Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Lịch sử triết học Trung Quốc / Tuổi Trẻ Online 12-5-07

    TTO - Xuất hiện trong giới học thuật với những công trình đồ sộ về văn hóa phương Đông như: ...


  • CHƠN VỌNG ĐỒNG NGUYÊN / Đức Quan Âm Bồ Tát

    THI QUAN hải non Nam dạo cảnh nhàn, ÂM thinh hạ giới chợt kêu vang, Bồ đoàn tọa thị nhìn nơi đấy, TÁT cảm ...


  • Phan Thanh Giản ra Kinh, vào triều lãnh chức Hàn Lâm Viện Biên Tu, rất lo lắng thấy bọn nịnh ...


  • Dung Hòa / Hiệp Thiên Đại Đế Quan Thánh Đế Quân

    . . . “Đã hơn hai lần, Tam Trấn Oai Nghiêm đã nói : mỗi phần tử cá nhân của ...


  • PHẢN BỔN HOÀN NGUYÊN / Trích quyển Yếu Điểm Giáo Lý Đại Đạo

    TỔNG QUAN VỀ CON ĐƯỜNG PHẢN BỔN HOÀN NGUYÊN Trên đường tiến hóa, ý thức PHẢN BỔN HOÀN NGUYÊN đánh dấu sự ...


  • Khái niệm "Tôn giáo" đã được tranh cãi rất nhiều và vẫn chưa đi đến một kết luận, dù hiện ...


  • Quyền Pháp - tình thương và sự sống / Đỗ Thị Duyên, Thùy Nhiên, Đào Thiên Niên, Hương Lan

    Đỗ Thị Duyên, Thùy Nhiên, Đào Thiên Niên, Hương Lan Bài viết này là một phần trong đề án nghiên cứu ...


  • Bát Bửu Phật Đài / Thiện Chí St.

    NHÂN MÙA PHẬT ĐẢN, GIỚI THIỆU BÁT BỬU PHẬT ĐÀI Bát Bửu Phật Đài tại Cầu Xáng, khu Lê Minh Xuân, ...


  • Luật tôn giáo nhằm nâng cao con người lên khỏi thân phận phàm phu tục tử, để trở nên thần ...


  • Nhắp chén trà sen vị ngạt ngào, Hương xuân nồng ấm thú tiêu dao, Kìa hoa hoa nở vì ai đó, Theo luật ...


  • Giải pháp ưu việt nhất để cứu độ con người là con người làm thế nào phát huy tối đa ...


  • Để có thể nói được một cách đầy đủ và có hệ thống về mối tương quan giữa văn hóa ...


16/05/2015
HUỆ CHƠN

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 16/05/2015

PHẢN TỈNH NỘI CẦU

Tưởng niệm ngày qui tiên của Đạo Trưởng Huệ Chơn, ngày 27 tháng 3 Ất Mùi (15/5/2015) mời quí đạo hữu đọc bài viết "PHẢN TỈNH NỘI CẦU" của ĐT. Huệ Chơn đã giảng năm 1995.

PHẢN TỈNH NỘI CẦU


I.- DẪN NHẬP
II.-CHÁNH ĐỀ
1)-Thế nào là phản tỉnh ?
2)- Thế nào là nội cầu ?
3)- Phản tỉnh nội cầu để làm chi ?
4)- Phương pháp thực hành ra sao ?
III.- KẾT LUẬN

