Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
19/03/2010
Dương Thanh

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 22/03/2010

Tu hành

Ảnh bên: Phật Tổ và Anan – Ca diếp (Ảnh tư liệu)

Thuở xưa, ngài Anan là đệ tử của Đức PHẬT THÍCH CA, sau ngày Đức phật nhập Niết bàn và Đệ nhứt tổ MA HA CA DIẾP cũng nhập diệt, ngài A NAN được Tổ Ma Ha Ca Diếp truyền lại Y Bát kế vị là đệ nhị tổ thiền tông Ấn độ
Y BÁT tượng trưng vị thế của giáo chủ, đó là áo cà sa và bình bát vu của đức Phật dùng để Phật đi khất thực và độ sanh.
Ngài Anan đặt biệt có bộ nhớ thật phi thường, mỗi khi Đức Phật thuyết pháp hoặc dạy các đệ tử điều gì, Anan đều ghi nhớ thống suốt không hề sai sót một câu nào. Ngài Anan theo hầu Phật ròng rả suốt 40 năm trong thời kỳ Phật đang hoằng pháp độ sanh, thế nhưng Đức Phật lại quở Anan là không có tâm chịu cực tu hành, điều nầy mới thật là lạ, vì sao Đức Phật lại quở trách Anan như thế, một thầy tăng như Anan lại không phải là người tu hành, thế thì phải như thế nào mới gọi là người tu hành ?.
Chúng ta theo lẽ thường tình hay dùng từ Tu Hành để chỉ các vị chức sắc tôn giáo cùng những vị hiến thân ở chùa, thất, gọi như vậy thật ra chưa đúng, bởi tuy là các vị ấy hiến thân nơi cửa Đạo, đang làm một số công việc đạo, nhưng chưa được thọ truyền Bí pháp để trau tâm, luyện tánh thì không thể gọi là có tu hành được.
Huynh đệ chúng ta lâu nay tuy đã nhập môn vào đạo, giữ Đạo, làm công việc nơi nhà đạo, có người là chức sắc tu vào bậc Thượng thừa, có người tu bậc Trung thừa, nhưng nếu chưa thọ pháp Thiền định thì không thể gọi là người có tu hành, việc tu học của chúng ta ngày nay nếu đem so với Ngài Anan thì những điều hiểu biết của chúng ta còn rất là hạn chế, vậy mà với Anan ngài còn bị Đức Phật quở là không có tu hành, như thế thì huynh đệ chúng ta hiện nay mới ra làm sao đây ?.
Chúng ta cùng quay trở về thời kỳ Đức Phật đang hoằng pháp để mỗi người hãy tự suy nghĩ về bổn phận tu học của mình trong bước “tầm tu chơn đạo” xem đã đúng đường lối Tam kỳ phổ độ mà Đức Chí Tôn đã mặc khải hay chưa ?.
Thuở còn tại thế, Đức Phật Thích Ca trách ngài Anan như vầy: “Anan, ông đối với quả Bồ đề niết bàn hãy còn cách xa lắm, nếu ông không siêng năng trải nhiều kiếp chịu cực nhọc tu hành, thì cho dù ông có nhớ hết nghĩa lý nhiệm mầu trong 12 bộ kinh của 10 phương các Đức Phật nhiều như số các sông Hằng đi nửa, thì củng chỉ giúp cho ông việc ghi nhớ và nói giỏi mà thôi, chớ không có lợi chi cho ông cả.
Ông nay luận bàn thuyết nhơn duyên và tự nhiên rất thông suốt, người đời khen ông là bậc học rộng, nghe nhiều, nhưng nếu trong nhiều kiếp ông chỉ chất chứa cái học suông nầy mà không lo tu hành, thì không bao giờ khỏi được cái nạn Ma đăng già kia vậy”.
Lời Đức Phật Thích Ca quở ngài Anan thật chí tình, vậy nếu chỉ có tu mà không hành thì đúng là chẳng có lợi ích bao nhiêu cả. Chúng ta nghe lời quở trách Anan của Đức Phật trên đây củng nên lưu ý là: tuy xưa kia Đức Phật trách Anan nhưng chính là đức Phật nhắc nhở chung cho tất cả chúng sanh đời sau vậy.
Thế nhưng ngày nay, chúng ta thử nhìn lại mình xem huynh đê chúng ta thật sự đã có tu hành chưa ? Thánh giáo Thầy dạy rằng:
“Phàm tâm tử, Đạo tâm sanh
Muốn đặng bữa cày buông bữa giỗ”

