Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Bức thư pháp Truyện Kiều / Phạm Huy Thông - Tuổi Trẻ Online

    Đến chiều tối 22-12, "ông đồ thời @" Trịnh Tuấn đã thực hiện được hơn 2.200 câu thơ Truyện Kiều ...


  • Thầy Khai Đạo / Đức Chí Tôn

    Con thiết lễ Khai Minh Đại Đạo, Thầy giáng lâm chỉ giáo chơn cơ; Bấy lâu luống những đợi chờ, Chờ con cất ...


  • Danh lợi - Đắc thất / Lê Anh Minh dịch

    Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch 15. DANH LỢI  名 利 – ĐẮC THẤT  得 失 337. Danh ...


  • Tâm rộng lớn trùm bao trời đất, Đức tạo sanh muôn vật tinh cầu. Buông ra trải khắp đâu đâu, Gom về còn ...


  • Tết Đoan ngọ / Minh Trung (Theo lời kể của Ngài Thanh Đồng- Sáu Long Đinh).

    Một ngày Tết Đoan Ngọ thật tươi trong và đầy ánh Thái dương ấm áp.Cơm nước đã sẵn sàn, tôi ...


  • Cơ đạo hi hữu / Nhịp cầu giáo lý

    "Đức Thượng Đế đến khai đạo đã là một hi hữu, mà vấn đề hoát khai Đại Đạo để cứu ...


  • Le Tao / Nguyen Ngoc Chau

    L’histoire dit que l\'empereur Fo-Hi regarda le Ciel, puis baissa les yeux vers la Terre, en observa les particularités, considéra ...


  • Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi / Ban Quản Lý Tổ Đình Chiếu Minh TTVV

    Tại Thảo Lư: Thánh Đức Tổ Đình. Cao Đài Đại Đạo Chiếu Minh Tam Thanh Vô vi Ngày 15/10 Mậu Tý, ...


  • LỄ KHÁNH THÀNH THÁNH THẤT CAO ĐÀI NAM VANG ( 22-5-1037)(*) / Lich sử Đạo Cao Đài-Gabriel Gobron- Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng dịch

    Cuộc lễ khánh thành nầy gây được nhiều tiếng vang trong giới báo chí Đông Dương. Nhựt báo La Presse indochinoise ...


  • Huờn Cung Đàn ,Tý thời 14 rạng Rằm tháng 7 năm Tân Sửu (24.08.61) ( Vía Trung Nguơn ) U hiển huyền ...


  • ”Đạo là con đường duy nhất của vạn linh sanh chúng, từ Thầy ban phát đến thế gian và từ ...


  • Tiểu sử Ngài Trần Đạo Quang / Trích quyển Sử Đạo

    NGÀI TRẦN THANH NHÀN (Thái Lão Sư TRẦN ĐẠO QUANG) (1870 - 1946) Ngài Trần Đạo Quang tên tục là Trần Thanh ...


22/12/2006
Thuần Chơn

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 03/01/2010

Diệt trừ niệm lự

DIỆT TRỪ NIỆM LỰ

***

Điều tối kỵ nhứt đối với thiền gia là niệm lự, vì Thiền là phải diệt trừ niệm lự. Cốt yếu của Thiền là vô niệm, lấy sự thanh tịnh làm tôn chỉ. Nếu tâm còn niệm lự, còn vọng động thì làm sao thanh tịnh được mà đạt máy huyền cơ, khởi mạch khí Tiên Thiên hằng hữu nơi người. Đức Lão Tổ có bảo tịnh viên trong khóa tu 28.4.01 về nhà trong 3 tháng hãy cố gắng diệt trừ niệm lự.

Ta hãy định nghĩa hai chữ niệm lự và tại sao thiền cần thiết phải diệt trừ niệm lự ? Và tìm cách nào để diệt trừ được niệm lự ?

Niệm lự là gì  ? Niệm là nhớ lại, là nghỉ đến; lự là lo lắng,nghĩ ngợi, suy tính. Tóm lại Niệm lự làm cho tâm vọng động, đảo điên nghĩ nhớ lo lắng đủ điều thì làm sao tâm được lặng lẻ, lắng yên, thanh tịnh được?

Chúng ta hãy bình tâm lắng nghe lời khuyên nhủ của Đức Bảo Pháp Chơn Quân về việc này vì nó rất cần thiết cho tịnh viên muốn đạt được kết quả trước khi nhập vào tịnh đường:

"Chư tịnh viên nên suy nghĩ, sư vô vi, đạo vô vi, ắt phải đòi hỏi nơi người học đạo có một tâm chí kiên trì chuyên nhứt. Bước vào đơn phòng để thiền định, thì phải dứt bỏ mọi niệm lự, duyên cảnh nơi tâm. Ngoài Đạo tâm không còn điều gì đáng suy nghĩ, ngòai pháp tâm không có gì đáng chăm lo, ngoài sự tâm thanh tịnh, không còn có gì để nhớ nhung vươn vấn.

Được như vậy, thì ngày ngày sáng suốt, bá bịnh tiêu trừ, mới dễ dàng tu đơn kiết thánh được"

Để trấn an đức tin, vững vàng xin hãy nghe Thánh Ý của Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn vì tình thương ưu ái hướng dẫn dắt dìu chúng ta trên đường tu tịnh. Ngài cắt nghĩa thiền định là gì ?

"Thiền là tâm vô niệm, định là dừng lại tất cả. Vào thiền mà tâm chưa dứt niệm, đời sống vật chất lại chi phối rất nhiều làm tinh thần mờ mệt, thân thể nặng nề tê nhức, ngứa ngái đủ điều, định chưa được nên bị hôn trầm, ngủ gà, ngủ gật… Đó là bịnh chung của hành giả"

Đức  Chơn Nhơn còn dạy thêm rất kỹ : "Điểm đích trước tiên của người tu luyện công phu là lấy sự thanh tịnh làm tông. Thanh tịnh nơi đây không có ý nghĩa ngồi sửng như cây khô, như vách đá bất giác vô tri, mà thanh tịnh là giữ cho tâm đừng xao xuyến, ý đừng động, để noi theo cái lý vận hành của trời đất giáng thăng để sống, để làm cho tự thân, cho bổn phận vi nhân."

Xin tạm giải : ngoài trời đất thì có cái lý vận hành giáng thăng không ngừng nghỉ, trong nội thân ta phải vận chuyển hô hấp khí để điều hòa với nhịp điệu thiên nhiên để sống cho tự thân, để trừ bệnh tật, đó là bí quyết của công phu thiền định mà chúng ta đã được Ơn Trên chỉ dạy chu đáo tận tình. Đức Lão Tổ có dạy: "Hãy để lòng thanh tịnh, thanh tịnh cho đến khi nào cảm nhận thấy các thứ sân, si, kỳ thị, độc tôn vị kỷ, dị biệt và bất nhứt không còn chỗ nào xuất hiện, thì mọi việc sẽ an bày ổn định, từ cá nhân cho đến tập thể, vì các thứ ấy là nguồn gốc cho bản ngã. Diệt trừ thứ đó rồi thì bản ngã không còn, vô minh chẳng có, trí huệ phát sanh, nên thông suốt thì có gì làm ngăn ngại trên bước đường sứ mạng Thiên ân" (Đông Phương Lão Tổ).

Phương pháp để trừ niệm lự là tọa thiền mà chư Phật tiên đã chỉ truyền cho chúng ta tu tập tùy theo căn cơ mỗi vị.

Phải lưu ý để dè chừng lục căn; tai nghe mà chẳng phân biệt, mắt nhìn thấy sắc trần mà chẳng phân biệt;mũi ngửi mùi trần mà chẳng phân biệt, lưỡi nếm vị trần mà chẳng phân biệt; thân chạm vật trần mà chẳng phân biệt. Chính vì phân biệt mà có ưa, ghét, thân, thù, khao khát ước vọng để kết thành nghiệp quả luân hồi.