I.-DẪN NHẬP:
Tạo hóa sanh con người. Con người nhờ có ngũ quan (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý) mà biết các sự vật chung quanh bên ngòai. Mặc dầu những sắc tướng âm thanh bên ngòai tự nó không có bản thể, do ngũ quan bám lấy rồi lần hồi trở thành thói quen, bèn cho bản chất của nó là thiệt như vậy, chớ thật ra không phải là như vậy. Bởi tưởng nó như vậy rồi sanh ra đam mê.
- Hễ tưởng châu báu ngọc ngà thì đam mê theo châu báu ngọc ngà.
- Hễ tưởng nhà lầu xe hơi thì đam mê theo nhà lầu xe hơi.
- Hễ tưởng sắc tướng thì đam mê theo sắc tướng…và…
Mà khi con người có tánh đam mê rồi thì ngũ quan đều hướng ngoại mà tìm cầu các sự vật giả tướng đó.
Người tu phép đại thừa là tìm cái thật, phải biết những giả tướng đó là ảo ảnh không thật, cho nên phải tìm kiếm cái gì là thật.
Đó gọi là phản tỉnh nội cầu.
Để đi sâu vào chi tiết, xin mời anh chị em theo dõi các tiết mục sau đây :
II.- CHÁNH ĐỀ:
1)- Thế nào là phản tỉnh nội cầu :
TỈNH : là xét nét các sự vật và xét nét nội tâm mình.
PHẢN : là trở lại, xét lại các sự vật mà mình đã nghĩ, chớ không phải vừa nghĩ là tin liền.
PHẢN TỈNH : là xét lại lòng mình, xét nét chân tướng của các sự vật, coi nó có đúng chơn lý không, đúng đạo lý không .
Thánh Nho hằng nhắc “Nhứt Nhựt tam tỉnh ngô thân giã”. Một ngày nên xét lại lòng mình ba lần để kịp thời điều chỉnh những điều sai trái.
Tâm của người tâm viên ý mã,
Hằng leo chuyền bương bả không ngừng;
Núi này chưa đứng vững chưn,
Bỗng trông núi nọ ra chừng tốt hơn.
Thường lấy cát nấu cơm tưởng gạo,
Thường nuôi rùa để cạo lấy lông;
Thường nuôi bầy thỏ trong lồng,
Chờ ngày thỏ lớn để mong lấy sừng.
Được xây dựng, không ưng, tự ái,
Đám thất tình bèn dấy động lên;
Tuy rằng chí đạo thật bền,
Nhiều năm lặn lội xuống lên hầu đàn.
Nhưng rốt cuộc dã tràng xe cát,
Uổng phí công lầm lạc bấy lâu;
Phải chi sớm biết quay đầu,
Tinh thần phục thiện nội cầu mà tu.
Thì công trình, công phu, công quả,
Làm sáng tâm Bát Nhã Thiên Chân;
Thánh, Tiên, Trời, Phật rất gần,
Chờ tâm phản tỉnh trở lần về nguyên.
Là người thắng được tâm viên,
Bắt con ý mã mà xiềng vào đây.
2)- Thế nào là nội cầu ?
NỘI : là bên trong lòng mình.
CẦU : là tìm cầu, là tìm kiếm những gì mà mình cần tìm kiếm.
Vậy PHẢN TỈNH NỘI CẦU là tìm kiếm chơn lý đạo đức ở trong thâm tâm mình chớ không phải tìm kiếm bên ngòai tâm. Bởi vì : Đạo Pháp trong tâm, ngòai tâm không có Đạo Pháp.
Người ta tìm Đạo, tìm Trời, tìm Phật thì thường đi tìm ở Hy Mã Lạp Sơn, Tà Lơn, Ong Cấm, Bà Đen … tìm như vậy suốt đời mãn kiếp cũng không bao giờ gặp Trời, gặp Phật, gặp Đạo….
Thánh xưa nói :” Thiên thính tuyệt vô âm, thương thương hà xứ tầm , phi cao diệc phi viễn, đô chỉ tại nhơn tâm, nhơn tâm sanh nhứt niệm, Thiên Địa tất giai tri”.
Nghĩa là :
Trời nghe tiếng nói thâm sâu,
Xanh xanh kia biết Trời đâu mà tầm;
Chẳng cao vọi, chẳng xa xăm,
Trời đà ngự tại thân tâm mỗi người.
Lòng người vừa móng niệm thôi,
Mà khắp vũ trụ đất trời đều hay.”
- Ngày xưa có một đạo hữu đang đau khổ tâm thần, chạy tới nhờ Thiền Sư định giùm tâm mình.
- Thiền Sư bảo : Đưa tâm ra đây cho a định cho
- Người đạo hữu kiếm hòai không thấytâm đâu mà chỉ.
- Thiền Sư bảo : Thế là ta đã định tâm cho ngươi rồi đó.
- Câu nói đó làm cho vị đạo hữu tịnh ngộ hết đau khổ.
- Một đạo hữu khác chạy tới năn nỉ Thiền Sư giải thóat giùm khổ tâm của mình ?
- Thiền Sư bảo : Có ai cột trói nhà ngươi đâu mà bảo giải thóat
- Câu nói bất chợt của Thiền Sư làm cho vị đạo hữu đó hóat nhiên khải ngộ, hết khổ.
- Một vị đạo hữu khác xin nài nỉ cho vào chùa lạy Phật trong lúc chùa đóng cửa.
- Thiền Sư nói : cốt Phật trên bàn thờ là vật chất bằng cây bằng đá chớ đâu phải là Phật. Phật ở trong tâm nhà ngươi đó, cứ hướng vào tâm sẽ gặp Phật.
- Ba họat cảnh trên đây đều nói lên có một ý, đó là “ Nhứt thiết chư pháp giai tùng tâm sanh, tâm vô sở sanh, pháp vô sở trụ “ . Nghĩa là :” Các việc đều bở tâm sanh. Nếu tâm không động, vật thành không không “.
Tâm động là bịnh, tâm tịnh là thuốc, tâm thanh tịnh là chánh niệm, tâm vọng động là tà niệm, tà niệm sanh nhiều rắc rối, đau khổ.
Nào chánh niệm ? thế nào tà niệm ?
