Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

    “Bởi quyền Đạo còn yếu nên thế quyền mới lấn được; dầu phải thế quyền cao rộng đến bao nhiêu ...


  • Đối với nhân loại, di sản là những gì do lịch sử tiến hóa của loài người để lại, có ...


  • Tâm vô ngại / Đức Quán Thế Âm Bồ Tát

    Đạo lý nhiệm mầu, pháp môn vô tận. Đời là một trường học để vạn hữu tiến hóa trong định ...


  • Nghiệp số / Thiên Vương Tinh

    Bất kỳ trong xã hội nào trên hoàn cầu này, đều có cảnh trạng : người thì nhà cao cửa ...


  • Đức Ngọc sanh vào ngày 1.9 Canh Dần (1890) tại Cần Giuộc. Từ nhỏ đến khi trưởng thành Ngài sống ...


  • Tỳ Thổ / Thiện Chí

    Dưỡng sinh và Đạo pháp là những hành trang rất quan trọng cho người cầu tu giải thoát. Các môn ...


  • Kỷ niệm tái thiết Vĩnh Nguyên Tự _______ Bài nói chuyện tại VĨNH NGUYÊN TỰ ngày 15-3 Đinh Hợi (01-5-2007) [Ảnh: Đạo Trưởng ...


  • Chư Môn-đệ nghe! Phần nhiều trong các con chẳng để lòng thờ kính Thầy, tưởng cho đem thờ Thầy vào ...


  • Liên Hợp Quốc / Sưu tầm

    Liên Hiệp Quốc, viết tắt là LHQ (còn gọi là Liên Hợp Quốc), là một tổ chức quốc tế bao ...


  • Cựu Ước / Wikipedia EncyclopediaTiếng Việt

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Cựu Ước, còn gọi là Kinh thánh Do Thái, là phần đầu của toàn bộ ...


  • Chân truyền giáo huấn về con đường Tu cứu độ cửu huyền thất tổ được tóm lược qua lời của ...


  • Con đường đi đến chỗ trực nhận cái tâm tuy muôn nghìn lối nẻo, song tựu trung lại chỉ có ...


20/01/2007
Hà Văn Phủ & Nguyễn Văn Tài

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 20/02/2010

Sài gòn : Một trung tâm thần lực

Đôi nét lịch sử, địa lý thiên nhiên và văn hóa

Ngày 02-7-1976 Sài Gòn đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Thành Phố). Thành Phố nằm trong tọa độ địa lý khoảng 10010’–10038’ vĩ độ bắc và 106022’–106054’ kinh độ đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.

Cách Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, Thành Phố là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm Thành Phố cách bờ biển Đông 50km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế. Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn/năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất chỉ cách trung tâm Thành Phố 7km.

Sài Gòn cổ xưa được thành lập từ năm 1623. Tới năm 1698, Chúa Nguyễn cử Thống Soái Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất phương Nam, khai sinh ra thành phố Sài Gòn. Năm 1862, thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn đưôc phê duyệt với quy hoạch 500.000 dân. Ngày 15-3-1874 Tổng Thống Pháp ký sắc lệnh chính thức thành lập thành phố Sài Gòn. Hiện nay Thành Phố có rất nhiều công trình kiến trúc cổ, di tích và bảo tàng.

Một thời được gọi là Hòn ngọc Viễn Đông, Sài Gòn là trung tâm thương mại và nơi hội tụ của nhiều dân tộc. Mỗi dân tộc có tín ngưỡng, sắc thái văn hóa riêng, góp phần tạo nên một nền văn hóa đa dạng. Đặc trưng văn hóa của vùng đất này là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc với những nét văn hóa phương Bắc, phương Tây, góp phần hình thành lối sống, tính cách con người Sài Gòn, những con người thẳng thắn, bộc trực, phóng khoáng, có bản lĩnh, năng động, dám nghĩ, dám làm.

Thành Phố không có mùa đông, mà có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân mỗi năm là 1.979mm; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm là 27,550C.

