

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Tóm tắt các diễn biến trong lịch sử Phật giáo Sự phát triển của Phật giáo thời vua Asoka566-486 TCN: Thích ...
-
Nhân lễ Kỷ niệm Khánh đản Đức Thái Thượng Đạo Tổ vào ngày Rằm tháng 2 năm Đinh Dậu, một ...
-
Mỗi độ Xuân về, thiên nhiên trào dâng sức sống, vạn vật chuyển mình khởi đầu lại một chu kỳ ...
-
BỐN BÀI THÁNH GIÁO ĐẦU TIÊN SẼ LẦN LƯỢT HỌC TRONG NĂM 2017 -ĐINH DẬU
-
Từ năm 1902 đến năm 1919, Ngài Ngô Văn Chiêu đã vài lần đến hầu đàn Tiên tại Thủ Dầu ...
-
Đức Vạn Hạnh Thiền Sư cũng có lần dạy về sự thắng và thua trong kiếp người: Một người tướng có ...
-
Mẹ đến cùng con giữa tiết thu, Dắt dìu con trẻ thoát mây mù; Mượn câu đạo lý lời an ủi, Dụng tiếng ...
-
Phương tiện kỹ thuật càng tinh xảo, con người càng dễ đi đến chỗ dối mình, dối người, hại mình, ...
-
Dầu lớn, dầu nhỏ, con người và vạn vật đều cũng nhận nơi Tạo Hóa một bản nguyên bất tử, ...
-
ĐỨC DA TÔ GIÁO CHỦ BÀI HỌC LỚN CỦA MUÔN ĐỜI KIM DUNG Mùa Giáng Sinh lại đến, cả hành tinh này đang ...
-
Thông thường chúng ta hiểu đơn giản là Đức Đông Phương Lão Tổ dạy tịnh luyện và Đức Giáo Tông ...
-
"Mẹ ước mong sao lòng các con cũng phải chí thành vô hạn mới có thể thấu hiểu được lý ...
CLB Đọc Sách CQPTGL
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 24/02/2010
Chơn lý Tam giáo qua Tam Kỳ Phổ Độ
Năm XB: 1970
Nhà XB: Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam
Số trang: 89 trang – Bản sao chép (photocopy)
Sách được chia làm ba phần lần lượt trình bày về ba nền tôn giáo lớn : Nho giáo, Thích giáo, và Lão giáo. Trong mỗi phần, đạo trưởng Huệ Lương đã trình bày sơ lược về thân thế, công nghiệp, đạo nghiệp của các vị giáo chủ như đức Khổng Tử, đức Thích Ca Mâu Ni, đức Lão Tử. Về nội dung tư tưởng, tài liệu cũng đã được biên soạn khái quát về các yếu điểm giáo lý trong Khổng giáo, Thích giáo, và Lão giáo.
Tuy nhiên, phần quan trọng của sách nằm ở chổ mối liên hệ giữa giáo lý của ba nền tôn giáo ấy với Thánh giáo trong Tam Kỳ Phổ Độ. Bằng những đoạn, bài Thánh giáo của các đấng Thiêng liêng, tác giả đã đã giúp độc giả thấy được sợi dây xuyên suốt kết nối ba nhánh riêng rẽ Khổng, Thích, Lão vào trong một cái nhìn thống nhất, cái nhìn Đại Đạo. Nội dung của sách đi trực tiếp vào vấn đề mối tương quan, sự hiệp nhất giá trị tâm linh giữa tam giáo với Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Do đó, ít nhiều cũng có những điểm cần thiết phải tìm hiểu thêm, nghiên cứu thêm để độc giả có thể tự phát triển nền tảng hiếu biết của mình về giáo lý, tư tưởng của giáo lý Tam Kỳ Phổ Độ. Trong đó, đơn giản nhất có thể kể đến như: mối liên hệ giữa Khổng giáo với Nho giáo, Thích giáo với Phật giáo, Lão giáo và Tiên giáo; bản chất của sự thống nhất vạn giáo;.... Bên cạnh đó, nếu độc giả có biết về Thiên Chúa giáo thì có thể tự thấy rằng cần bổ sung một chương: Chơn Lý Thiên Chúa giáo qua Tam Kỳ Phổ Độ. Hiển nhiên, tùy vào mỗi độc giả, tác phẩm Chơn Lý Tam Giáo qua Tam Kỳ Phổ Độ có thể được khai triển thêm những yếu tố cần thiết.
Có thể nói rằng bằng động tác hồi quy và đối chiếu, tác giả đã có thể hoàn tất phần cơ bản quan điểm vạn giáo nhất lý. Cách thức để hình thành nên quyển sách này chủ yếu là biên soạn. Một trong những phương pháp mà thế hệ tiếp nối có thể học tập để phát triển các chuyên luận của mình tại Cơ Quan.
Nếu độc giả đã đọc sách này thì cũng nên tham khảo các tư liệu sau:
Phật giáo và Phật giáo trong Tam Kỳ Phổ Độ. Hồng Phúc, Cao Đài Giáo Lý, số 84, trang 32.
Con đường Tam giáo Việt Nam, Lê Anh Dũng, NXB Tp. Hồ Chí Minh, 1994.