Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
CƠ QUAN PTGL TỔ CHỨC LỄ KHÁNH ĐẢN ĐỨC THÁI THƯỢNG ĐẠO TỔ

Ngày Rằm tháng 2 năm Ất Mùi ( 03-4-2015) CQPTGL đã ti63 chức lễ Kỷ niệm Khánh đản Đức Thái Thượng ĐạoTổ đồng hời Kỷ niệm 50 năm thành lập Cơ Quan (1965-2015).
Đại diện Các Hội thánh, các Thánh thất, Thánh tịnh, Tôn giáo bạn, Chính quyền địa phương, các đoàn thể đã đến dự đông đảo.
Nội dung cuộc lễ, Ban tổ chức đã báo cáo hoạt động hành đạo 50 năm của Cơ Quan và Thuyết đạo đề tài "Sống đời bình dị-Sống đạo tự nhiên".Ngoài ra Giáo sư Thương Văn Thanh (HT.Truyển Gáo), Linh mục Bảo Lộc (Ban Muc Vụ LiiênTôn) , Giáo sư Thượng Phong Thanh (Trưởng Ban Thư Kỳ Tổ chức Liên Giao các Hội Thánh Cao Đài), Phó BanTôn Giáo TP.HCM đã phát biểu cảm tưởng rất nhiệt tình . . .


Thánh tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà cử hành Lễ kỷ nệm ngày thành lập lần 81

Thánh tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà tại Quận 2 TP.HCM cử hành Lễ kỷ nệm ngày thành lập lần thứ 81 vào ngày 24 tháng 6 Giáo Ngọ ( 20- 7-2014) trùng dụng Lễ Vía Đức Hiệp Thiên Đại Đế Quan Thánh Đế Quân. Đồng đạo các nơi về dự lễ rất đông đảo dưới sự chủ trì của Chức sắc lãnh đạo Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên


Kỷ niệm ngày Đức Quan Thế Âm Bồ Tát thành đạo

Ngày 19 - 6 - Giáp Ngọ, 15/7/2014 Cơ Quan PTGL đã cử hành lễ Kỷ niệm ngày thành đạo của Đức Bồ Tát và Tổng kết hoạt động Phòng Khám Bệnh Phước Thiện. Các phái đoàn các Hội Thánh, Thánh thất Thánh tịnh và chính quyền đoàn thể đến dự rất đông đủ, trang nghiêm.


KỶ NIỆM THÁNH ĐÁN ĐỨC NGÔ MINH CHIÊU

Tổ đình Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi tại Cần Thơ tổ chức trọng thể Lễ Kỷ niệm ngày qui thiên của Đức Ngô vào 12 và 13-3-Giáo Ngọ (11. 12. 4 . 2014)
Kính mời xem ảnh nơi Thư viện ảnh của NCGL


HỘI NGHỊ TỔ CHỨC LIÊN GIAO CÁC HỘI THÁNH & CÁC TỔ CHỨC CAO ĐÀI LẦN VII

Ngày 17/3/2014 Tổ chức Liên Giao các Hội Thánh & các Tổ chức Cao Đài đã khai mạc Hội nghị Liên Giao lần VII tại HT. Minh Chơn Đạo (Cà Mau) dồng thời tổ chức Hội thảo chủ đề " Vai trò nữ phái trong Đai Đạo TKPĐ)
Hội nghị có sự hiện diện của 16 đơn vị gồm các HT và các Tổ chức Cao Đài độc lập. Cuộc Hội thảo diễn ra ngày 18/3/2014, các phái đoàn Nữ phái các HT và các Tổ chức tham gia rất đông đảo với nhiều bài tham luận sâu sắc. Nhiều đại biểu Hội Phụ Nữ các tỉnh tham dự ủng hộ rất nhiệt tình.
Hội Nghị và Hội thảo được đánh giá là thành công tốt đẹp.


Họ đạo Trung Nghĩa khánh thảnh Thánh thất Trung Nghĩa

Kỷ niệm 40 năm thành lập, Họ đạo Trung Nghĩa tổ chức lễ Khánh thành Thánh thất vào ngày 20 tháng 11 năm Quý Tỵ (2013) tại huyện Châu Đức (Suối Nghệ) tỉnh Bà Rịa . (xem album Thư viện hình)


Có thể bạn chưa xem
  • Hệ Từ Thượng-Chương VI viết: Quảng đại phối Thiên Địa, biến thông phối tứ thời, âm dương chi nghĩa phối nhật ...