Hỡi tịnh viên hãy kiếm cho ra;
Vào thiền tạp niệm bao la,
Ấy là tà niệm, ấy là vọng tâm.
Còn vào tịnh để tâm rỗng tuếch,
Chẳng động lay y hệt cây khô;
Mơ màng hữu hữu vô vô,
Hôn trầm bất giác như vồ đá chai.
Lúc ngọai thiền thì hay tưởng chánh,
Ấy là Bồ Tát Hạnh viên dung;
Còn khi vào tịnh thất trung,
Không hôn, không động, và không dấy lòan.
Đến trạng thái thân an thần lập,
Thì niệm điều đạo pháp vận hành;
Rõ đường hô hấp tử sanh,
Vào ra đóng cửa cho thành thói quen.
Chẳng dụng ý, nhớ, quên mọi lẽ,
Chẳng trước tâm là sẽ làm gì;
Nương theo máy nhiệm huyền vi,
Vô hay chánh niệm chính thì là đây.
Vậy chánh niệm hay bày vọng niệm,
Đều do nơi nhứt điểm tâm đầu;
Khỏi cần tìm kiếm đâu đâu,
Quay về phản tỉnh nội cầu thì thông.
3)- phản tỉnh nội cầu để làm chi ?
Phản tỉnh nội cầu để kiểm sóat tâm viên ý mã của mình. Bởi vì chính nó rất lanh lợi, rất quỷ quyệt qua mặt Chủ Nhơn Ong trong giây phút mà không hay. Có lắm khi ta đang ngồi tịnh đó mà tâm đã phóng đi ngàn dặm. Khi ta ngồi thiền mà tâm lén lén dong ruỗi ngọai cảnh mà ta không hay.
Hèn chi tiền nhân đã từng cảnh giác :
Luyện kỷ tối nan, hòan đan thậm dị.
Nghĩa là luyện cho thân tâm thanh tịnh chuyên nhứt rất khó, còn việc tu kết linh đơn rất dễ. Nhưng… tâm mà không chuyên nhứt thì làm gì kết hợp linh đơn, khó là ở chổ đó.
Chúng ta phải luôn luôn cảnh giác chớ nên lơi lỏng, hớ hênh tưởng rằng đã kềm được tâm, nhưng nó đã phóng đi từ lâu rồi. Hèn chi Tiền Nhân đã từng nói :
Không lo tật xấu nảy sanh,
Chỉ e nó phát mà mình không hay;
Không lo bệnh họan khuấy rầy,
Chỉ e phiền não lòng này cưu mang.
Chẳng lo chết yểu chết oan,
Chỉ e cừu hận ngập tràn tâm trung.
Chẳng lo tu chẳng thành công,
Chỉ e dãi đãi mà không chuyên cần.
Chẳng lo chẳng hội được thần,
Chỉ e vọng niệm muôn phần ưu tư.
Chẳng lo chẳng phát lòng từ,
Chỉ e cố chấp khư khư sân cuồng.
Lòng mà thanh thản luôn luôn,
Ơn Trời Đạo Pháp như tuông suối trào.
Đừng phân tu thấp tu cao,
Đừng phân tu trước tu sau tháng ngày.
Mà nên chú ý điều này,
Tâm bình hạnh trực mình đây thế nào ?
Kính thưa quí vị.
Khi đã biết vọng tâm nhược điểm như vậy, thì chúng ta phải đề cao cảnh giác. Chẳng lo tâm phóng ra ngòai, chỉ lo biết chậm, chừng hay thì đã rồi.
4)- phương pháp thực hành ra sao ?
Xuyên qua ba tiết mục trên đã phân giải cho biết rằng chúng ta chỉ có một tâm thôi, đó là Chơn Tâm, do lục căn tiếp xúc với lục trần làm tâm nhiễm ô dao động. Mắt thì nhiễm sắc tướng, tai thì nhiễm âm thanh, mũi thì nhiễm mùi thơm hương sạ, miệng lưỡi thì nhiễm vị ngon béo ngọt bùi, thân thì nhiễm sự va chạm trơn tru, ý thì nhiễm thị phi phải quấy. Những thứ lục trần đó tòan là giả cảnh chứ không có thật tướng, nhưng khi tâm nhiễm rồi bèn cho nó là thật rồi đam mê. Hễ đam mê thì ám muội, không còn biết được bản chất thật của nó, và không còn giữ được linh thông. Nó không còn là Chơn Tâm nữa, mà nó là vọng tâm, vọng thức.
Đã biết nó như vậy rồi thì ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác, đừng trọn tin vào mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý…
Nhứt là khi vào tịnh đường lại càng phải cảnh giác hơn nữa kẻo nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn.
Vào tịnh thất dọn mình tu luyện,
Chốn thiền phòng cải tiến dục tâm;
Ngó, nghe, nói,tưởng vững cầm,
Thâu vào hang trống mà tầm Chủ Ong.
Thiền là tâm huyền công luyện kỷ,
Tâm là thần nhứt lý dung thông;
Ở trần chẳng dính bụi hồng,
Ở trong sanh diệt, thóat vòng diệt sanh.
Chủ tình thức tâm linh chiếu diệu,
Thấu suốt điều thọ yểu cùng thông;
Tự do, tự tại, thong dong,
Vào ra thấy tánh chơn không hiện bày.
Đó cũng là bản lai diện mục,
Cội rễ người chẳng chút chialy;
Thù đồ vạn trượng đồng qui,
Trời, Người một Đạo chấp trì một tâm.
Biết được rồi chăm chăm ráng giữ,
Giữ đừng cho các thứ nhiễm ô;
Lục căn thanh tịnh bày phô,
Đừng đem vọng ý mà tô điểm vào.
Hễ một niệm khởi màu trần tục,
Tham, sân, si, giây phút dấy lòan;
Đậy che một ánh linh quang,
Làm mờ chơn tánh lớp màn vô minh.
Mình còn chẳng biết mình đâu đấy,
Thì làm sao mình thấy tội tình;
Thế nên lịch kiếp tử sinh,
Đa mang nghiệp lực tiến trình khó khăn.

