

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
TTO - Jimmy Wales được biết đến nhiều nhất với tư cách là người sáng lập ra Wikipedia. Ông bắt đầu ...
-
Lòng từ huệ bao la lớn rộng Đem tình thường sự sống sẻ chia Trần gian vạn khổ còn kia Lòng người Bồ ...
-
“Tam Kỳ Phổ Độ là một giai đoạn quan trọng trên lịch sử diễn tiến của nhân loại trong kỳ ...
-
Đức Trần Hưng Đạo dạy tại Thiên Lý Đàn, Tuất thời mùng 10 tháng 04 Ất Tỵ (10.5.1965)
-
CaoDaism was founded in Vietnam at the beginning of the 20th century by Cao Dai, the Supreme God or the ...
-
Mishukova không chỉ nghiên cứu tiếng Việt, văn hóa, lịch sử Việt Nam, mà còn chuyên sâu về kinh tế ...
-
Câu chuyện đức tin THÁNH THẤT THÀNH CÔNG - NHỮNG ĐIỀU HUYỀN DIỆU Trong thời đại văn minh, một xã hội duy ...
-
Islam /
Islam is the true religion of "Allah" and as such, its name represents the central principle of Allah's "God's" religion; ...
-
Phụ nữ là con người, mà con người thì đã có sẵn vị thế cao trọng đuợc Đấng Tạo Hóa ...
-
Trong một kiếp giáng sanh xuống trần gần đây nhứt tại Bạc Liêu, Cửu Nương có tên là CAO THOẠI ...
-
Dòng sông uốn khúc qua bao thác ghềnh, đón nhận mọi nguồn nước đục trong, nhưng không bao giờ dừng ...
-
Cao Đài Giáo hướng dẫn nhân sinh giải quyết cùng một lúc hai mặt Thế Đạo và Thiên Đạo trong ...
Chí Mỹ
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 09/01/2010
Tìm hiểu Pháp Chánh Truyền
Hiện nay Pháp Chánh Truyền và Tân Luật là luật lệ "căn bản" mà bất luận người tín hữu trong mọi chi phái nào nếu muốn làm đứa con tin của Đức Chí Tôn Thượng Tổ đều không thể thoát ngoài vòng chi phối của Pháp Chánh Truyền và Tân Luật.
Tân Luật tùy theo sự tiến hóa của nhân loại có thể canh cải lại thích hợp với sinh hoạt của nhơn sanh sau này.
Song Pháp Chánh Truyền cũng như Đạo thì bất di bất dịch, nói rõ hơn là không thể sửa cải lại được vì Pháp Chánh Truyền là chánh pháp do Đức Chí Tôn ban truyền để ứng dụng riêng cho cơ Phổ Độ Kỳ Ba này.
Khảo sát kỹ Pháp Chánh Truyền, có người cho là Hiến Pháp Đại Đạo – Ta có nhận xét gì?
Vì lời lẽ bình dị, mộc mạc cho nên những ai chưa có dịp đào sâu giáo lý Đại Đạo, vội cho rằng Pháp Chánh Truyền không có gì quan trọng cho lắm.
Không đúng như thế: Thật sự Pháp Chánh Truyền với lời lẽ súc tích hàm chứa cả mục đích và tôn chỉ của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, được thấy trong các nhiệm vụ của mỗi chức sắc ghi trong Pháp Chánh Truyền.
Đặc điểm của đường lối cũng như mục đích qua Pháp Chánh Truyền mà chúng tôi muốn khảo sát và trình bày đây là sự dạy dỗ và vấn đề luật pháp.
Về sự dạy dỗ, Pháp Chánh Truyền được chú giải như sau:
Cả chức sắc Hội Thánh Cửu Trùng Đài của Thầy lập, phải tùy theo tôn chỉ Đạo nghĩa là xu hướng về phần giáo dục mà thôi. Thầy đã xưng là Thầy đặng dạy dỗ, còn tên của chức sắc đủ chỉ rõ ràng phận sự giáo hóa là chánh vai của mọi người, như Giáo Hữu, Giáo Sư, Phối Sư, Đầu Sư, Giáo Tông; xem rõ lại thì tên mỗi vị chẳng mất chữ Giáo hay là chữ Sư. Cơ Đạo từ cổ chí kim, vẫn vậy, lại hiệp lời này: "Thiên mạng chi vị tánh, xuất tánh chi vị Đạo, Tùng Đạo chi vị Giáo." Thầy chỉ cậy Hội Thánh, Thầy đã đến lập thay quyền cho Thầy mà dạy dỗ cả con cái của Thầy, nghĩa là chúng sanh đặng hành, ấy là phận sự cần nhất của Hội Thánh đó.