Ý nầy Thầy muốn nhắc nhở chúng ta nên cố gắng tùy duyên mà nặng lo một bề, sức phàm nhơn có hạng, không thể nào hai vai cùng gánh cả Đời lẫn Đạo mà đặng kết quả vẹn cả hai: “vừa yêu đời, vừa mến đạo”. Tất cả mọi hình thức tôn giáo xưa nay, chưa bao giờ thật sự là cứu cánh mà chỉ là ngưỡng cửa nhà Đạo để khảo thí chúng sanh, mở lối cho chúng sanh, nếu đã chí quyết tu thân hành Đạo thì chúng ta cũng sớm nên tỉnh thức mà cố gắng “Tầm tu chơn đạo”. Nếu chúng ta không tỉnh thức thì tôn giáo chính là cái cạm bẫy Ma vương dựa vào đó để trói cột Khách trần gian vậy.

Trở lại vấn đề “Tu hành”, sao là có tu sao là không tu ? Ngài Anan xưa theo hầu Phật suốt 40 năm mà Phật quở Anan không chịu nhọc lo tu hành, cũng vì vậy cho nên một ngày kia Anan đi khất thực đã bị yêu nữ Ma đăng già khảo thí và suýt tý nửa lâm nguy, cũng bởi chưa thật sự có tu hành nên Anan không có thần lực để tự bảo vệ mình, trong lúc nguy cấp Anan kịp định thần cầu Phật giải cứu và Đức Phật đã cho người đến cứu Anan thoát nạn. Sau khảo nghiệp bị Ma đăng già tán tỉnh Anan tỉnh ngộ mới cầu Phật chỉ pháp để tu hành.

Thời nay, phần đông người học đạo chúng ta khi có được số kiến thức về đạo lý, nếu có người cần tham khảo hầu mở rộng thêm sự hiểu biết thì nhiều người đã vội chỉ dạy lung tung, vì lòng từ bi cũng có mà vì cao mạn cũng có, đây cũng là thường tình chi tánh, tuy nhiên điều nầy lợi ít mà hại nhiều, do bởi người chỉ dạy chưa trải qua kinh nghiệm tu hành, chưa phải là bậc Thầy đắc đạo, Thánh giáo Thầy có dạy: “Tu thân đắc mới ra độ thế”. Tục ngữ lại cũng có câu: “Học sư bất như học hữu” nhưng câu tục ngữ nầy đem áp dụng trong việc học Đạo tu thân thì không đạt hiệu quả thiết thực.

Đức Phật là bậc đại giác, toàn năng, toàn tri, vậy mà khi Anan cầu Phật chỉ cho mình phép tu, Đức Phật đã không vội chỉ ngay mà cho mở pháp hội rồi cho gọi 25 vị Bồ tát và La hán đến, đề nghị các vị nầy trình bày cho mọi người cùng nghe về sự tu chứng của mình. Lần lược 25 vị Bồ tát và La hán kể lại pháp tu mà mình đã trải nghiệm và đạt hiệu quả, khi nghe qua thì không pháp nào giống pháp nào cả, mổi vị một cách tu và chứng đắc khác nhau.

Khi 25 vị Thánh trình bày xong, Đức Phật mới bảo ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát chọn pháp viên thông cho Anan tu luyện. Ngài Văn Thù Sư Lợi sau khi tham khảo xong ông chọn pháp Quan Âm do ngài Quan Thế Âm Bồ tát từ xưa lâu đã được Đức Phật Quan Âm một vị Phật trong tam thế phật là Phật Di Đà, Quan Âm bồ tát và Đại Thế chí Bồ Tát truyền dạy và thọ ký. Ngài Quan Thế Âm bồ tát được Phật Quan Âm truyền dạy do theo đó trau dồi và ngài đã đắc đạo. Phật Quán Âm là Thầy của ngài Quán Thế Âm Bồ Tát, hiện nay Phật bà Quan Thế Âm Bồ Tát là một trong ba vị Tam trấn thời Tam Kỳ Phổ Độ.

