo Tòa, Lão đến chứng Lễ An Vị Thánh Tịnh Chiếu Minh Ẩn Giáo với tư cách Tam Trấn Oai Nghiêm. Lão ban ơn lành cho địa phương, ráng lo tu hành. Lão xin giã từ, nhường bút.
Thi
Quan sát hiền nhân để cứu nguy
m ba thiện ác phản tương kỳ;
Bồ đề thọ, ấy tâm thanh tịnh,
Tác phước giúp đời độ thế suy.
Bần sĩ chào chư hiền sĩ, hiền muội. Thừa lệnh Tam Giáo Tòa, Bần sĩ đến chứng Lễ An Vị với tư cách Nhị Trấn Oai Nghiêm. Bần Sĩ ban ơn cho Chiếu Minh Ẩn Giáo, bổn đạo ghi nhớ tu hành để được cứu khổ độ tai, bần sĩ xin giã từ, nhường bút.
Thi
Lý đào tuy có khác bên ngoài.
Thái cực nguồn sanh đủ vạn loài;
Bạch chi mới tường trong lẽ một,
Kim tinh soi sáng khắp trần ai.
Lão chào chư hiền lưỡng phái, thừa lệnh Tam Giáo Tòa, Lão đến chứng Lễ An Vị với tư cách Nhất Trấn Oai Nghiêm. Chư hiền bổn đạo ráng lo tu để tự cứu trong hội Long Hoa đang diễn. Lão ban ơn chung tất cả. Chư hiền nghiêm đàn tiếp điể̉n Chơn Tiên, Lão giã từ, thăng.
Tiếp điể̉n Hồng Đức Chơn Tiên:
Thi
Hồng phước nhờ tu nghiệp vững b̀n,
Đức lành tự giác mới làm nên,
Chơn tình giữ vẹn không thay đổi.
Tin Phật Thánh Thần độ dẫn lên.
Tiên huynh chào chư thiên mạng, thiên ân hướng đạo, chào chư quan khách, thế nhân, mừng các em Ban Cai Quản và bổn đạo sở tại.
Vừa rồi được Tam Trấn Oai Nghiêm đại diện Tam Giáo lâm đàn chứng Lễ An Vị, đó là phước lớn cho các em. Đáng lẽ thì các em chưa xứng để hưởng ân huệ đó, vì đạo đức các em còn non kém, tâm đức các em còn giải đải diên trì do đó mà phước đức các em chưa có là bao, hãy cố gắng quét dọn lòng trần, tâm hồn trong sạch để vươn lên đón nhận hồng ân Từ Phụ. Lễ An vị chỉ mới sơ kết ở giai đoạn đầu, hãy nương tựa vào đó để thi hành những việc sau này với tinh thần nhiệt tình khẩn cấp.
Điều 1:
Hằng đêm tựu hội tại Thánh Tịnh tụng kinh sám hối và cầu an.
Điều 2:
Mở lớp dạy kinh lễ và giáo lý cho bổn đạo học hiểu để thành hợp đạo.
Điều 3:
Mỗi ngày sóc và ngày vọng nên chọn đề tài giảng đạo hay bàn giải Thánh ngôn, Thánh giáo, nhứt là các chức việc từ Quân Đạo đến Ban Cai Quản phải tìm học, nghiên cứu trước để hướng dẫn nhơn sanh và bá tánh làm theo.
Điều 4:
Lúc đến Thánh Tịnh chỉ được bàn việc đạo lý, phước thiện, giáo dục, hạnh đường mà thôi.
Điều 5:
Thành lập một ban Từ Thiện để công quả giúp đời những khi hữu sự hoặc tai biến và mời chư vị thân hào, nhân sĩ trí thức góp phần cộng sự và cố vấn.
Chương trình 5 điểm ở giai đoạn đầu các em cố gắng bằng mọi cách để thi hành. Chiếu Minh Ẩn Giáo có phát triển mau hay không là do kết quả của các phần trên, mọi sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là trợ lực buổi đầu; trong khi các em bước đi còn chập chững, còn sự kết quả lâu dài như mong muốn phải do các em tự lực để tự tiến, tự tồn.
Các em có chịu bước tiến rồi Tiên huynh sẽ đến dìu dắt các em những bước đi khác nữa. Các em đặc biệt lưu ý lời của Thánh Hoàng Bổn cảnh đã dạy nhớ đừng dễ nguôi. Trong buổi học tập, hãy mời bà con lối xóm đến dự thính, vì vận mạng họ có liên hệ ít nhiều đến vị Thánh Hoàng.
Lời dạy của Đức Thánh Hoàng Bổn cảnh như sau:
“………………………………………”
Bản Thần xin phân cùng đồng đạo và cũng như đồng bào bá tánh rằng: Trong thời đao binh chiến họa, loạn lạc nhiễu nhương, lòng người điên đảo, đạo đức bị xem thường, tiền tài mưu mơ xảo mị để ra đằng trước, nhơn nghĩa hiền đức bị bỏ lại đằng sau vì thế mới xảy ra những tệ đoan trong xã hội… , những thảm cảnh đau thương, những thiên tai địa ách. Lòng người cứ mãi gieo những hạt giống hoa hèn cỏ dại thì làm sao trổ hoa thơm cỏ lạ, trái chín ngọt ngon cho được. Vậy nên Bản Thần khuyên những ai muốn thân mình được yn ổn, gia đình mình được may mắn, hạnh phúc thì hãy ăn ở cho ra người lương thiện, học đạo, tu hành, tô bồi công quả, âm chất, dọn mình trong sạch để được Thần Thánh, Tiên Phật gần gũi, giúp đỡ, hộ trì, cứu an. Mọi việc họa phước ở đời đều do sự dữ lành của mình tạo nên.
Thôi, Bổn Thần có bấy nhiêu lời, đồng bào bá thánh hãy nhớ ghi làm lấy, Bổn Thần trấn nhậm vùng này cũng chiếu theo luật của Trời mà hành xử với nhơn sanh.
………………………………………………………………………………………………”
Trở lại lời dạy của Hồng Đức Chơn Tiên:
“ Tiên huynh xin nói với các em có phận sự sở tại và bổn đạo địai phương mợt lời là những trợ duyên bn ngoài đắc lực đến đâu, những thành công là do sự dốc hành tu học của toàn thể nội bộ phần trước nhứt, các em ghi nhớ.
……………………………………………………………………………………………………….”
Cuối cùng Cha muốn nói với các con cháu, Cha rất hài lòng được thấy các con, còn tiếp tục Đạo nghiệp của Cha. Cha mong các con, các cháu cứ tiếp tục đà này mà tiến mãi sẽ được nhiều ân huệ thiêng liêng. Cha vắn tắt ít lời các con suy nghiệm.
III/ Giai đoạn sau 1974:
Từ sau ngày An Vị Thánh Tịnh 1974 đến nay, trải qua 30 năm phát triển Cơ Đạo địa phương, Ban Cai Quản bổn đạo cùng thế hệ con cháu tiếp nối luôn gắng sức bảo tồn phát huy những thành quả tốt đẹp cùng những giá trị tinh thần thiêng liêng cao quí mà các thế hệ tiền nhân đã dày công vun đắp.
Như lời của Hồng Đức Chơn Tiên đã dạy:
“Được ăn trái rào cây tốt,
Sự vun bồi sớm tối đừng quên;
Sân kia đã có móng nền
Chung tay để quả tạo nên mấy hồi.”