Qua nhiều thời điểm lịch sử khác nhau, Thành Phố hội tụ nhiều luồng dân cư, dân tộc từ Bắc, Trung và Nam Bộ đến định cư sinh sống. Thành Phố bao dung tất cả các lưu dân đến từ mọi miền đất nước, và vì thế Thành Phố được xem là nơi đất lành chim đậu.

Thật vậy, chia ra 19 quận và 5 huyện, trên diện tích 2.095,239km2 với số dân (năm 2004) là 5.630.192 người, Thành Phố có nhiều cộng đồng dân cư khác nhau (khoảng hơn 1 triệu người bao gồm Hoa, Khơ-me, Chăm, v.v…) sống chung với người Việt trong một lịch sử lâu đời. Trong đó người Hoa đông nhất, tập trung ở Quận 5, chiếm 50% số người Hoa trong cả nước, và chiếm khoảng 12% số dân Thành Phố.

Cộng đồng dân cư ở Sài Gòn – Gia Định có nhiều thành phần rất khác nhau về địa phương, dân tộc, tôn giáo… Người Việt gốc miền Bắc di cư (năm 1954) cư trú ở các vùng Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định. Cộng đồng này khoảng 33.000 người, trong đó 75% là người Công Giáo di cư từ các vùng Bắc Ninh, Bùi Chu, Phát Diệm, Hải Phòng, Hà Nội, Hưng Hóa, Lạng Sơn, Thái Bình, Thanh Hóa, Vinh… Số giáo dân này tập trung đông nhất ở các quận vành đai Sài Gòn như Tân Bình (chiếm 40% số dân trong quận và tập trung trong 12 phường), Gò Vấp (10 phường), Phú Nhuận (5 phường), Bình Thạnh (phân bố đều trong các phường)…

Người Việt gốc miền Trung di cư vào Thành phố từ những năm 1959, 1960 và nhất là từ năm 1963 khi tình hình chính trị, chiến sự trở nên gay gắt ở miền Trung. Người gốc Quảng Nam tập trung ở khu Bảy Hiền, người Bình Định, Thừa Thiên và các tỉnh khác tập trung ở các xóm lao động vùng Cô Giang, Khánh Hội, Bàn Cờ…

Người Việt gốc Nam Kỳ Lục Tỉnh như Tây Ninh, Long An, Đồng Nai hay An Xuyên (Bạc Liêu), Ba Xuyên (Sóc Trăng), Long Xuyên… qua những biến động thời cuộc cũng đã bỏ quê để đi lên thành phố làm ăn sinh sống.[1] Từ đây trở lên, người viết đã tham khảo www.hochiminhcity.gov.vn.

Sau 1975, lại thêm đông đảo người dân từ Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, miền Trung nhập cư, khiến cho Thành Phố ngày càng đông đúc và chật chội. Từ khi có chính sách mở cửa, Thành Phố lại tiếp nhận thêm rất đông người các nước đến làm ăn, buôn bán, học tập, du lịch…

Tôn giáo, tín ngưỡng


Hiện nay Thành phố có 860 chùa, 120 tịnh xá và tịnh thất của Phật Giáo. Trong đó chùa Giác Lâm cổ nhất, được khởi công xây vào năm 1744. Công Giáo có 194 giáo xứ với 270 nhà thờ và 64 nhà tu dòng. Nhà thờ Chợ Quán được khởi công xây dựng từ năm 1727. Tin Lành có 45 nhà thờ. Hồi Giáo có 15 thánh đường.