  • Đờn ca tài tử là đứa con nội sinh của văn hoá Nam bộ nửa cuối thế kỷ 19, được ...


  • Ta không bảo các em chinh phục thiên hạ, mà bảo các em tự thắng các em và phục vụ ...


  • Chúng tôi rất ngưỡng mộ niềm tin Thương Đế (TH.Đ) hiện hữu mà diễn giả đã trình bày. Điều đó ...


  • Chánh niệm có thể chuyển hóa tất cả các mối quan hệ cá nhân. Khi né tránh sự đau khổ, ...


  • BÀI THUYẾT ĐẠO của vị Nữ Chánh Phối Sư Lâm Hương Thanh đọc tại Thánh Thất Mỹ Ngãi (Sa Đéc) Bài ...


  • Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi / Ban Quản Lý Tổ Đình Chiếu Minh TTVV

    Tại Thảo Lư: Thánh Đức Tổ Đình. Cao Đài Đại Đạo Chiếu Minh Tam Thanh Vô vi Ngày 15/10 Mậu Tý, ...


  • Đàn giao thừa / Đức Vô Cực Từ Tôn

    Thiên Lý Đàn, Tý thời 29 rạng mùng 1 tháng Giêng Canh Tuất (5-2-1970) (Đàn Giao Thừa)


  • Cao Đài / Thiện Quang

    Vào năm 1927, trong một đàn cơ tại Cần Thơ, Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế đã cho một bài thơ ...


  • NHAT KÝ CUỐI TUẦN / Thiện Chí

    “Bởi quyền Đạo còn yếu nên thế quyền mới lấn được; dầu phải thế quyền cao rộng đến bao nhiêu ...


  • TIẾNG CHUÔNG HÒA BÌNH / Ban Biên Tập

    Diễn đàn quốc tế trong những tuần lễ gần đây nổi lên nhiều sự kiện liên quan đến hòa bình ...


  • Thánh giáo Trung Thu Canh Tý / Đức Diêu Trì Kim Mẫu

    (Đàn cơ tại Nữ Đầu Sư Đường, 21giờ,16-8-Canh Tý; 06-10-1960) Phò loan: Cao Thượng Sanh, Trương Hiến Pháp. Hầu đàn: Bảo Thế, Nữ ...


KHAI XUÂN TIẾN ĐỨC

Thuyết minh giáo lý đầu năm : Mùa Xuân là mùa mở đầu bốn mùa của một năm, gợi lên ý chí "Tiến đức, tu nghiệp" trên đường tu học hành đạo . . .


Dưới bóng cờ Đại Đạo

Nhạc và lời: Thiện Quang

Dưới bóng cờ Đại Đạo, một bóng cờ Đại Đạo,
Là Việt nam, ta chung dòng máu; Nam Bắc Trung, chỉ một Đài Cao.
...


XUÂN BẤT DIÊT

Thánh giáo Xuân : Xuân bất diêt - Diêu Hyền ngâm


Em đi trên con đường

Nhạc và lời: TRẦN BỬU LONG

Vui hát trong câu ca là la la la. Đôi bướm vui tung tăng lượn trong muôn hoa. Đường về Đài Cao đường chung của muôn nhà. Mình cùng vang ca quên mất đường xa.

Nâng bước chân em đi đường xa xa ơi. Vang tiếng vang em ca về trao muôn nơi. Ngày này học Đạo Cao ngày sau sẽ giúp đời. Chờ bình minh lên tung cánh ngàn khơi.


Xem tất cả


NHỮNG TRỌNG ĐIỂM CỦA GIAI ĐOẠN MỚINHỮNG TRỌNG ĐIỂM CỦA GIAI ĐOẠN MỚI / Thiện Chí
_ Nhân viên Cơ Quan: không chỉ là những tín hữu thường> những người của bộ máy hành sự đắc lực · Có ý thức về CQ sau cùng và gắn bó với sứ mạng Cơ Quan · Nhân viên nồng cốt của các vụ

NHỮNG DẤU ẤN CHIẾU MINH TRONG ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘNHỮNG DẤU ẤN CHIẾU MINH TRONG ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ / Thiện Chí
CAO thượng bổn nguyên Đạo chí thành , ĐÀI tiền chực rước đám lương sanh. GIÁO minh chơn lý truyền tâm pháp , CHỦ ý vào lòng ráng luyện phanh . THẦY mừng các con. THẦY miễn lễ các con.a (ĐTCG, 25 tháng 9 Bính Tý, 1936, CHỈ Ý THUYẾT MINH )