Muốn cho nhơn sanh chịu nghe lời dạy dỗ thì điều kiện thiết yếu bắt buộc người lãnh nhiệm vụ dạy dỗ nhơn sanh phải có hạnh làm người. Cho nên Pháp Chánh Truyền bắt buộc ai muốn cầu phong vào hàng chức sắc Hội Thánh đều phải qua hàng Lễ Sanh là phẩm vị được chọn lựa trong giới tín đồ có hạnh hơn hết.
Như vậy, nhiệm vụ chánh yếu của Hội Thánh là thương yêu, dắt dìu con cái của Đức Chí Tôn mà có đạt được kết quả tốt đẹp hay không còn tùy thuộc nhiều yếu tố trong đó có luật pháp Đạo dùng để bảo tồn trật tự.
Pháp Chánh Truyền phân chia nhiệm vụ các chức sắc như sau:
Ở Trung Ương Hội Thánh chỉ có hai phẩm vị Giáo Tông và Đầu Sư là được quyền lập luật, một quyền tối quan trọng chỉ dành cho cấp lãnh đạo – để vạch đường chỉ lối cho cấp dưới thi hành.
Ở Địa phương, Giáo Sư, Giáo Hữu là hai phẩm vị thân cận nhất với nhân sanh đặng lo bề dạy dỗ phổ truyền chân lý Đại Đạo. Hai phẩm vị này không có quyền lập luật, nhưng lúc thi hành nhiệm vụ, nếu có Đạo luật nào của Hội Thánh làm ngăn trở cho cuộc giáo hóa cùng sinh hoạt của nhân sanh thì nhị vị đó được quyền xin Hội Thánh canh cải luật lệ lại. Đó là chưa kể những lời yêu cầu của Giáo Hữu được Đức Chí Tôn dặn dò Đức Giáo Tông phải trực tiếp xem xét giúp đỡ.
Giữa cấp lãnh đạo ở trung ương và cấp thừa hành ở địa phương có một phẩm vị trung gian rất trọng hệ là ba vị Chánh Phối Sư. Ba vị này chỉ được tùng quyền ngài Đầu Sư mà hành sự. Thật là hữu lý vì đã tôn trọng nguyên tắc phân quyền thì một người được ban cho quyền hành sự không thể kiêm nhiệm luôn quyền lập luật. Về điểm này Pháp Chánh Truyền có chú giải rõ ràng như sau:
Chánh Phối Sư nắm trọn quyền hành sự nơi tay, chỉ tùng lệnh Đầu Sư phán dạy thế nào thì phải tuân theo thế ấy, chẳng đặng cải mạng lệnh, tự mình chế biến, nhất nhất đợi lệnh Đầu Sư, song Đầu Sư cũng không đặng giành quyền của ba vị ấy…
Qua những nhận xét nêu trên, chúng ta rút tỉa được bài học gì trong Pháp Chánh Truyền?
Trước hết là vấn đề dạy dỗ mà đối tượng là nhân sanh. Muốn dạy dỗ người, nói pháp cho họ nghe, điều cần nhất là vị phụ trách công việc đó phải có đủ tâm, đức tài. Bằng lỡ kém tài, thì ít ra tâm đức phải hơn người. Thế nên Pháp Chánh Truyền bắt buộc muốn cầu phong vào hàng chức sắc Hội Thánh phải qua hàng Lễ Sanh là phẩm vị có hạnh hơn hết được lựa chọn trong hàng tín đồ là vậy.
Thứ nữa, nếu nguyên tắc phân quyền được áp dụng một cách chặt chẽ nghiêm minh từ trên xuống dưới, trật tự được bảo đảm, uy tín của chức sắc được đề cao thì Hội Thánh có kỷ luật, có đủ thế lực che chở nhân sanh trên những dặm đường gay go. "Thiếu kỷ luật nguyên tắc là đã gây mầm cho sự chia rẽ, sụp đổ." Đức Lý Giáo Tông đã dạy như thế.
Sau cùng điểm mà chúng tôi lưu ý là nguyên tắc luật lệ phải được áp dụng một cách công bằng, vô tư. Nếu không vì quyền lợi của Đạo, không vô tư, nguyên tắc luật lệ sẽ được dùng để làm bình phong che đậy tư hữu, dục vọng mà không một ai tránh được. Đó là mối nguy hại to lớn nhất làm chậm bước tiến của Cơ Đạo.