III. KẾT LUẬN :
Bài giảng này gồm có 3 trọng điểm như sau :
1)- Trọng điểm 1 :
hằng ngày, hằng giờ phải để tâm thần hướng nội vào tâm để tìm lẽ nhiệm mầu của Đạo, của Trời, đừng cho tâm phóng ngọai. Đó gọi là PHẢN TỈNH.
2)- Trọng điểm 2 :
muốn tìm Đạo, tìm Trời, tìm Phật hãy hướng vào tâm, thâu thần vào tâm mà cầu khẩn, mà tìm cầu thì l6u ngày có lúc sẽ gặp Trời, gặp Phật, gặp Chúa và hóat nhiên khải ngộ tâm linh, qua tiếng nói vô thinh, qua hình ảnh vô sắc tướng. Đó gọi là NỘI CẦU.
3)- Trọng điểm 3 :
tập trung tinh thần dẫn khí vào bồi dưỡng nhơn tâm và tâm linh, đó là phép nghịch hành phản bổn dầu mình đang sống giữa cõi đời nhiễu nhương, phiền não, ô trược nhưng thân tâm đã thóat ra khỏi vòng phiền não, ô trược.
Ngược xoay bộ máy diệu huyền,
Thần bền, khí vững là Tiên siêu phàm.
Thần ấy vốn là tâm là tánh,
Là Chủ Nhơn, Thiên Mệnh lâm trần;
Mạng là khí thể nhục thân,
Am Dương giao hội, Quỉ thần cũng đây.
Trời Đất dụng khí này tạo hóa,
Ra muôn lòai có cả thế nhân;
Con người có gốc Thiên Chân,
Đủ quyền Tạo Hóa pháp luân vững cầm.
Pháp luân ấy chế Âm Tà Khí,
Dụng Linh Quang tựu vị Dương Thần;
Dương Thần sưởi ấm nội thân,
Lúc nào cũng có mùa xuân nơi mình.
Phép phản bổn nghịch hành là thế,
Thóat ra ngoài công lệ tiết thời;
Thong dong tự tại thảnh thơi,
Ở trong sanh tử, vượt ngoài tử sanh.
NGÂM :
Chí tâm, chí cốt thực hành,
Nhút tâm, nhứt đức, chí thành sẽ nên.
Nếu chưa thành Phật đắc Tiên,
Cũng thành là bậc tu hiền thâm sâu.
Thời nào hay bất cứ đâu,
Phương châm PHẢN TỈNH NỘI CẦU đều hay.

Sọan xong vào hồi 16 giờ 30 ngày 13 tháng 12 năm 1995.
SOẠN GIẢ

HUỆ CHƠN








1-6-PHẢN TỈNH NỘI CẦU

I.- DẪN NHẬP
II.-CHÁNH ĐỀ
1)-Thế nào là phản tỉnh ?
2)- Thế nào là nội cầu ?
3)- Phản tỉnh nội cầu để làm chi ?
4)- Phương pháp thực hành ra sao ?
III.- KẾT LUẬN

I.-DẪN NHẬP:
Tạo hóa sanh con người. Con người nhờ có ngũ quan (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý) mà biết các sự vật chung quanh bên ngòai. Mặc dầu những sắc tướng âm thanh bên ngòai tự nó không có bản thể, do ngũ quan bám lấy rồi lần hồi trở thành thói quen, bèn cho bản chất của nó là thiệt như vậy, chớ thật ra không phải là như vậy. Bởi tưởng nó như vậy rồi sanh ra đam mê.
- Hễ tưởng châu báu ngọc ngà thì đam mê theo châu báu ngọc ngà.
- Hễ tưởng nhà lầu xe hơi thì đam mê theo nhà lầu xe hơi.
- Hễ tưởng sắc tướng thì đam mê theo sắc tướng…và…
Mà khi con người có tánh đam mê rồi thì ngũ quan đều hướng ngoại mà tìm cầu các sự vật giả tướng đó.
Người tu phép đại thừa là tìm cái thật, phải biết những giả tướng đó là ảo ảnh không thật, cho nên phải tìm kiếm cái gì là thật.
Đó gọi là phản tỉnh nội cầu.
Để đi sâu vào chi tiết, xin mời anh chị em theo dõi các tiết mục sau đây :
II.- CHÁNH ĐỀ:
1)- Thế nào là phản tỉnh nội cầu :
TỈNH : là xét nét các sự vật và xét nét nội tâm mình.
PHẢN : là trở lại, xét lại các sự vật mà mình đã nghĩ, chớ không phải vừa nghĩ là tin liền.
PHẢN TỈNH : là xét lại lòng mình, xét nét chân tướng của các sự vật, coi nó có đúng chơn lý không, đúng đạo lý không .
Thánh Nho hằng nhắc “Nhứt Nhựt tam tỉnh ngô thân giã”. Một ngày nên xét lại lòng mình ba lần để kịp thời điều chỉnh những điều sai trái.
Tâm của người tâm viên ý mã,
Hằng leo chuyền bương bả không ngừng;
Núi này chưa đứng vững chưn,
Bỗng trông núi nọ ra chừng tốt hơn.
Thường lấy cát nấu cơm tưởng gạo,
Thường nuôi rùa để cạo lấy lông;
Thường nuôi bầy thỏ trong lồng,
Chờ ngày thỏ lớn để mong lấy sừng.
Được xây dựng, không ưng, tự ái,
Đám thất tình bèn dấy động lên;
Tuy rằng chí đạo thật bền,
Nhiều năm lặn lội xuống lên hầu đàn.
Nhưng rốt cuộc dã tràng xe cát,
Uổng phí công lầm lạc bấy lâu;
Phải chi sớm biết quay đầu,
Tinh thần phục thiện nội cầu mà tu.
Thì công trình, công phu, công quả,
Làm sáng tâm Bát Nhã Thiên Chân;
Thánh, Tiên, Trời, Phật rất gần,
Chờ tâm phản tỉnh trở lần về nguyên.
Là người thắng được tâm viên,
Bắt con ý mã mà xiềng vào đây.
2)- Thế nào là nội cầu ?
NỘI : là bên trong lòng mình.
CẦU : là tìm cầu, là tìm kiếm những gì mà mình cần tìm kiếm.
Vậy PHẢN TỈNH NỘI CẦU là tìm kiếm chơn lý đạo đức ở trong thâm tâm mình chớ không phải tìm kiếm bên ngòai tâm. Bởi vì : Đạo Pháp trong tâm, ngòai tâm không có Đạo Pháp.
Người ta tìm Đạo, tìm Trời, tìm Phật thì thường đi tìm ở Hy Mã Lạp Sơn, Tà Lơn, Ong Cấm, Bà Đen … tìm như vậy suốt đời mãn kiếp cũng không bao giờ gặp Trời, gặp Phật, gặp Đạo….