TỪ BẢN THỂ ĐAI ĐÒNG DÂN TỘC ĐẾN TÍNH DÂN TỘC CỦA ĐẠO CAO ĐÀITỪ BẢN THỂ ĐAI ĐÒNG DÂN TỘC ĐẾN TÍNH DÂN TỘC CỦA ĐẠO CAO ĐÀI / Thiện Chí
TỪ BẢN THỂ ĐẠI ĐỒNG DÂN TỘC đến TÍNH DÂN TỘC CỦA ĐẠO CAO ĐÀI Mỗi dân tộc trên thế giới, từ thời dựng nước, trải qua lịch sử thăng trầm giữ nước, xây dựng đời sống nhân dân no ấm phồn vinh, phát huy văn hóa dân tộc, phát triển văn minh là một chuỗi dài nỗ lực và hy sinh của nhiều thế hệ. Mỗi dân tộc đều tự hào về di sản của ông cha và tiếp tục giữ gìn phát huy truyền thống tiền nhân để lại hầu bảo vệ xây dựng tổ quốc trường tồn, tiến bộ không ngừng. Chính tình yêu nước thiêng liêng, ý chí quật cường, trí tuệ sáng tạo, lòng biết ơn tổ tiên, cộng với dân tộc tính, với bản sắc văn hóa đã đúc kết nên bản chất tiềm tàng trong mỗi người dân. . . Rồi truyền thụ từ thế hệ này sang thế hệ khác, thấm nhập giá trị nhân bản phổ quát đại đồng trong dân tộc và có khả năng tiến hóa hòa hợp với các dân tộc khác trên hế giới. Với những đặc tính trên, có thể gọi "bản chất" ấy là BẢN THỂ ĐẠI ĐỐNG DÂN TỘC.

THƯỢNG ĐẾ HIỆN HŨUTHƯỢNG ĐẾ HIỆN HŨU / Thiện Chí
”Đạo là con đường duy nhất của vạn linh sanh chúng, từ Thầy ban phát đến thế gian và từ thế gian các con trở lại cùng Thầy. Thầy là Hư Vô chi khí, thì Đạo cũng đồng nghĩa đó thôi. Nên chi, trong thời kỳ Hạ Ngươn, chính mình Thầy dùng khí Hư Vô trực tiếp hửu hình đến thế gian để dẩn dắt thâu hồi những điểm linh-quang Thầy đã cho đến trần gian trở về khối Đại-Linh-Quang.

ĐINH VỊ CON NGƯỜIĐINH VỊ CON NGƯỜI / Thiện Chí
Vào dịp lễ Minh Lý Đạo khai năm trước, chúng tôi đã mạo muôi giới thiệu đề tài “ Định vị Thượng Đế” qua hình Tam giáo đồ của Minh Lý Đạo : Qua đó, chúng ta đã nhận định sự hội nhập, giao hòa của Tam giáo đạo tạo thành một tam giác đều tại trung tâm mà tâm điểm chính là đinh vị của Thượng Đế. Hai điểm nhấn của hình đồ là “ giao hòa” tạo thành “trung tâm đạo”. Lần này, định vị con người Đại đạo, chúng ta sẽ mượn hình đồ “ Con người Đại Đạo” cũng cho ta 2 yếu tố “ giao hòa” và “trung tâm đạo”

TÌM HIỂU Ý NGHĨA TÌM HIỂU Ý NGHĨA " CHƠN THẦN" / Thien Chi
TÌM HIỂU Ý NGHĨA " CHƠN THẦN" Về từ ngữ “ Chơn Thần” _ Định nghĩa : _ Chơn thần theo thánh giáo trong TNHT q1: 3 Janvier 1926 Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát Giáo Ðạo Nam Phương

NHỮNG DẤU MÓC LICH SỬ THỜI KHAI ĐẠO CAO ĐÀINHỮNG DẤU MÓC LICH SỬ THỜI KHAI ĐẠO CAO ĐÀI / Thện Chí
Samedi 18 Septembre 1926 13 tháng 8 năm Bính Dần Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát Giáo Ðạo Nam Phương Các con, Thầy đã lập thành Thánh-Thất; nơi ấy là nhà chung của các con; biết à. Thầy lại quy Tam-Giáo lập thành Tân-Luật, trong rằm tháng mười có đại-hội cả Tam-Giáo nơi Thánh-Thất. Các con hay à! Sự tế tự sửa theo "Tam-Kỳ Phổ-Ðộ" cũng nơi ấy mà xuất hiện ra; rõ à! Từ đây trong nước Nam duy có một Ðạo chơn-thật là Ðạo Thầy đã đến lập cho các con, gọi là "Quốc-Ðạo", hiểu à!