Vào giữa thập niên 20 thế kỷ 20, Sài Gòn đã là điểm tựa để gầy dựng mầm mống ban đầu của đạo Cao Đài. Thoạt tiên, tiền bối Ngô Văn Chiêu từ đảo Phú Quốc về làm việc và tu thiền tại Sài Gòn (tháng 7-1924). Bấy giờ tiền bối đã thọ tâm pháp Cao Đài và là vị môn đồ đầu tiên của Đức Cao Đài Tiên Ông. Kế đó (tháng 7-1925), các tiền bối Phạm Công Tắc, Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang… tập xây bàn cầu tiên đã dần dần hình thành nhóm Phổ Độ tại Phố Hàng Dừa (d’Arras) nay là đường Cống Quỳnh.[2]Vị trí khi xưa hiện nay có lẽ chính là mặt bằng của Cơ Quan Phổ Thông Giáo LýNhóm Phổ Độ vọng Thiên cầu Đạo (16-12-1925) xong thì Đức Cao Đài Tiên Ông dạy các vị phối hiệp với tiền bối Ngô Văn Chiêu (tháng 01-1926). Tờ Khai Tịch Đạo cũng được lập tại Sài Gòn (29-9-1926) để chuẩn bị cho đại lễ Khai Minh Đại Đạo tại Gò Kén, làng Long Thành (tỉnh Tây Ninh) vào trung tuần tháng 11-1926, chính thức công khai hóa sự ra đời của tôn giáo Cao Đài, tức Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

Sau những cố gắng không thành để thống nhất các phái đạo Cao Đài, năm 1965 Ơn Trên thành lập tại Sài Gòn một guồng máy mà tên gọi hiện nay là Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý để xiển dương và phát huy một tinh thần thống nhất trong giáo lý Đại Đạo.

Như vậy, từ đầu thế kỷ 20 trở đi, Sài Gòn đã là một mạng lưới thần lực vì có rất nhiều đàn tiên Cao Đài để thông công với Đức Thượng Đế và chư Thần Thánh, Tiên Phật. Mạng lưới này kết thành từ rất nhiều đàn cơ lập ở nhiều nơi khác nhau trong thành phố. Đó là: Đàn Chợ Lớn, Đàn Liên Hoa, Đàn Long Ần, Đàn Long Hoa, Thiên Lý Đàn, Tam Giáo Điện Minh Tân, Thánh Tòa Vô Vi Huỳnh Quang Sắc, Trước Lý Minh Đài, Trước Tiết Tàng Thơ… Đó cũng là các thánh thất như Bàu Sen, Cầu Kho, Nam Thành, Liên Hoa Cửu Cung Thiên Đạo Học Đường, v.v… các thánh tịnh như Đại Thanh, Ngọc Điện Huỳnh Hà, Ngọc Minh Đài, v.v… và Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo.

Quả thật, biết bao hồng ân đã và đang bao trùm khắp Thành Phố để giáo hóa, che chở, thúc giục nhân sanh mau thức tỉnh lo tu cho kịp trở về quê cũ. Đến ngày hôm nay hình thể Đức Cao Đài Thượng Đế được thể hiện qua 84 thánh sở Cao Đài và hầu hết các Hội Thánh Cao Đài đều có thánh sở làm cơ quan đại diện tại Sài Gòn. Tính riêng theo từng Hội Thánh, số thánh sở mỗi nơi như sau:

Hội Thánh Bạch Y Liên Đoàn Chơn Lý 1, Ban Chỉnh Đạo 23, Cầu Kho – Tam Quan 1, Chiếu Minh Long Châu 1, Chiếu Minh Vô Vi Tam Thanh 2, Tây Ninh 37, Tiên Thiên 5, Truyền Giáo 3, và các thánh sở đơn lập 11.[3]Đơn lập tức là không thuộc về một Hội Thánh nào
Hà Văn Phủ & Nguyễn Văn Tài
Sài gòn : Một trung tâm thần lực / Hà Văn Phủ & Nguyễn Văn Tài

Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo / Hà Văn Phủ & Nguyễn Văn Tài

Tâm con vốn bửu tòa Thầy ngự,
Hãy giúp người gìn giữ Thiên cơ,
Hoằng khai Đại Đạo Tam Kỳ,
Công bình, bác ái, từ bi đứng đầu.

Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, CQPTGL, Rằm tháng 10 Quý Sửu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây