Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Truyền kỳ về Bát Tiên có lẽ bắt đầu từ triều đại nhà Đường, và câu chuyện cũng thay đổi ...
-
清 靜經 Thanh Tĩnh Kinh ● Lê Anh Minh dịch & chú thích Kinh này có tên gọi đầy đủ là «Thái ...
-
Hôm nay, tuy là buổi thuyết đạo ngày rằm như thông lệ, nhưng đặc biệt, Rằm tháng Giêng là Lễ ...
-
Những biến động trên thế giới trong những năm gần đây khiến người ta suy nghĩ về nguyên nhân sâu ...
-
Thánh ngôn Đức Chí Tôn đêm Noel năm Ất Sửu 1925 : "Đêm nay phải vui mừng vì là ngày Ta ...
-
Lời báu nào cần vẽ rắn rồng, Bao nhiêu đã đủ gọi thành công. Tu vì đại nghĩa không vì phẩm, Luyện bởi ...
-
GS Trần Văn Khê từng ước ..."được có một nơi trưng bày tư liệu hình ảnh, nhạc cụ mà bấy ...
-
Trước khi bàn về “Xu hướng hành đạo của đạo Cao Đài trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập ...
-
CAO thượng bổn nguyên Đạo chí thành , ĐÀI tiền chực rước đám lương sanh. GIÁO minh chơn lý ...
-
Thánh tượng Thiên Nhãn của đạo Cao Đài hiện ra lần đầu cho người đệ tử đầu tiên thấy được ...
-
Theo nhiều văn bản của triết học và thần học, hình tròn còn là biểu tượng đặc trưng cho Thượng ...
-
Mở đầu Nhìn lại lich sử tôn giáo thế giới, qua Nhất kỳ, Nhị kỳ Phổ Độ, Đức Thượng Đế đã ...
Đức Quan Âm Bồ Tát
CHƠN VỌNG ĐỒNG NGUYÊN
Thánh Thất Bình Hòa, Ngọ thời mùng 8 tháng 4 Canh Tuất (12-5-1970)
Bộ Phận Hiệp Thiên Đài Cơ Quan PTGL - Đồng Tử Thanh Căn
Tiếp điển :
QUAN hải non Nam dạo cảnh nhàn,
ÂM thinh hạ giới chợt kêu vang,
Bồ đoàn tọa thị nhìn nơi đấy,
TÁT cảm từ bi xuống thế gian.
Bần Đạo mừng chư Thiên mạng Lưỡng Đài, mừng chư hiền đệ muội hiện diện.
Được sự chỉ thị của Ngài Phật Tổ, một vị trong Tam Giáo, Bần Đạo hân hạnh được lại một lần nữa cùng chư hiền tỏ bày đạo lý. Nhân dịp ngày lễ Đản Sinh, Bần Đạo miễn phép, chư hiền đệ muội đồng an tọa tịnh thần.
Chư hiền đệ hiền muội ! Đến lúc phải đem sức người ra mà dùng, thì hãy cố nhẫn nhục chế ngự hoàn cảnh đi. Tình thương bao la của Đấng Chí Tôn và lòng từ bi bao khắp của hàng chư Phật cũng không thể giải thoát giùm cho chư hiền những nhân quả chằng chịt ấy đâu. Chỉ thể theo luật công bình Tạo hóa mà khuyến lệ con người hồi đầu hướng thiện tiếp nhận giọt nước cam lồ, làm lành lánh dữ, thuận tùng Thiên Lý thôi.
Những gì con người hành động, những gì con người khổ đau, những gì con người than trách thuộc ngoài phạm vi đạo lý thì chính con người chịu lấy, chớ Phật Trời nào bênh vực để trái luật công bình, mặc dầu vẫn thông cảm những trạng thái của con người.
Lời nói "Nhứt thiết chúng sinh giai hữu Phật tánh" là lời nói muôn thuở của Đức Phật. Cứ theo đó mà nhìn lại chúng sinh hiện tại trong buổi Hạ Nguơn thì chúng sinh đã làm mờ ám Phật tánh hay Thiên Tánh quá nhiều kiếp mới tạo nên thảm họa diệt vong cho nhơn loại.
Chư hiền đệ hiền muội cần phân biệt kỹ Phật tánh hay Thiên tánh với Phàm tánh hay vọng tánh . Chúng nó chỉ có một bản thể mà thôi.
Bây giờ đây, đối diện với đồng đạo, với khung cảnh trang nghiêm, thì chư hiền phát tâm lạc thiện rồi, đến khi rời chân ra khỏi chốn nầy, đối diện với hoàn cảnh phức tạp của thế gian, nào tranh danh đoạt lợi, nào gai mắt trái tai, nào va chạm nhân tình, thì những nghiệp thức phàm phu của chư hiền lại một cơn khởi niệm. Đó là chưa định được tâm, chưa kiềm được tánh vậy.
Chơn, vọng, diệc đồng nguyên,
Niệm, vô niệm, vị thiên,
Nhược tâm tùng tạo niệm.
Phàm tánh thời đảo điên.
Trên kia, Bần Đạo đại cương về cái mê, cái ngộ, cái vọng, cái chơn của con người. Khi giác ngộ gọi là Phật, gọi là ma lúc mê muội, cho nên nói "Phật tức tâm, tâm tức Phật" thì cũng nói được là "Ma tức tâm, tâm tức ma" theo thường tình.
Bởi thế, sự dứt khoát giữa cái vọng và chơn thật là một điều rất hi hữu trên đời này vậy. Muốn mau tiến hóa trên đường tu công bồi đức, ngoài những phương châm vạch sẵn trong giáo lý, chư hiền nên duy trì cơ tánh thuần lương thiện mỹ và tránh các trường hợp khi thì cầu kinh lạy Phật, khi thì bố thí cúng dường, khi thì đố kỵ tha nhân, tham lam ích kỷ để gây quân bình trọn vẹn cho địa vị tu hành của mình.
Này chư hiền đệ hiền muội ! Đạo cao nhất xích ma cao nhất trượng thật không ngoa chút nào.
Nguyên thỉ con người không tự có tôn giáo và không ý niệm gì về tôn giáo, vì tự trong sâu thẩm của con người đã có cả một nguồn sinh tồn vĩ đại bất biến về đạo. Tôn giáo chỉ xuất hiện ngay nét mặt sẩm tối màu địa ngục của thế gian. Do cuộc chuyển hướng quan trọng của loài người, ý niệm về tôn giáo con người kết thành từ đó, và cũng từ đó những tai họa nỗi lên cùng lúc như bão táp làm mặt nước đại dương bị thu hẹp vì những lượng ba đào liên tiếp. Các bậc chơn tu đứng ra kêu gọi con người quay về nhận lấy nguồn sống tôn giáo để không sa đọa, thì thử hỏi quá trình phổ độ tôn giáo đã cứu vãn bao nhiêu phần nhơn loại, tất nhiên là vô biên so với pháp môn vô lượng.
Tuy thế, con người vẫn còn quây quần trong núi sân si sát hại, thì sứ mạng tôn giáo vẫn phải tích cực độ đời. Người cầm đuốc dẫn đàng cần sáng suốt hơn ai hết để không lầm lẫn trên vạn nẻo đường trần, cần chánh kiến hơn ai hết để phân biệt được đâu là a-tu-ác đạo, đâu là Bồ Tát Thiên mạng trong cùng một lớp áo nhà tu.
Hãy nghe đây:
KỆ
Thế gian cơn hỗn độn
Hư thiệt đều chung lộn,
Hồi hướng biết về đâu,
Kìa Cao Đài nhứt bổn.
THI BÀI
Sóng trần khổ thảm vơi vơi,
Đây thuyền Bát Nhã độ người tỉnh mê.
Nghiệp nhơn loại ê chề ra đó,
Quả thế trần lớn nhỏ chín muồi,
Người buồn ta có chi vui,
Nguyện đem cơm ngọt canh bùi cho ăn,
Thương xót kẻ thê thằng tử phược,
Cám cảnh người kinh lược truân chuyên,
Thân tâm ràng buộc đảo điên,
Dược linh chẳng nếm, vị thiền chẳng ưa.
Nếu đạt tới chơn thừa Đại Đạo,
Bỉ ngạn kia huờn đáo nào xa,
Vàm danh bả lợi tháo ra,
Bước đi thong thả mị tà dám xua,
Thân tứ đại chác mua cảnh tạm,
Tướng lục trần mờ ám cựu ngôi,
Quang âm mấy chốc đưa thoi,
Sanh lòng hối tiếc khi coi lại mình.
Muốn không uổng bình sinh tại thế,
Thì lo tu chớ để cách xa,
Tuy thân ở cõi ta bà,
Mà tâm linh đã thoát ra cửa phiền.
Từ vô thỉ nhân duyên cấu kết,
Ảo hóa tuồng diễn hết mới xong,
Đạo mầu giống thiện gieo trồng,
Hầu muôn loại hưởng cộng đồng hòa an,
Diệt vô minh, Niết Bàn kiến đắc,
Tận vô minh, xã tắc thanh bình,
Người người không cụ không kinh,
Vì bao thảm trạng điêu linh giận hờn.
Giận hờn chi giữa cơn điên bái,
Thù oán chi trong dãy sông non,
Nghĩa nhân truyền thống hãy còn,
Từ bi đức cả há mòn hay sao !
Chư hiền đệ, muội ! Trải mấy mươi năm trên đường tu học, mỗi người đều mong đến sự giải thoát, nhưng ngặt vì sự giải thoát của người nầy không giống sự giải thoát của người kia. Người thì muốn giải thoát hết nhân tình thế sự, cả cái uống, cái ăn, cái sống đối với đời, để tìm tới một Thiên Đàng, một Cực Lạc nào đó sung sướng hơn, trường cửu hơn. Một người khác muốn giải thoát, nhưng không làm sao giải thoát được vì thấy rằng rất là gian nan, không đủ điều kiện để thực thi ý định ấy. Hai hạng người trên quan niệm giải thoát đều lệch lạc tất cả. Vì như vậy là trở thành hai thái cực, thái quá và bất cập. Hạng người trên quan niệm đạo lý giải thoát hết sức là tiêu cực nếu không muốn nói là lẩn tránh cuộc đời, xem những công việc thường thức không ra gì, thấy chữ đạo là đâu đâu, không ở thực tế, vì thực tế không nhìn thấy đạo nữa cho nên mới tìm kiếm xa hơn để mà hy vọng. Còn hạng người dưới thấy chữ đạo giải thoát thì nản lòng ngán ngẩm và sợ thi hành không được. Cứ như thế mà năm chầy tháng lụn vẫn không chịu tu hành , thật là bất cập.
Vậy chư hiền nên biết, đạo giải thoát ở đâu cũng có thể làm được. Giải thoát sự u trệ tâm hồn vị kỷ là tích cực phụng sự nhơn sanh độ dẫn người đời. Giải thoát sự u ám tâm linh là quyết chí trau luyện cõi lòng theo chơn pháp cho thanh bạch. Khi mọi việc đã chu đáo đối với Đạo với Đời rồi, không còn phải lo ngại gì về sự khiếm khuyết ân hận nữa, thì ra đó đã là giải thoát trong những lối giải thoát.