Bài nầy là một món quà tôi thành tâm chia sẻ cho anh chị em nào hửu căn duyên sớm ngộ lý mà tự lập sau nầy khi thời gian đến. Điểm quí báu mà Đức Chí Tôn bí mật ban cho trong ngày Khai tịch đạo đã ngầm hé lộ thiên cơ nhưng hẳn là ít ai thấu đáo, đó là vào ngày 14/10 Bính Dần với bài Khai tịch Thầy đã dạy:

“Hương tâm nhứt phiến cận Càn Khôn,
“Huệ đức tu chơn độ dẩn hồn
“Nhứt niệm Quan Âm thùy bảo mạng,
“Thiên niên đản phái thủ sanh tồn”.

Với câu thi thứ ba:“Nhứt niệm Quan Âm thùy bảo mạng”, hẳn anh chị em đã thấy rỏ ý tôi vừa chia sẻ trên đây nó liên quan mật thiết như thế nào và tôi mong rằng ai là người hữu căn cơ trên đường tu học rồi sẽ toại nguyện.

Tiếp đây chúng ta cùng tìm hiểu thêm về pháp tu mà đức Quan Thế Âm Bồ Tát ngày xưa đã có duyên thọ trì và ngài đã đắc Đạo. Trong pháp hội do đức Phật Thích Ca chủ trì 25 vị Thánh lần lược kể về pháp tu của mỗi vị, về pháp Quan Âm Phật bà kể rằng:
“Bạch Thế Tôn, con nhớ từ hằng hà sa số kiếp về trước có Phật ra đời gọi là Quan Âm, con đối với Phật Quan Âm phát tâm bồ đề Ngài đã dạy con pháp tu từ nghe rồi nhớ, con tu rồi vào chánh định. Bạch Thế Tôn, do con tu như vậy nên vượt ra khỏi thế gian và xuất thế gian, vì đắc được chơn tâm thanh tịnh, sáng suốt viên mản khắp cả 10 phương cùng với chư Phật đồng một thể tánh. Bạch Thế Tôn, con nhờ chổ đồng thể tánh đó nên cùng với chư Phật hiệp đức từ hiện ra 32 ứng hóa thân để tùy thuận theo chúng sanh mà hóa độ. Bạch Thế Tôn, nhờ đó nên Phật Quan Âm thọ ký cho con tên là Quan Thế Âm”.

Sau khi nghe Bồ Tát Quan Thế Âm trình bày xong Đức Phật mới bảo ngài Văn Thù Sư Lợi lựa pháp tu viên thông cho Anan tu hành. Đức Phật nói:

“ Văn Thù Sư Lợi, ông đã nghe các vị Bồ Tát và A la hán trình bày các pháp tu hành đã đắc thành đạo quả, thật ra đối với các vị Thánh thì 25 pháp tu nầy pháp tu nào cũng đều chứng quả cả, không có pháp nào hơn kém, song Ta muốn cho Anan và chúng sanh đời sau nếu muốn vào “thượng thừa giải thoát” thì đối với 25 pháp tu nầy, ông lựa pháp tu nào mau thành đạo vô thượng bồ đề”.

Khi nghe đức Phật truyền xong, ngài Văn Thù Sư Lợi đã chọn pháp tu “nhíp nhỉ căn” của Phật Quan Âm truyền cho Anan tu tập, đây cũng chính là pháp Quan Âm mà Đức Chí Tôn ngầm tiết lộ trong buổi Tam Kỳ Phổ Độ qua bài khai tịch đạo ngày 14 tháng mười năm Bính Dần vậy “nhứt niệm Quan Âm thùy bảo mạng”.

[Nguồn : Tạp chí Cao Đài số 3 Xuân Canh Dần /2010]
Dương Thanh
Tu hành / Dương Thanh

Xuân đến con vui với tiết xuân,
Hãy đem đạo lý độ người trần,
Trong cơn mê muội xa ngôi vị,
Thức tỉnh lên đường học thánh nhân

Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, 29-12 Bính Ngọ, 08-02-1967

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây