

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
Ngày Rằm tháng 2 năm Ất Mùi ( 03-4-2015) CQPTGL đã ti63 chức lễ Kỷ niệm Khánh đản Đức Thái Thượng ĐạoTổ đồng hời Kỷ niệm 50 năm thành lập Cơ Quan (1965-2015).
Đại diện Các Hội thánh, các Thánh thất, Thánh tịnh, Tôn giáo bạn, Chính quyền địa phương, các đoàn thể đã đến dự đông đảo.
Nội dung cuộc lễ, Ban tổ chức đã báo cáo hoạt động hành đạo 50 năm của Cơ Quan và Thuyết đạo đề tài "Sống đời bình dị-Sống đạo tự nhiên".Ngoài ra Giáo sư Thương Văn Thanh (HT.Truyển Gáo), Linh mục Bảo Lộc (Ban Muc Vụ LiiênTôn) , Giáo sư Thượng Phong Thanh (Trưởng Ban Thư Kỳ Tổ chức Liên Giao các Hội Thánh Cao Đài), Phó BanTôn Giáo TP.HCM đã phát biểu cảm tưởng rất nhiệt tình . . .
Thánh tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà tại Quận 2 TP.HCM cử hành Lễ kỷ nệm ngày thành lập lần thứ 81 vào ngày 24 tháng 6 Giáo Ngọ ( 20- 7-2014) trùng dụng Lễ Vía Đức Hiệp Thiên Đại Đế Quan Thánh Đế Quân. Đồng đạo các nơi về dự lễ rất đông đảo dưới sự chủ trì của Chức sắc lãnh đạo Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên
Ngày 19 - 6 - Giáp Ngọ, 15/7/2014 Cơ Quan PTGL đã cử hành lễ Kỷ niệm ngày thành đạo của Đức Bồ Tát và Tổng kết hoạt động Phòng Khám Bệnh Phước Thiện. Các phái đoàn các Hội Thánh, Thánh thất Thánh tịnh và chính quyền đoàn thể đến dự rất đông đủ, trang nghiêm.
Tổ đình Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi tại Cần Thơ tổ chức trọng thể Lễ Kỷ niệm ngày qui thiên của Đức Ngô vào 12 và 13-3-Giáo Ngọ (11. 12. 4 . 2014)
Kính mời xem ảnh nơi Thư viện ảnh của NCGL
Ngày 17/3/2014 Tổ chức Liên Giao các Hội Thánh & các Tổ chức Cao Đài đã khai mạc Hội nghị Liên Giao lần VII tại HT. Minh Chơn Đạo (Cà Mau) dồng thời tổ chức Hội thảo chủ đề " Vai trò nữ phái trong Đai Đạo TKPĐ)
Hội nghị có sự hiện diện của 16 đơn vị gồm các HT và các Tổ chức Cao Đài độc lập. Cuộc Hội thảo diễn ra ngày 18/3/2014, các phái đoàn Nữ phái các HT và các Tổ chức tham gia rất đông đảo với nhiều bài tham luận sâu sắc. Nhiều đại biểu Hội Phụ Nữ các tỉnh tham dự ủng hộ rất nhiệt tình.
Hội Nghị và Hội thảo được đánh giá là thành công tốt đẹp.
Kỷ niệm 40 năm thành lập, Họ đạo Trung Nghĩa tổ chức lễ Khánh thành Thánh thất vào ngày 20 tháng 11 năm Quý Tỵ (2013) tại huyện Châu Đức (Suối Nghệ) tỉnh Bà Rịa . (xem album Thư viện hình)

-
Mới nhắm mắt bóng câu, hành giả đã vượt qua hết một chu kỳ ngắn ngủi, để ngắm lại hay ...
-
Thứ Bảy, 27/01/2007, 15:32 (GMT+7) Bình dị cho đến sau khi chết TTCT - Nếu có một chốn vĩnh hằng của những con ...
-
"Tư tưởng đạo gia" là những bài dịch Hán Văn từ những kinh sách của chư đạo gia như Lão ...
-
CÁC VĂN KIỆN “LUẬT ĐẠO”căn bản áp dụng cho Cơ Quan khi thành lập CQ: ...
-
TÂN PHÁP CAO ĐÀI 1 Tổng quan 2 Ý nghĩa Tân Pháp ...
-
Xưa nay biết bao học giả đã gắng công chú giải kinh điển Trung y. Những chứng cứ khảo cổ ...
-
DÂNG LỄ NƠI THÁNH THẤT Việt Nguyên "Muôn kiếp có Ta nắm chủ quyền, Vui lòng tu niệm hưởng ân Thiên, Đạo mầu rưới ...
-
Chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo. Tuy nhiên, chùa Việt Nam ngoài thờ Phật còn ...
-
Biết tiềm thức còn chôn đủ nghiệp, Khi móng lên mau kịp ngăn phòng; Ma ngoài hiệp với ma trong, Ngơ đi chớ ...
-
Yếu tố quyết định của hạnh là tâm. Sau khi nhập môn, chúng ta phải có ngôn ngữ, cử chỉ khác ...
-
MÙA XUÂN SUY GẨM Nhựt nguyệt xoay vần mới hạ, thu, đông, nay xuân lại đến. Cây xanh đâm chồi nẩy ...
-
Đây là lần thứ hai tôi đến Cơ quan Phổ thông Giáo lý Đại Đạo. Vừa bước vào khu vực ...
Con xin cúi đầu trước tình thương bao la của Đức Mẹ kính yêu. Con xin làm giọt tình thương trong mắt Mẹ - đại dương.
Ca sĩ:Trọng Nghĩa
Cảm tác đầu Xuân
Nhạc và lời: Thiện Quang
Dưới bóng cờ Đại Đạo, một bóng cờ Đại Đạo,
Là Việt nam, ta chung dòng máu; Nam Bắc Trung, chỉ một Đài Cao.
...
Bai2 thuyết KHAI XUÂN TÂM ĐẠO

CHƯƠNG THỨ NHẤT I . NGUYÊN LÝ NHẤT NGUYÊN CỦA VŨ TRỤ CƠ CHẾ BIẾN SANH VŨ TRỤ. QUI LUẬT TIẾN HÓA TÂM LINH. II.NGUYÊN LÝ ĐẮC NHẤT. III.NGUYÊN LÝ ĐẠI THỪA CỦA ĐẠO PHÁP ĐẠI ĐẠO TAMKỲ PHỔ ĐỘ A.TAM GIÁO QUI NGUYÊN NGŨ CHI PHỤC NHẤT B. PHỤNG HÀNH THIÊN ĐẠO

CHƯƠNG THỨ HAI NGUYÊN NHÂN ĐỨCTHƯỢNG ĐẾ KHAI ĐẠO TẠI ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM PHÁP MÔN TAM CÔNG SỨ MẠNG ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ MỤC ĐÍCH ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÍNH DÂN TỘC CỦA ĐẠO CAO ĐÀI THIÊN NHÂN HIỆP NHẤT

CHƯƠNG THỨ BA NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẠI ĐẠO TKPĐ ĐỨC TIN NGƯỜI CAO ĐÀ IIII.THIÊN NHÃN THƯỢNG ĐẾ HIỆN HŨUIVTHẦY LÀ BẢN THỂ CỦA CHÚNG SANH ĐỨC TIN CỦA NGƯỜI TÍN ĐỒ CAO ĐÀI TRONG SINH HOẠT TÔN GIÁO VIII.TIỀM LỰC SÂU THẲM VII . TỰ THẮP SÁNG HIỆN HỮU

Sử Đạo cho thấy Đức Tin Cao Đài, từ lúc chưa có đến lúc lập thành vững chắc nơi những người môn đệ đầu tiên là cả một biến chuyển trọng đại trong một thời gian ngắn ngủi để Khai minh Đại Đạo. Giai đoạn lịch sử ấy, trước hết xác minh sự hiện hữu của vũ trụ tâm linh. Nói đúng hơn, xác minh vũ trụ là một Càn Khôn thống nhất, một tổng thể của sự sống hữu hình lẫn vô hình. Đức tin Cao Đài xác minh vũ trụ tâm linh có những giai tầng tiếp diễn con đường tiến hóa của vạn hữu, mà sự thoát xác vĩnh viễn của con người là một chuyển biến thăng hoa siêu việt. Nếu tâm linh tại thế đã tiến hóa, chủ thể tâm linh xuất thế sẽ tiếp tục tiến hóa cao hơn.

1. Đức Nhân Xã Hội Hóa Đức Nhân là giá trị nhân bản muôn thuở của con người từ nghìn xưa đến nghìn sau. Đức Nhân con người kỷ nguyên mới không phải chỉ là lòng trắc ẩn, lòng thương hai, là cái gì mình không muốn thì không làm cho người khác. Đức Nhân thời đại này là Đức Nhân Xã Hội Hóa, là thiện chí cải thiện con người, cải thiện xã hội để mỗi người đều có thể sống xứng đáng với cương vị làm người của mình.

Cất lên tiếng khóc chào đời, Mới hay hạt bụi thành người nhân gian. Biết xuân sinh, biết đông tàn, Làm người chỉ để cưu mang khóc cười . .

Cất lên tiếng khóc chào đời, Mới hay hạt bụi thành người nhân gian. Biết xuân sinh, biết đông tàn, Làm người chỉ để cưu mang khóc cười . .

NHỮNG DẤU ẤN NHÂN VĂN TRONG LỊCH SỬ ĐẠO CAO ĐÀI (Sưu tầm từ quyển Sử Đạo Cao Đài, Quyển 1, Cơ Quan PTGLĐĐ xuất bản năm 2005) NHỮNG DẤU ẤN NHÂN VĂN TRONG LỊCH SỬ ĐẠO CAO ĐÀI (Sưu tầm từ quyển Sử Đạo Cao Đài, Quyển 1, Cơ Quan PTGLĐĐ xuất bản năm 2005) 1. Ngài Ngô Văn Chiêu vào Đạo do lòng hiếu thảo đi cầu thuốc cho mẹ. Cuối năm 1917 (Đinh Tỵ) do thân mẫu lâm trọng bệnh, Ngài Ngô đến hầu đàn Hiệp Minh ở Cái Khế tỉnh Cần Thơ để cầu thuốc. Đến nơi thì đàn cơ đã lập , Ngài không dám đường đột vào, sợ làm náo động, nên đứng bên ngoài. Bỗng nhiên, Tiên gia gọi Ngài Ngô vào hầu, ban cho thân mẫu Ngài bài thuốc trị bệnh và riêng Ngài hai bài lục bát.

Vũ trụ luận Đại Đạo đề cập đến vũ trụ như một tổng thể bao gồm cc đối tượng khả nghiệm v siu nghiệm đối với khả năng nhận thức của con người (vũ trụ, như một tổng thể, thường được gọi l Cn Khơn thế giới, Thin Địa Cn Khơn, vũ trụ Cn Khơn,…) Vũ trụ luận Đại Đạo đưa ra cc quan niệm về nguồn gốc, sự vận động v biến hĩa, sự tiến hĩa của vũ trụ trong chiều hướng rt ra cc nguyn lý, cc quy luật chung của sự tồn tại v tiến hĩa của vũ trụ, nhất l cc nguyn lý v cc quy luật dẫn đạo cho sự tiến hĩa của con người đến tầm kích vũ trụ, tức l đưa con người từ vị thế hữu hạn trong khơng gian, thời gian vượt ln tới vị thế con người muơn thuở muơn phương.

TÂN PHÁP CAO ĐÀI 1 Tổng quan 2 Ý nghĩa Tân Pháp Cao Đài 2.1 Chính Đức Thượng Đế mở TânPháp Cao Đài 2.2 Chọn dân tộc Việt Nam để ban Tân Pháp Cao Đài 2.3 Tân Pháp Cao Đài giải tỏa lớp vô minh, mở con đường tiến hóa 2.4 Tân Pháp Cao Đài dụng thế thiên nhơn hợp nhất 2.5 Tân Pháp Cao Đài con đường quy Tam giáo hợp Ngũ chi 3 Phápmôn Tân Pháp Cao Đài 3.1 Tân Pháp Cao Đài là pháp môn Đại ân xá 3.2 Tân Pháp Cao Đài là pháp môn Tam Công 4 Kết luận

Ý NGHĨA NHỨT KỲ - NHỊ KỲ - TAM KỲ PHỔ ĐỘ Đây là một đề tài về tôn giáo vừa rộng vừa sâu; rộng suốt cả tiến trình lịch sử loài người và sâu, từ cuộc sống con người đến phần tâm linh, phần linh hồn của chúng ta. Nói cách khác, Tam Kỳ Phổ Độ là luận về đại cuộc độ dẫn của Ơn Trên giúp con người tiến hóa phần tâm linh, bên cạnh sự tiến bộ của văn minh vật chất, theo giáo lý đạo Cao Đài.

Đó cảm ứng từ bi trung thứ, Đây công bình nắm giữ nguyên nhân, Mở toang các cửa nơi trần, Khai Minh Đại Đạo độ lần chúng sinh. 31. Nay Trung Ương sắc huỳnh mồ kỷ, Rún năm châu bốn bể là đây, Cũng nơi vạn pháp phô bày, Tam tông qui lập Cao Đài chơn tông. ( Đức NGô Minh Chiêu - Ngoc Mkinh Đài-,Tuất thời, 01 - 3 Bính Ngũ (22-3-1966)
Nguyên lý của thiên đạo giải thoát
Bài thuyết minh giáo lý nội bộ tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, 09-05-2009 (15-04 Kỷ Sửu)

Nghiên cứu lịch sử hay nguồn gốc các tôn giáo, người ta thường phân lọai các tôn giáo về mặt đức tin nơi Thần Thánh thành ba lọai:
_ Tôn giáo đa thần (polytheism)
_ Tôn giáo độc thần (monotheism)
_ Tôn giáo phiếm thần (pantheism)
Cao Đài nhứt bổn
Từ khi con người có mặt trên địa cầu, điều mong muốn đầu tiên là sự sống, rồi cùng nhau bảo vệ sự sống đó. Lẽ sống là mục tiêu đơn giản và cấp thiết nhất của con người sơ khai mà tất cả đều cùng hướng đến như một phản xạ tự nhiên.
Do đó, con người sống thành quần thể để cùng chống chỏi với thiên nhiên. Trên đà phát triển, quần thể ngày một đông, mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên ngày càng sâu sát và mở rộng. Con người bắt đầu phải đấu tranh trong cuộc sống xã hội hẳn còn đơn sơ, dục vọng và đau khổ bắt đầu nẩy mầm. Sự cố gắng khắc phục sức mạnh thiên nhiên vừa làm cho con người tiến bộ, vừa khiến con người cảm thấy nhỏ bé và yếu đuối giữa trời đất. Trong tiềm thức, con người cảm nhận có những quyền năng vô hình tạo ra sức mạnh thiên nhiên. Từ đó, \\\"xuất hiện\\\" đối tượng thứ ba con người phải hướng tới, đó là thần linh.

"Chữ tâm là chốn Cao Đài,
Không phân tả hữu là ngai Thượng Hoàng"
Quách Hiệp Long
Đó là lời dạy của đức Vạn Hạnh Thiền Sư ngày 11–5–1970 Canh Tuất tại Trúc Lâm Thiền Điện.
"Chữ Tâm là chốn Cao Đài" có nghĩa là Thượng Đế ngự ở Nội Tâm mỗi chúng sinh.
Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, 14 tháng Giêng Kỷ Dậu (2/3/69) (Bộ phận Hiệp Thiên Đài Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý)
THIỆN TÀI ĐỒNG TỬ, Tiểu Thánh chào chư Thiên mạng, chào chư liệt vị đàn tiền.Vâng lịnh ĐỨC QUAN ÂM NHƯ LAI Tiểu Thánh đến báo đàn. Chư liệt vị thành tâm nghinh tiếp, Tiểu Thánh chào chung, xin xuất ngoại ứng hầu, thăng.\.
Tiếp điển :
TAM thiên lục bá đạo bàng môn,
TRẤN TĨNH nhân gian thức mộng hồn;
OAI đức nếu người không chín chắn,
NGHIÊM trừng thiên luật khó bôn chôn.
QUAN thân tế chúng hà nhân sự.
ÂM điệu độ đời bậc Thế Tôn;
NHƯ thị ngã văn tùy chánh đạo,
LAI triều chiếu triệu nhập Thiên môn.
TAM TRẤN OAI NGHIÊM QUAN ÂM NHƯ LAI, Bần Đạo chào chư hiền đệ hiền muội.
Đầu năm Kỷ Dậu Bần Đạo đến trần gian để giúp chư hiền đệ muội một vài lý đạo để nhận thức vị trí của mình trong trời đất, ngõ hầu tăng tiến trên bước đường tu học chân chính để khỏi sa vào nẻo mê tín mà bị bàng môn tả đạo lôi kéo vào hố sâu vực thẳm không ngày trở lại cùng CHÍ TÔN TỪ PHỤ. Bần Đạo miễn lễ, đồng an tọa.

Nhìn lại cơ Đạo, từ sơ khai đến khi hình thành và phát triển sẽ ghi nhận được những bước ngoặt rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với tiền đồ.

Quẻ Địa Thiên Thái gồm nội quái là Kiền và ngọai quái là Khôn, 2 quẻ đầu trong 64 quẻ Kinh Dịch. Thái có nghĩa to lớn, thông suốt, tốt đẹp, yên ổn
-Tượng quẻ cho thấy, hạ quái là Kiền, tức Dương khí của Trời hạ xuống; thượng quái là Khôn, là Đất, tức Âm khí bay lên, thể hiện sự gặp gỡ giao hòa giữa Trời Đất, hiểu rộng ra là hai khí Âm Dương giao tiếp nhau, tượng trưng sự hanh thông trong định luật thiên nhiên.

Thời gian là dòng sông vĩnh cửu, nhưng nếu không có bốn mùa thì lấy chi để đánh dấu thời gian. Mỗi mùa có những sắc thái riêng, mà Xuân lại được ca ngợi đón chào nồng nhiệt nhất, thì Xuân càng vinh hạnh biết bao! Nên Xuân đến, Xuân đi, rồi Xuân lại về!

Trong nhiều Kinh sách Nho Giáo, từ Hoàng Cực đã được trân trọng nhắc đến. Hoàng Cực được xem như Vương đạo, chuẩn mực trị nước của những minh quân Trung Quốc thời xưa.
Bài thuyết minh giáo lý của Giáo Sĩ Huệ Ý, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo.
Tháng 3-2007 (Đinh Hợi)
Ôn học lời dạy của Đức Lý Giáo Tông
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý
Tuất thời, 15-01 Giáp Dần (06-02-1974)

Đôi khi tôi tự hỏi: điều gì đã làm nên sự sống của tôi?
Có phải do công cha nghĩa mẹ đã sanh thành và dưỡng dục tôi từng ngày?
Có phải tôi sống bởi vì tôi đang hít thở và tim tôi vẫn đang đập từng giây từng phút?
Có phải vì các tế bào trong cơ thể tôi đang được điều hòa họat động một cách rất hợp lý, chưa bị trục trặc gì đáng kể, nên tôi cũng được sống bình thường như bao con người khác?
Có phải do tình yêu thương của những người xung quanh tôi đã làm cho cuộc đời tôi trở nên sống động và đáng sống?
Có phải tôi sống bởi vì tôi còn có ích trên cõi đời này?
HOÁN TỈNH XUÂN HỒN
. . .Hỏi Xuân, Xuân mấy tuổi già ?
Xuân đưa lại, lại rồi qua, xuân với ta là tri kỷ.
Tứ hải vân bình thị anh hùng chí khí, hỏi thăm người Úc, Mỹ có Xuân chăng ?
Trần Hưng Đạo Vương

. . ."Vào vòng hiểm họa chúng sanh đồng phải thọ nạn tập thể như nhau. Những kẻ nhiều tội ác thì tất phải thọ quả ác. Người lương thiện thọ nạn như vậy tức là thọ phước. Vì sao? Vì những kẻ tội ác hiểm độc, nếu chết là hiểm nạn, chết là khổ não,chết là thoái hóa, chết là mất mạng, mất lộc, mất lợi, mất thân, mất thể.

Bài đã được xuất bản.: 21/08/2010 06:00 GMT+7
Mùa Vu Lan lại về! Cái lạnh buốt giá của mùa đông như se sắt thêm nỗi lòng của những người con đang tưởng nhớ đến Cha, đến Mẹ đã qua đời; Bếp lửa hồng như ươm nồng thêm hơi ấm hạnh phúc của đàn con đang quây quần chuyện trò cùng Cha Mẹ, với ánh mắt thương yêu của Cha, nụ cười hiền hoà của Mẹ.
Và đồng thời cũng có những bà Mẹ nước mắt lưng tròng ngồi lắng nghe những câu văn, lời thơ thiết tha, chân tình của những người con nhắc nhớ đến công ơn Cha Mẹ được phát ra từ chiếc radio mà tủi thân, tan nát cả cõi lòng, bởi nhớ đến con của mình giờ này không biết đang lêu lõng ở phương nào?

Đạo Cao Đài (tên gọi tắt của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ) được khai minh trên mảnh đất Việt Nam vào những năm 20 của thế kỷ trước. Theo đức tin của đạo hữu, tôn giáo này do Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế (hay còn gọi là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát) mở ra tại Việt Nam vào đầu thế kỷ XX qua huyền diệu cơ bút thông linh mà thâu nhận, truyền dạy các đệ tử mà về sau là những tiền khai xây dựng nên.

Thánh ngôn Đức Chí Tôn đêm Noel năm Ất Sửu 1925 :
"Đêm nay phải vui mừng vì là ngày Ta đã xuống trần dạy Đạo bên Thái Tây (Europe). Ta rất vui lòng mà đặng thấy đệ tử kính mến Ta như vậy. (…) Bấy lâu, Thầy vẫn tá danh AĂÂ là cốt để dìu dắt các con vào đường đạo đức, hầu chẳng bao lâu đây, các con phải ra giúp Thầy mà khai Đạo."
Mẹ đến cùng con giữa tiết thu,
Dắt dìu con trẻ thoát mây mù;
Mượn câu đạo lý lời an ủi,
Dụng tiếng yêu vì để khuyến ru.
Minh cảnh con khờ đành lấp bụi,
Đèn tâm trẻ dại để mờ lu;
Hỡi con yêu dấu mau tu tỉnh,
Tiên cảnh quay về chớ viễn du.