Thánh xưa nói :” Thiên thính tuyệt vô âm, thương thương hà xứ tầm , phi cao diệc phi viễn, đô chỉ tại nhơn tâm, nhơn tâm sanh nhứt niệm, Thiên Địa tất giai tri”.
Nghĩa là :
Trời nghe tiếng nói thâm sâu,
Xanh xanh kia biết Trời đâu mà tầm;
Chẳng cao vọi, chẳng xa xăm,
Trời đà ngự tại thân tâm mỗi người.
Lòng người vừa móng niệm thôi,
Mà khắp vũ trụ đất trời đều hay.”
- Ngày xưa có một đạo hữu đang đau khổ tâm thần, chạy tới nhờ Thiền Sư định giùm tâm mình.
- Thiền Sư bảo : Đưa tâm ra đây cho a định cho
- Người đạo hữu kiếm hòai không thấytâm đâu mà chỉ.
- Thiền Sư bảo : Thế là ta đã định tâm cho ngươi rồi đó.
- Câu nói đó làm cho vị đạo hữu tịnh ngộ hết đau khổ.
- Một đạo hữu khác chạy tới năn nỉ Thiền Sư giải thóat giùm khổ tâm của mình ?
- Thiền Sư bảo : Có ai cột trói nhà ngươi đâu mà bảo giải thóat
- Câu nói bất chợt của Thiền Sư làm cho vị đạo hữu đó hóat nhiên khải ngộ, hết khổ.
- Một vị đạo hữu khác xin nài nỉ cho vào chùa lạy Phật trong lúc chùa đóng cửa.
- Thiền Sư nói : cốt Phật trên bàn thờ là vật chất bằng cây bằng đá chớ đâu phải là Phật. Phật ở trong tâm nhà ngươi đó, cứ hướng vào tâm sẽ gặp Phật.
- Ba họat cảnh trên đây đều nói lên có một ý, đó là “ Nhứt thiết chư pháp giai tùng tâm sanh, tâm vô sở sanh, pháp vô sở trụ “ . Nghĩa là :” Các việc đều bở tâm sanh. Nếu tâm không động, vật thành không không “.
Tâm động là bịnh, tâm tịnh là thuốc, tâm thanh tịnh là chánh niệm, tâm vọng động là tà niệm, tà niệm sanh nhiều rắc rối, đau khổ.
Nào chánh niệm ? thế nào tà niệm ?
Hỡi tịnh viên hãy kiếm cho ra;
Vào thiền tạp niệm bao la,
Ấy là tà niệm, ấy là vọng tâm.
Còn vào tịnh để tâm rỗng tuếch,
Chẳng động lay y hệt cây khô;
Mơ màng hữu hữu vô vô,
Hôn trầm bất giác như vồ đá chai.
Lúc ngọai thiền thì hay tưởng chánh,
Ấy là Bồ Tát Hạnh viên dung;
Còn khi vào tịnh thất trung,
Không hôn, không động, và không dấy lòan.
Đến trạng thái thân an thần lập,
Thì niệm điều đạo pháp vận hành;
Rõ đường hô hấp tử sanh,
Vào ra đóng cửa cho thành thói quen.
Chẳng dụng ý, nhớ, quên mọi lẽ,
Chẳng trước tâm là sẽ làm gì;
Nương theo máy nhiệm huyền vi,
Vô hay chánh niệm chính thì là đây.
Vậy chánh niệm hay bày vọng niệm,
Đều do nơi nhứt điểm tâm đầu;
Khỏi cần tìm kiếm đâu đâu,
Quay về phản tỉnh nội cầu thì thông.
3)- phản tỉnh nội cầu để làm chi ?
Phản tỉnh nội cầu để kiểm sóat tâm viên ý mã của mình. Bởi vì chính nó rất lanh lợi, rất quỷ quyệt qua mặt Chủ Nhơn Ong trong giây phút mà không hay. Có lắm khi ta đang ngồi tịnh đó mà tâm đã phóng đi ngàn dặm. Khi ta ngồi thiền mà tâm lén lén dong ruỗi ngọai cảnh mà ta không hay.
Hèn chi tiền nhân đã từng cảnh giác :
Luyện kỷ tối nan, hòan đan thậm dị.
Nghĩa là luyện cho thân tâm thanh tịnh chuyên nhứt rất khó, còn việc tu kết linh đơn rất dễ. Nhưng… tâm mà không chuyên nhứt thì làm gì kết hợp linh đơn, khó là ở chổ đó.
Chúng ta phải luôn luôn cảnh giác chớ nên lơi lỏng, hớ hênh tưởng rằng đã kềm được tâm, nhưng nó đã phóng đi từ lâu rồi. Hèn chi Tiền Nhân đã từng nói :
Không lo tật xấu nảy sanh,
Chỉ e nó phát mà mình không hay;
Không lo bệnh họan khuấy rầy,
Chỉ e phiền não lòng này cưu mang.
Chẳng lo chết yểu chết oan,
Chỉ e cừu hận ngập tràn tâm trung.
Chẳng lo tu chẳng thành công,
Chỉ e dãi đãi mà không chuyên cần.
Chẳng lo chẳng hội được thần,
Chỉ e vọng niệm muôn phần ưu tư.
Chẳng lo chẳng phát lòng từ,
Chỉ e cố chấp khư khư sân cuồng.
Lòng mà thanh thản luôn luôn,
Ơn Trời Đạo Pháp như tuông suối trào.
Đừng phân tu thấp tu cao,
Đừng phân tu trước tu sau tháng ngày.
Mà nên chú ý điều này,
Tâm bình hạnh trực mình đây thế nào ?
Kính thưa quí vị.
Khi đã biết vọng tâm nhược điểm như vậy, thì chúng ta phải đề cao cảnh giác. Chẳng lo tâm phóng ra ngòai, chỉ lo biết chậm, chừng hay thì đã rồi.
4)- phương pháp thực hành ra sao ?
Xuyên qua ba tiết mục trên đã phân giải cho biết rằng chúng ta chỉ có một tâm thôi, đó là Chơn Tâm, do lục căn tiếp xúc với lục trần làm tâm nhiễm ô dao động. Mắt thì nhiễm sắc tướng, tai thì nhiễm âm thanh, mũi thì nhiễm mùi thơm hương sạ, miệng lưỡi thì nhiễm vị ngon béo ngọt bùi, thân thì nhiễm sự va chạm trơn tru, ý thì nhiễm thị phi phải quấy. Những thứ lục trần đó tòan là giả cảnh chứ không có thật tướng, nhưng khi tâm nhiễm rồi bèn cho nó là thật rồi đam mê. Hễ đam mê thì ám muội, không còn biết được bản chất thật của nó, và không còn giữ được linh thông. Nó không còn là Chơn Tâm nữa, mà nó là vọng tâm, vọng thức.
Đã biết nó như vậy rồi thì ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác, đừng trọn tin vào mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý…
Nhứt là khi vào tịnh đường lại càng phải cảnh giác hơn nữa kẻo nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn.
Vào tịnh thất dọn mình tu luyện,
Chốn thiền phòng cải tiến dục tâm;
Ngó, nghe, nói,tưởng vững cầm,
Thâu vào hang trống mà tầm Chủ Ong.
Thiền là tâm huyền công luyện kỷ,
Tâm là thần nhứt lý dung thông;
Ở trần chẳng dính bụi hồng,
Ở trong sanh diệt, thóat vòng diệt sanh.
Chủ tình thức tâm linh chiếu diệu,
Thấu suốt điều thọ yểu cùng thông;
Tự do, tự tại, thong dong,
Vào ra thấy tánh chơn không hiện bày.
Đó cũng là bản lai diện mục,
Cội rễ người chẳng chút chialy;
Thù đồ vạn trượng đồng qui,
Trời, Người một Đạo chấp trì một tâm.
Biết được rồi chăm chăm ráng giữ,
Giữ đừng cho các thứ nhiễm ô;
Lục căn thanh tịnh bày phô,
Đừng đem vọng ý mà tô điểm vào.
Hễ một niệm khởi màu trần tục,
Tham, sân, si, giây phút dấy lòan;
Đậy che một ánh linh quang,
Làm mờ chơn tánh lớp màn vô minh.
Mình còn chẳng biết mình đâu đấy,
Thì làm sao mình thấy tội tình;
Thế nên lịch kiếp tử sinh,
Đa mang nghiệp lực tiến trình khó khăn.

III. KẾT LUẬN :
Bài giảng này gồm có 3 trọng điểm như sau :
1)- Trọng điểm 1 :
hằng ngày, hằng giờ phải để tâm thần hướng nội vào tâm để tìm lẽ nhiệm mầu của Đạo, của Trời, đừng cho tâm phóng ngọai. Đó gọi là PHẢN TỈNH.
2)- Trọng điểm 2 :
muốn tìm Đạo, tìm Trời, tìm Phật hãy hướng vào tâm, thâu thần vào tâm mà cầu khẩn, mà tìm cầu thì l6u ngày có lúc sẽ gặp Trời, gặp Phật, gặp Chúa và hóat nhiên khải ngộ tâm linh, qua tiếng nói vô thinh, qua hình ảnh vô sắc tướng. Đó gọi là NỘI CẦU.
3)- Trọng điểm 3 :
tập trung tinh thần dẫn khí vào bồi dưỡng nhơn tâm và tâm linh, đó là phép nghịch hành phản bổn dầu mình đang sống giữa cõi đời nhiễu nhương, phiền não, ô trược nhưng thân tâm đã thóat ra khỏi vòng phiền não, ô trược.
Ngược xoay bộ máy diệu huyền,
Thần bền, khí vững là Tiên siêu phàm.
Thần ấy vốn là tâm là tánh,
Là Chủ Nhơn, Thiên Mệnh lâm trần;
Mạng là khí thể nhục thân,
Am Dương giao hội, Quỉ thần cũng đây.
Trời Đất dụng khí này tạo hóa,
Ra muôn lòai có cả thế nhân;
Con người có gốc Thiên Chân,
Đủ quyền Tạo Hóa pháp luân vững cầm.
Pháp luân ấy chế Âm Tà Khí,
Dụng Linh Quang tựu vị Dương Thần;
Dương Thần sưởi ấm nội thân,
Lúc nào cũng có mùa xuân nơi mình.
Phép phản bổn nghịch hành là thế,
Thóat ra ngoài công lệ tiết thời;
Thong dong tự tại thảnh thơi,
Ở trong sanh tử, vượt ngoài tử sanh.
NGÂM :
Chí tâm, chí cốt thực hành,
Nhút tâm, nhứt đức, chí thành sẽ nên.
Nếu chưa thành Phật đắc Tiên,
Cũng thành là bậc tu hiền thâm sâu.
Thời nào hay bất cứ đâu,
Phương châm PHẢN TỈNH NỘI CẦU đều hay.

Sọan xong vào hồi 16 giờ 30 ngày 13 tháng 12 năm 1995.
SOẠN GIẢ

HUỆ CHƠN




HUỆ CHƠN

Nên Người chẳng phải dễ gì đâu,
Nên Phật Thánh Tiên lại khó cầu,
Biết sửa một ly là đắc quả,
Con ôi Diêu Điện Mẹ đang sầu.

Đức Diêu Trì Kim Mẫu, Thiên Lý Đàn, 01-02 Mậu Thân, 27-01-1968

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây