Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Tôi không biết cuộc đời, hay đúng hơn là cõi người tốt xấu thế nào mà từ các vị giáo ...
-
Khi Đức Chí Tôn khai đạo Cao Đài tại Việt Nam, nhân gian mới biết Lý Thái Bạch năm xưa ...
-
Nhân ngày mùng chín tháng Giêng là Khánh Đản của Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế, là Thầy, là ...
-
Từ thuở hoang sơ của địa cầu, loài người đã trải qua nhiều nỗi hãi hùng do biến động của ...
-
Phật giáo có một lịch sử trên hai ngàn năm, truyền bá đến rất nhiều nước trên thế giới. Ngoài ...
-
Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, mùng 7 tháng 6 Tân Dậu (8.7.1981) Quảng Đức Chơn Tiên: Mừng chư hiền hữu Thiên ...
-
THI Tam dương khai thới yến phi hồi, Đại Đạo phùng xuân nhứt tửu bôi, Thế thượng vô nan xuân bất tận, Ngô tâm ...
-
Đại Đạo TKPĐ khai mở chưa được một thế kỷ, thế mà khi lần giở những trang sử đạo người ...
-
Ở nước ta, Nho giáo đã có lịch sử rất lâu đời. Từ khi nước ta bị xâm lược và ...
-
Nhà khoa học làm những cuộc quan sát, thí nghiệm. Trong Phật giáo, con người tự thí nghiệm lấy chính ...
-
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 28 tháng 5 Tân Hợi (20.06.1971)
-
Lịch sử Trái Đấttrải dài khoảng 4,55 tỷnăm, từ khi Trái Đấtcùng với Hệ Mặt Trờihình thành từ Tinh vân ...
Thiện Tín
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 10/12/2010
QUYỀN PHÁP ĐẠO
I. Định nghĩa
II. Quyền Pháp nghiêm minh
III. Ứng dụng của quyền pháp
IV. Hại và lợi của việc không và có quyền pháp
* * *
I. ĐỊNH NGHĨA
1. Quyền Pháp là Thầy, là Đạo chớ không phải tôn giáo
Kính thưa quí vị, chắc trong chúng ta, đều biết quả trứng gà, nếu chúng ta đập quả trứng gà ra chúng ta sẽ thấy lòng trắng và lòng đỏ của trứng gà. Nhưng nếu chỉ có hai phần lòng trắng và lòng đỏ thì suốt đời quả trứng chỉ là quả trứng, chớ không bao giờ trứng gà sẽ nở thành con gà. Vậy thì có vị sẽ thắc mắc hỏi quả trứng muốn nở thành con gà cần có yếu tố nào nữa để quả trứng nở thành con gà ? và mỗi người chúng ta, nhờ gì mà tiến hóa lên hàng Thần Thánh Tiên Phật ? Đức Lý Giáo Tông đã giải thích cho chúng ta rõ điều này :
Hãy nhìn xem quả trứng gà. Chư hiền đệ muội sẽ thấy những gì ? Bần Đạo muốn nói ở đây là Quyền Pháp từ rất nhỏ cho đến rất lớn đều từ Thượng Đế mà sanh, từ Đại Từ Phụ mà thành.
Sở vật thực tại được tạo thành và biến sanh đều do Quyền Pháp. Điểm Quyền Pháp ở đây là cái ngòi của quả trứng. Những cái ngoại thức nội tại có đủ, nếu cái ngòi thật tốt thì quả trứng gà sẽ biến thành con gà sau một thời gian nào đó. Trái lại, nếu không có điểm Quyền Pháp của Thượng Đế ban, dầu có đủ điều kiện quả trứng vẫn hư hoại.
Trong sở vật thực tại con người, điểm Quyền Pháp là linh hồn. Nhờ đó mà sinh ra, trưởng thành, và có thể tiến hóa đến mức đổi phàm thành thánh, thay tục hóa tiên được… Các tôn giáo hiện có chỉ là cấu tử chớ chưa phải là "Đạo", là "Tôn giáo cứu thế". Vì lẽ đó mà Đại Từ Phụ mới ban Quyền Pháp. Quyền Pháp là Thầy, là Đạo, là động năng thúc đẩy tạo thành thánh đức sau hội Long Hoa.
Bần Đạo đã nói : Quyền Pháp là Thầy, là Đạo. Nhắc lại Đạo chớ không phải là tôn giáo.
NTTT, Ngọ, 01.01.K.Dậu (17.2.69) tr.5
2. Quyền Pháp là Đạo Pháp
Đức Đông Phương Chưởng Quản đã giải thích Quyền Pháp cũng là Đạo Pháp. Ngài dạy :
Nói rõ ràng để chư hiền đệ hiểu thêm : Quyền Pháp cũng là Đạo Pháp. Đạo Pháp lại là Quyền Pháp. Người hướng đạo lãnh đạo phải học cho tinh vi quán triệt cái quyền để chấp pháp được nghiêm minh, cũng như người tu luyện phải hiểu thêm được cái điểm Đạo duy nhất mới hành được cái Pháp.
Đạo không ở đâu mà không có : từ vật lớn nhất cho đến vật nhỏ nhất đều có điểm Đạo. Cũng như Hội Thánh, một Cơ Quan từ cấp lãnh Đạo tối cao cho đến nhân viên cộng sự cũng đều có cái quyền trước cái pháp. Vì thế mà người hành đạo phải xác nhận trách nhiệm mình trước quyền pháp.
TLĐ, Tuất, 13.6.C.Tuất (25.7.70) tr.9
Đức Quảng Đức Chơn Tiên đã xác quyết quyền pháp chính là trung tâm của vũ trụ, và tất cả vạn sanh đều có nó, đó chính là tình thương và sự sống. Ngài dạy :
Quyền Pháp vốn trung tim vũ trụ,
Vạn sanh đều có đủ pháp quyền;
Tình thương sự sống vô biên,
Cùng chung Thượng Đế, không riêng được nào.
MLTH, Tuất, 7.6.T.Dậu tr.6
Tình thương và sự sống chính là quyền pháp Đạo, Đức Chí Tôn đã nhắc nhỡ con cái của Ngài phải thương yêu nhau, dìu dắt nhau trên con đường tu học để hoàn thành sứ mạng kỳ ba. Ngài giải thích rõ hơn như sau :
3. Quyền Pháp Đạo là tình thương và sự sống
Thầy nhắc nhở các con nên thương yêu nhau, dìu dắt nhau trên đường tu học, để hoàn thành sứ mạng phổ độ kỳ ba. Quyền Pháp Đạo từ Tòa Thánh, Hội Thánh, Thánh Thất, Thánh Tịnh; mỗi người Thiên ân chức sắc, dầu lớn dầu nhỏ, hãy giữ gìn cho xứng đáng nghiêm minh. Quyền Pháp Đạo là tình thương và sự sống. Có nắm được Quyền Pháp thì Đạo mới hoằng khai, có tình thương, sự sống mới hòa bình an lạc. Đó là điều kiện duy nhất để con trở về bến khởi nguyên Đại Đạo, về cùng Thầy.
CQPTGL, Hợi, 30.12.Q.Sửu (22.01.74) tr.4
Tóm lại ở phần định nghĩa chúng ta có thể tạm hiểu quyền pháp là Thầy là Đạo chớ không phải tôn giáo, quyền pháp cũng là đạo pháp, quyền pháp cũng chính là trung tâm vũ trụ, mà tất cả vạn linh sanh chúng đều có đó là tình thương và sự sống.
Vậy thì chúng ta hãy cố gắng thực hiện cho đúng đắn quyền pháp. Chính là phải thực hiện quyền pháp cho nghiêm minh.
II. QUYỀN PHÁP NGHIÊM MINH
1. Quyền Pháp Nghiêm Minh
Đức Chí Tôn đã dạy con cái của Ngài phải tuân hành đạo luật cho quyền pháp nghiêm minh. Ngài đã dạy rõ cho chúng ta hiểu như sau :
Trước hết các con nhớ câu : Vật hữu bổn mạt, sự hữu chung thủy." Tòa Thánh, Hội Thánh, Thánh Thất, Thánh Tịnh đều là trong Đại Đạo. Các con phải tuân hành Đạo luật cho quyền pháp nghiêm minh. Những cái gì thừa con bỏ bớt, những cái gì thiếu con bổ sung vào cho trọn vẹn, củng cố hàng ngủ chức sắc để tạo nên bậc đạo đức chơn tu, trưởng dưỡng huấn luyện tu sinh tu sĩ để tạo thành trang hướng Đạo.
NTTT, Ngọ , 1.1.C.Tuất (27.01.71) tr.2
Muốn quyền pháp được nghiêm minh thì nhơn tâm phải hòa hợp và thanh tịnh, có như vậy thì đạo tâm mới chuyên nhứt. Ngài dạy :
Nhơn tâm có hòa hợp có thanh tịnh thì Đạo Tâm mới chuyên nhất. Đạo Tâm có chuyên nhất thì quyền pháp Đạo mới nghiêm minh.
MLTH, Tuất, 6,7,Q.Sửu (4.8.73) tr.1
2. Theo đúng quyền pháp Đạo luật
Đức Chí Tôn đã dạy con cái của mình phải theo đúng quyền pháp đạo luật đó chính là phải hành y Tân Luật chơn truyền, phải hành đúng điều qui và pháp Chánh Truyền có như vậy chúng ta mới hành tròn Thiên chức của mình. Ngài dạy
Hành Đạo con tua nhớ lịnh này,
Hành tròn Thiên chức mới rằng hay;
Hành y Tân Luật chơn truyền giữ,
Hành đúng Điều Qui, Pháp Chánh Thầy.
Hành thật vai tuồng khi trước định,
Hành xong nhiệm vụ lãnh từ đây;
Hành trình cân nhắc điều khinh trọng,
Hành chánh phận con đủ đức đầy.
THI VĂN DẠY ĐẠO
THHT, Q.I, tr.209
Trong chúng ta dĩ nhiên ai cũng muốn mình làm đúng quyền pháp, vậy chúng ta hãy tìm hiểu xem quyền pháp ứng dụng vào cuộc đời tu học hành đạo của mình như thế nào ?
III. ỨNG DỤNG CỦA QUYỀN PHÁP
1. Các tư kỳ phận
Chúng ta hãy thử tưởng tượng mình đang ở trong một hòa nhạc. Chúng ta sẽ thấy gì nơi ban nhạc đang chơi, đđệ tạm kể thành phần của ban nhạc gồm các nhạc cụ và các nhạc công. Các nhạc cụ gồm nhiều loại như violon, đàn tranh, guita bas, guita điện, sáo…. Các nhạc công chúng ta có thể hiểu đó là các nhạc sĩ sử dụng các nhạc cụ trên và người điều khiển đó là nhạc trưởng. Trước khi ban nhạc biểu diễn các nhạc sĩ đều phải điều chỉnh lại các nhạc cụ của mình cho đúng chuẩn định. Đó là một trong những yếu tố để giúp buổi biểu diễn được thành công. Và khi biểu diễn các nhạc công đều phải tuân thủ một cách nghiêm nhặt việc điều khiển của nhạc trưởng, đó cũng là yếu tố để buổi diễn được thành công, và yếu tố quyết định cho việc thành công đó là tâm hồn của những vị biểu diễn hôm đó có được thanh cao hay không ? Nói tóm lại đó là mỗi nhóm nhạc công phải các tư kỳ phận, phải làm đúng vai trò của mình, có như vậy thì buổi biểu diễn mới có thể thành công. Đức Lý Giáo Tông đã dạy rõ cho người chức sắc, chức việc phải các tư kỳ phận của mình, có như vậy thì mới xứng đáng hàng Thiên ân. Ngài dạy như sau:
Chư hiền đệ hiền muội! Cơ Quan ví như cây đàn, Đạo Lý ví như tiếng đàn, các cấp nhân viên hành sự Cơ Quan ví như nhạc sư và nhạc công chơi đàn. Đàn có hai phần : một là dây phím đúng điệu cung thương, hai là số người chơi đàn phải có tâm hồn thanh cao. Nếu dây phím không đúng mực đúng chỗ thì cây đàn ấy không là một món huệ dụng, dẫu nhạc sư tài ba lỗi lạc cũng không làm sao khảy lên đúng nhịp điệu. Nếu nhạc sư là người chơi đàn, dầu cho là một người chuyên nghiệp, nhưng không có tâm hồn thanh cao, tiếng đàn không sao quyến rũ được những người thanh cao thích nhạc.
Ai ai cũng thích nghe nhạc, nhưng tùy theo âm điệu nhạc, tùy theo tâm hồn của người sử dụng nhạc. Nếu khi người sử dụng nhạc khí có những tâm hồn cuồng loạn làm sao trổi lên những âm điệu trầm bổng êm đềm thức tỉnh khách trần trong cơn mê mộng. Trong một ban nhạc, dầu những món nhạc khí, nhạc cụ, hình ảnh có khác nhau, nhưng khi trổi lên một bản nhạc hợp tấu, đâu đó đều trúng điệu trúng nhịp, âm thanh điều hòa, có phải nhờ mỗi nhạc công đều lên dây theo đúng tầng âm thanh, theo một khuôn viên mẫu mực , theo đúng các ký âm pháp của bản nhạc, và luôn luôn hướng về sự điều khiển của nhạc trưởng hay chăng ? Nếu ngoài qui luật ấy, dầu một hai món nhạc khí cũng đủ gây nên âm điệu cuồng loạn, mất trật tự, khiến người nghe nhạc phải điên đảo thêm lên. NMĐ, Tuất, 01.03.Đ.Mùi (01.04.67) tr.5
Đức Lý Giáo Tông dạy tiếp :
Người chức vụ tinh chuyên trách vụ,
Các tư kỳ phận đủ công tư;
Khi bất túc lúc hữu dư,
Cùng trong tập thể bù chì đở nâng.
Được như vậy trong phần tu chứng,
Được thế rồi mới xứng Thiên Ân;
Sống thì trọn Đạo vi nhân,
Thác làm Tiên Phật Thánh Thần khó chi.
CQPTGL, Tuất, Rằm.01.T.Dậu
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý là guồng máy sau cùng, mỗi người mỗi việc, người nào cũng quan trọng cả. Mỗi người là một bộ phận, hễ khi ráp đúng chỗ, đúng khớp toàn thể bộ máy phát động điều hòa, âm thanh êm dịu, tác động trôi chảy nhậm lẹ. Nếu ráp không đúng chỗ, không ăn khớp, việc đâu còn đó, vì bộ máy không chạy được. Mỗi bộ máy vật chất ngoài đời, kỹ sư đều có viết một quyển sách chỉ dẫn cách ráp, cách săn sóc và cách điều khiển sử dụng bộ máy đó. Nếu người thợ và người sử dụng sau này làm đúng theo sự chỉ dẫn đó, bộ máy được hoàn hảo dùng lâu. Trái lại là hỏng sớm.
Cơ Quan Đạo cũng là bộ máy. Quyển sách nhỏ tạm thời hiện nay là bản Thánh Dụ Qui Điều với lời bổ túc là các lời Thánh ngôn Thánh giáo liên tiếp. Cười!
TLĐ, Tuất, 23.03.Đ.Mùi (02.05.67) tr.4
Ứng dụng thứ hai của Quyền pháp là chúng ta phải trên hòa dưới thuận. Khi thực hiện được điều đó là chúng ta đã tạo được một tình thiêng liêng đạo đức. Đó là điều Đức Mẹ Vô Cực Từ Tôn đã ân cần nhắc nhỡ :
2. Thượng hòa hạ mục
Điều Mẹ cần dặn các con là phải trên hòa dưới thuận. Đối với những người dẫn đường dắt nẻo cần trọn lòng kính mến. Đối với người mới tập tành tu học cần phải vỗ về khuyên nhủ thăm nom để gây được tình thiêng liêng đạo đức. Đó là các con xây được nền móng cho nữ giới trong một Hội Thánh để còn phải tạo lên ngôi nhà chung của nữ giới Đại Đạo.
MLTH, Tuất, 3.5.Q.Sửu (8.6.73) tr.11
Mỗi người tín đồ chúng ta, cần phải tự khép mình trong kỷ luật, phải tự cầu tự kiểm để chúng ta đều được chính vị và chính danh. Có như vậy thì chúng ta mới giữ lễ lẫn nhau, và khi có lễ thì trật tự được an bài và sứ mạng mới được hoàn thành. Đức Lý Giáo Tông đã dạy “
3. Trật tự an ninh
Mỗi người phải tự cầu, tự kiểm, tự khép mình trong kỷ luật để mỗi mỗi đều được chánh vị, chánh danh. Như thế mới kính mến nhau mà giữ lễ với nhau. Có lễ thì trật tự được an bài và sứ mạng mới hoàn thành được vậy. CQPTGL, Tuất, Rằm.01.M.Ngọ,tr.4
Đức Mẹ dạy rõ hơn :
Những trật tự sắp xếp chu đáo để dễ dàng hành Đạo trong một tổ chức , các con nên tôn trọng mới được điều hòa hóa để tiến hành. CLĐ, Tuất, 2.3.C.Tuất (21.4.70) tr.8
4. Trung Dung để quyền pháp Đạo Luật không bị dẫm chân
Đức An Hòa Thánh Nữ đã dạy người chức vụ phải làm việc một cách trung dung,
Chúng ta hãy nghe lời dạy của Ngài về Trung Dung như sau :
… Vì thiếu nó nên sự điều hành guồng máy hành đạo thường vấp phải mọi trở lực. Đó là khi cẩn thận thì cẩn thận quá, không dám làm điều gì. Khi thưa thớt hời hợt quá việc làm cũng dễ bị hư. Lúc dễ dãi quá thì quyền pháp đạo luật cùng Thánh Dụ Qui Điều bị dẫm chân. Khi khắt khe quá thì việc làm bị ngưng trệ. Tình thương khi rộng rãi quá thiếu sự kiểm điểm và làm nhẹ danh nghĩa của tổ chức, khi khó khăn quá làm xa lần những bạn có chân tài và thiện chí. Người thì sốt sắng quá, người lại đình trệ lung, người thích làm hơn nói, nhưng nếu không nói chỉ bảo ắt bị làm sai. Khi mến thích mọi việc sơ hở đều khoan dung tha thứ mà luật lệ chẳng nghiêm minh, lúc chẳng ưa dầu việc hay việc phải cũng làm ngơ trong cái giả ngơ. Đó là những điều trong một vài khía cạnh của sự thiếu Trung Dung.
VPCQPTGL, Ngọ, 14.5.M.Thân (9,6.68) tr.5
Vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem cái hại và ích lợi của không và thực hiện đúng quyền pháp.
Nếu chúng ta không tuân thủ quyền pháp thì dù tổ chức nào cũng không thể hoàn thành sứ mạng của mình, bởi vì ai cũng nói mình làm đúng pháp mà không theo quyền luật của tổ chức. Đức Quan Thế Âm đã dạy rõ như sau :
a. Cái hại nếu không có quyền pháp
Trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đến ngày nay còn trong vòng phân hóa, vì chỉ có pháp mà không có quyền. Ai cũng nói mình làm đúng pháp, không theo một quyền luật của tổ chức khác. Vì quyền pháp không nghiêm minh nên có sự phân hóa, sự rẽ chia đương nhiên là thế. MLTH, Tuất, 14.01.K.Dậu (2.3.69) tr.3
Đức Lý Giáo Tông đã nêu ra một vài thí dụ để chúng ta thấy nếu không có quyền pháp thì :
... Một thí dụ khác : một tòa lâu đài to tát, đó là một sở vật thực tại đẹp đẻ vì không có quyền pháp cũng như cái quả trứng không ngòi. Do đó, trứng sẽ hư hoại, lâu đài sẽ sụp đổ trong thời gian dầu có muốn hay dầu không có muốn.
Đạo Thầy cũng thế. Hiệp Thiên Đài nắm giữ quyền pháp. Nhờ đó Tòa Thánh, Hội Thánh, Thánh thất, Thánh tịnh Tân Luật Pháp Chánh và truyền lưu giáo lý Đại Đạo.
Trong hiện tình nhân loại phân tranh chiến đấu, đó chính là sở vật thực tại đang biến dưỡng. Một là nếu như quả trứng không ngòi, thế giới này sẽ tự hủy diệt. Hai là nếu có điểm quyền pháp thì thế giới này sẽ tạo một Thiên đàng thuần chánh. Con gà chỉ là con gà, sau khi tự phá vở vỏ trứng. Thế giới này cũng vậy. Hãy suy gẫm.
NTTT, Ngọ,01.01.K.Dậu (1.2.69) tr.5
Đức Lý Giáo Tông, đã cảnh tỉnh hàng ngũ chức sắc phải chấp hành quyền pháp nếu không thì rất dễ đưa đến những tiêu cực cầu an, đó chính là căn bịnh suy dồi của tổ chức. Ngài dạy :
Hỡi chư chức sắc hướng Đạo! Bần Đạo rất cảm thông những nỗi hi sinh khổ cực, những công nghiệp gây dựng của chư hiền, nhất là năm qua, nhưng Bần Đạo cần phê phán tinh thần lãnh đạo lại có phần kém sút. Đã đành vì thiếu người, nhưng điều thiếu sót cần kiểm điểm. Có phải chăng vì tổ chức không phân minh ? Chấp quyền pháp không nghiêm chỉnh, hoặc quá câu nệ ở chi tiết quyền pháp, không linh động sắp xếp để sinh ra ý kiến bất đồng. Nếu bất đồng tất hành đạo bất nhất, rồi lần đến tiêu cực cầu an, mà chính tiêu cực cầu an là bịnh căn suy đồi của mọi tổ chức vậy.
TLĐ, Tuất, 10.4.A.TỴ (10.5.65) tr.4
Đức Đông Phương Chưởng Quản đã giải thích cho chúng ta rõ những thất bại của chúng ta, đó là do chúng ta không thực thi quyền pháp. Ngài dạy :
Bần Đạo rất hoan hỉ được nhìn thấy chư đệ giữ trọn lòng thành kỉnh đối với Thiêng Liêng và trách nhiệm, bởi còn trong cõi hồng trần tục lụy nên khó tránh điều cám dỗ của quỉ ma. Bần Đạo nói để chư hiền đệ được an lòng, vì sự thật, những điều thất bại đã qua trong cơ Đạo từ mấy mươi năm, chỉ tại người học Đạo không chịu khép mình vào giới luật qui điều, luyện tu Đạo pháp, người hành Đạo không thông hiểu quyền pháp Đạo để phàm tâm dấy động, dung dưỡng cái ý kiến tư hữu của mình nên khó nhận ra ánh sáng chơn lý, chớ nào phải quỉ ma ứng dậy bày trò ám hại được ai.
LTĐ, Tuất, 23.6. C.Tuất (25.7.70) tr.10
Nếu trong chúng ta, mỗi người đều thực thi đúng quyền pháp thì sẽ đạt được những kết quả
Kết quả của việc thực thi quyền pháp
Quyền pháp có nghiêm minh thì Chánh pháp mới sáng tỏ
Lão cũng nhắc lại một lời nữa : Vi giả bại chi, chấp giả thất chi, thị dĩ Thánh nhân vô vi cố vô bại, vô chấp cố vô thất...
Môn sanh hãy nhớ và nhớ cho thật kỹ để giữ quyền pháp cho nghiêm minh hầu Chánh pháp được sáng tỏ.
ĐỨC THÁI THƯỢNG ĐẠO TỔ MLTH, Tý, 27.11.K.Dậu (3.01.70) tr.2
Có thương yêu thì quyền pháp mới thực hiện được.
Con ôi! trên đời không có nỗi đau nào bằng tay tự chặt lấy tay, mình tự hủy diệt mình. Muốn tránh nỗi khổ đó, các con hãy học lòng Tạo Hóa bao la vô biên vô lượng mà ở đời. Từ ngôn ngữ hành động tư tưởng cố tránh được oan nghiệp, sự thưởng phạt đã có luật nhân quả thừa trừ chí công vô tư, các con đừng dại dột gây thêm nhân tạo thêm nghiệp nữa. Các con hàng Thiên ân trong Đại Đạo hãy cố dốc chí làm nên gương mẫu thì quyền pháp Đại Đạo mới thực hiện trọn vẹn được. Cộng với công phu tu luyện của các con.
ĐỨC CHÍ TÔN
CQPTGL, Tuất, Rằm.01.Đ.Tỵ, tr.5
Nếu chúng ta thực hiện đúng thì sứ mạng mới hoàn thành. Đức Lý Giáo Tông đã dạy rõ :
Ngòi gà ở trong quả trứng không là tròng trắng hay tròng đỏ. Quyền pháp mà Thầy đã ban không là tôn giáo này tôn giáo khác.
Thử đứng trên nhịp cầu nhìn dòng nước chảy, giờ này và giờ sau,cũng thành cầu đó, cũng dòng sông đó cũng cảnh vật đó, chư hiền đệ hiền muội! nó đã đổi khaác rộng lớn vơi đầy.Những cái qua tất phải trôi qua, những cái xưa cũ đều là xưa cũ. Tiến hóa không là tổ hợp mà là khai sanh.
Sứ mạng của dân tộc này to tát như thế, quyền pháp quan trọng như thế, không phải làm không được. Chư đệ muội hãy chờ đợi, việc sẽ đến và đang đến.Từ ngàn xưa, trên lịch sử đã từng được nghe và thấy rõ. Việt Nam một dân tộc mà tất cả thế giới đếu nhìn vào, không phải nhìn vào vì nó có sự đe dọa tàn phá cả thế giới mà nhìn vào chính nó là một động năng cứu rỗi xây dựng mới trên toàn thể nhân sinh.
Muốn được vậy, chư đệ muội phải làm sao, làm thế nào để phát huy quyền pháp được đặt để. Từ xưa các tôn giáo được tạo lên để giải quyết tâm linh, nhưng Tam Kỳ Phổ Độ Thầy phải trao cho chư hiền cho dân tộc này một quyền pháp Đạo để lập thành quyền pháp Đạo thực thể thuần chánh để cứu thế. NTTT, Ngọ, 01.01.K.Dậu (17.2.69) tr.7
Đức Chí Tôn đã xác quyết với con cái của Ngài rằng nếu muốn đạo sớm thành thì chúng ta hãy thực hiện đúng quyền pháp.
Các con muốn Đạo sớm thành để hoằng dương độ thế thì hãy hành đạo trong khuôn khổ quyền pháp.
NTTT, Ngọ, 01.01.K.Dậu (17.2.69) tr.3
Muốn quyền pháp sáng tỏ thì tự tu bản thân
Và nếu chúng ta ai cũng tuân thủ quyền pháp thì đó chính là một tường đồng vách sắt đã ngăn đón quỉ ma óng dậy và cũng là tiếng còi linh để kêu gọi các hàng nguyên căn trở về quê cũ. Ngài dạy :
Nếu chư hiền đệ muội biết huynh hữu đệ cung, biết tôn sùng qui luật, Bần Đạo tưởng lại Cơ Quan sẽ là một tường đồng vách sắt để ngăn đón loài ma vương chúa quỉ, là một tiếng còi linh diệu để kêu gọi nguyên nhân trở lại ngôi xưa cảnh cũ.
TLĐ, Tuất, 26.7.Đ.Mùi (31.8.67) tr.3
Muốn vậy thì người tín đồ phải tự tu sửa bản thân của chính mình. Đức Đông Phương đã dạy rõ : Bần Đạo khuyên chư hiền đệ hiền muội : Nếu muốn quyền pháp được sáng tỏ thì hãy tự tu bản thân trước nhất, đối với nhiệm vụ điều hành sẽ là một liên hệ lớn với danh nghĩa người tu. Tất cả đều nên ý thức việc này. TLĐ, Tuất, 8.2.K.Dậu (25.3.69) tr.
Kết luận
Đức Lý Giáo Tông đã cảnh tỉnh hàng tín hữu Đại Đạo như sau :
Về Quyền Pháp thì Bần Đạo có thể bóp nát trái núi Thái Sơn thành tro mạt lựa là hình phạt hữu vi, mà Bần Đạo còn phải dùng lòng từ bi đối với toàn cả chúng sanh trong kỳ mạt hạ. Chư hiền hãy làm như Bần Đạo, nhưng nhớ rằng sái quyền pháp là đắc tội à. NMĐ,Tuất, 27.7.C.Tuất (16.8.70) tr.13
Tuy nhiên Ngài cũng dạy :
Quyền pháp không giao riêng cho ai, cho xã hội nào, cho tôn giáo nào, quyền pháp có vẫn có, tùy tâm ý mà đạt định, tùy sứ mạng mà nhận lãnh.
NTTT, Ngọ, 01.01.K.Dậu (17.2.69) tr.5
Muốn vậy thì chúng ta phải thực thi quyền pháp Đạo. Bởi :
Quyền Pháp Đạo là tình thương và sự sống. Có nắm được Quyền Pháp thì Đạo mới hoằng khai, có tình thương, sự sống mới hòa bình an lạc. Đó là điều kiện duy nhất để con trở về bến khởi nguyên Đại Đạo, về cùng Thầy.
Đó chính là lời dạy của Đức Chí Tôn, mà đạo đệ tạm mượn để kết thúc bài nói chuyện hôm nay.