Chúng ta tâm niệm lời dạy của Đức Bảo Pháp Chơn Quân để kết luận  buổi tu học :

"Người tu hành chơn chánh cần phải có một tâm chuyên nhứt,Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 15-02 Nhâm Tuất vô kỷ, vô cầu, vô niệm thì quỉ vô thường sẽ bất lực trước thần lực của hành giả". Chúng ta hãy tin chắc là "nếu chúng ta công phu đại định được thì đương nhiên chúng ta đạt được thần lực khả dĩ đẩy lui được tà khí vây hãm chúng ta.". Khi tọa thiền chúng ta cần lưu lý lời khuyên của Đức Như Ý Đạo Thoàn :

"Vào thiền định mắt, tai gìn giữ

Vì ngó nghe, niệm lự mới sanh

Biết rồi các cửa đóng canh,

Giữ cho thần khí lưu hành động cơ".

Các cửa là lục căn, sáu cửa ngõ ra vào là nhãn, nhĩ,tỉ, thiệt, thân, ý. Hễ cửa mở thì lục trần xâm nhập vào làm niệm lự đảo điên xáo trộn, tâm trung không được thanh tịnh để công phu thiền có hiệu quả. Kinh nói :

"Đóng sáu cửa ngăn ngừa bảy tướng"

là đóng sáu căn đó để ngăn ngừa không  cho bảy tướng giặc là thất tình: hỉ, nộ,ái, ố, ai, lạc, cụ xâm nhập vào thành tức là tâm nội. Trong hai cửa ngõ nguy hiểm nhứt là cửa mắt và tai, nên Ơn Trên có dạy : "thính thị khôn động, tình không nhiễm trần".

Tai, mắt không động đậy thì tâm không nhiễm bụi trần.

"Khi khí ấy trở thành chánh khí,

Khiến cho loài tà mị lánh xa,

Bấy giờ ta biết được ta,

Cao Đài nội tại, ta là chủ ông"

Nói tóm lại, chúng ta muốn diệt trừ niệm lự thì phải tọa thiền, hồi quang phản chiếu (nội quán) ngó thẳng vào tâm nội để soi chiếu cho thấy chơn tánh, nhà Phật gọi là minh tâm kiến tánh.

Đức Thái Thượng Lão Quân cũng nói : "Ngô tòng vô lượng kiếp, nội quán đắc đạo, nãi chí hư vô". Tạm dịch : Ta từ vô lượng kiếp tới nay, dùng nội quán mà đắc đạo, mà tới được Hư Vô.

Sách Tính mạng khuê chỉ có viết " quán tâmkhông dễ, chỉ chỉ là đình chỉ, dừng lại, chận niệm lại còn khó hơn quán tâm là nhìn vào xem xét cái tâm niệm khó hơn. Cho nên chỗ niệm khởi đầu là căn cơ sinh tử".

Kết luận : Chư tịnh viên chúng ta phải chú tâm vào lời dạy của Đức Lão Tổ Tôn Sư: ….từ cấp Sơ cơ cho đến luyện kỷ huờn đơn, chư đệ muội phải nhớ: trước sau đều không một niệmTâm vô nhứt niệm (Huệ Năng), có như thế để thân tâm thanh lãng, hiệp thần tú khí"

Đông Chí Bính Tuất (2006)

Phụ lục :

Kinh Khởi tín luận của Phật giáo có nói :

"Ly niệm là cốt yếu của sự tu hành.Vô niệm là đạt đến mức chứng nhập chơn như".

Mời đọc thêm: 

[ Mời đọc thêm: L' Initiation a la meditation caodaiste (Mục Thư Viện - Tủ sách Cao Đài]
Thuần Chơn
Diệt trừ niệm lự / Thuần Chơn

Tánh Mạng Song Tu / Thuần Chơn

Nhị Xác Thân / Thuần Chơn

Chơn nhơn / Thuần Chơn

Thiên Địa Chi Tâm / Thuần Chơn

Đạt đạo nhờ tâm chẳng vọng tâm,
Muôn đường ngàn nẻo cũng do tâm.
Hỡi ai giữ được tâm chuyên nhứt,
Sẽ dứt phàm tâm lộ thánh tâm.

Đức Bảo Pháp Chơn Quân, CQPTGL, 13-5 Tân Dậu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây