Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Tam giáo Việt Nam đã có một lịch sử lâu dài, kể từ thế kỷ I, II trở đi, cho ...
-
Chân truyền giáo huấn về con đường Tu cứu độ cửu huyền thất tổ được tóm lược qua lời của ...
-
Mới nhắm mắt bóng câu, hành giả đã vượt qua hết một chu kỳ ngắn ngủi, để ngắm lại hay ...
-
Từ chánh niệm đến vô niệm Thiện Chí Người tu hành chín chắn trước sau đều phải học tâm pháp. Điểm rốt ...
-
Hệ Từ Thượng-Chương VI viết: Quảng đại phối Thiên Địa, biến thông phối tứ thời, âm dương chi nghĩa phối nhật ...
-
Phát hiện mới về Pétrus Trương Vĩnh Ký một lần nữa lại khẳng định tầm vóc và vai trò quan ...
-
"Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nếp một như đường mía lau" Từ thuở nào xa xưa, Câu ca dao vời ...
-
Trong Huấn Từ ngày 14 tháng giêng năm Bính Ngọ 1966, tại Thiên Lý Đàn, Đức CHÍ-TÔN có dạy như ...
-
Nghệ thuật không thể là cái cầu nối giữa Khoa học, Triết học với Tôn giáo. Không thể là cầu ...
-
Những nỗi niềm nhân sinh mang ý nghĩa tríết học xuất phát từ sự phản tỉnh của tâm thức khao ...
-
Theo Larousse, "thiền" có nghĩa là "trải qua sự quán tưởng sâu sắc, khảo sát, suy tư sâu sắc." Theo ...
-
NCBL giới thiệu bài thơ Xuân "Xuân tha phương" và bài họa "Xuân quê cũ" trước thềm Xuân Mậu Tý ...
vnexpress.net
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 11/07/2010
Người Tây Tạng tiến hóa nhanh
Cuộc sống trên độ cao tới 4.900 m buộc người Tây Tạng phải tiến hóa rất nhanh để tồn tại.
Tại sao người Tây Tạng sống được trên mái nhà thế giới?
Một thiếu nữ Tây Tạng. Ảnh: peopledaily.com.cn.
Nồng độ khí oxy trong khí quyển trên cao nguyên Tây Tạng, Trung Quốc chỉ bằng 60% so với không khí ở mực nước biển. Vì thế, khi những người ở nơi khác tới Tây Tạng, họ sẽ mất sức rất nhanh và dễ bị đau đầu. Nếu phụ nữ ở vùng đất thấp bắt đầu mang thai khi tới Tây Tạng, họ sẽ sinh ra những đứa con nhẹ cân và có nguy cơ tử vong cao. Tuy nhiên, người Tây Tạng không gặp phải những vấn đề đó.
Livescience cho biết, nhà sinh học phân tử Rasmus Nielsen của Đại học California tại Mỹ và các chuyên gia thuộc Viện Di truyền Bắc Kinh lập bản đồ bộ gene của 50 người không có quan hệ họ hàng trong hai làng thuộc khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc. Hai làng nằm ở độ cao 4.300 m và 4.600 m. Họ cũng lập bản đồ gene của 40 người Hán tại Bắc Kinh.
Sau khi so sánh bản đồ gene của người Tây Tạng với người Hán ở Bắc Kinh, nhóm nghiên cứu nhận thấy khoảng 30 đột biến gene thường xuyên xuất hiện ở người Tây Tạng hơn người Hán. Gần một nửa trong số đó điều khiển hoạt động sử dụng khí oxy của cơ thể.
Một gene có thể tồn tại ở nhiều trạng thái. Mỗi trạng thái cụ thể của gene được gọi là một alen (allede).
Theo AFP, tốc độ thay đổi nhanh nhất xảy ra ở một gene có tên EPAS1. Những người Tây Tạng có hai alen lặn của EPAS1 có lượng hồng cầu trong máu thấp hơn rất nhiều so với người bình thường. Một alen lặn chỉ xuất hiện ở người Hán với tần số 9%, nhưng ở người Tây Tạng tần số đó tăng lên tới 87%.
"Đây là tốc độ thay đổi nhanh nhất về mặt di truyền mà giới khoa học từng thấy ở loài người. Rất nhiều người đã mất mạng vì họ không có những gene phù hợp với cuộc sống trên Tây Tạng", AFP dẫn lời Nielsen.
Nghiên cứu cũng cho thấy tổ tiên của người Tây Tạng tách khỏi người Hán khoảng 2.750 năm trước. Khi họ tới cao nguyên Tây Tạng, chỉ những người có những đặc điểm sinh học phù hợp với cuộc sống ít oxy mới sống sót.
Nhiều bằng chứng lịch sử cho thấy con người đã sinh sống trên cao Nguyên Tây Tạng hơn 3.000 năm, Nielsen nhấn mạnh. Ông và các đồng nghiệp cho rằng có thể người Tây Tạng hòa nhập vào những người đã sống ở đây, hoặc thay thế họ.
Minh Long
(vnexpress.net)