CĂN BẢN GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ  Phần IIICĂN BẢN GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ Phần III / Thiện Chí
III. NGUYÊN LÝ ĐẠI THỪA CỦA ĐẠO PHÁP ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ. Hội ý qui luật “ Châu nhi phục thỉ” của cơ chế sinh thành trong vũ trụ qui luận “huờn nguyên chơn thần” của cuộc tiến hóa tâm linh cùng với phương định “chuyển vô thường giả tạm vào siêu nhiên bất diệt” của Quyền pháp “ chúng ta có nguyên lý Đại Thừa trong Đạo pháp Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Nguyên lý Đại Thừa được Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ thực hiện qua tôn chỉ “Tam giáo qui nguyên, ngũ chi phục nhất” trên phương diện cương lĩnh của giáo thuyết và qua sứ mạng phụng hành Thiên Đạo cho công cuộc giải thoát phổ độ nhân sinh.

CĂN BẢN GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ Phần IICĂN BẢN GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ Phần II / Thiện Chí
Trong khi đi tìm một giáo lý thuần nhất về vũ trụ và con người qua các tôn giáo chúng ta đã được thuyết minh về phạm trù đại vũ trụ và phạm trù tiểu vũ trụ. Cái trước là một thực tại nhất thể bao dung cả vật chất lẫn tâm linh trong đó mọi biến hóa sanh thành của vạn vật đều được qui định bất biến bởi một bản thể duy nhất đồng nhất, một động lực duy nhất tuyệt đối và một qui trình nhất định. Cái sau là thực tại đồng nhất với cái trước đang vận động trong một qui phạm giới hạn nhưng đặc điểm của nó là vẫn góp phần vào cái trước một cách tự nhiên vừa có khả năng phát triển đến cũng cực một khi đạt đến ý thức tự chủ của một tiểu vũ trụ. Cái ý thức tự chủ đó là sự “nhất quán” được đạo lý trong vũ trụ vạn vật. Cao Đài gọi là Đắc Nhất. Đắc Nhất là đứng ở vị trí của chính Trung và chấp hành được Quyền Pháp.

CĂN BẢN GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ -Phần ICĂN BẢN GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ -Phần I / Thện Chí
I. NGUYÊN LÝ NHẤT NGUYÊN CỦA VŨ TRỤ A. CƠ CHẾ BIẾN SANH VŨ TRỤ. B. QUI LUẬT TIẾN HÓA TÂM LINH

ĐẠO CAO ĐÀI Ở VIỆT NAMĐẠO CAO ĐÀI Ở VIỆT NAM / Giáo sĩ Phương Trúc
Tóm tắt:Đạo Cao Đài là tôn giáo nội sinh ra đời tại vùng đất Nam Bộ vào năm 1926 với chủ trương phục hồi nhân bản, tạo thế nhân hòa để xây dựng xã hội an bình thánh đức và tu tánh luyện mạng trên tinh thần vô chấp, vô tướng để hòa đồng cùng bản thể của trời đất. Bài viết trình bày những giá trị văn hóa đạo đức của đạo Cao Đài và những đóng góp của văn hóa Cao Đài vào văn hóa dân tộc Việt Nam, tổng quan tình hình hoạt động của tôn giáo Cao Đài trong gần 100 năm sau khi khai đạo và nêu lên xu hướng phát triển mới của đạo Cao Đài trong tương lai. Chúng tôi rất mong có sự đồng hành hỗ trợ từ các cấp chính quyền trong việcphổ biến và nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa của đạo Cao Đài, thúc đẩy sự thống nhất tinh thần và hợp tác giữa các chi phái Cao Đài, trong việc mở rộng các hoạt động hướng đến cộng đồng xã hội, trong việc phổ biến đạo Cao Đài đến các dân tộc khác nhau trong đại gia đình các dân tộc ở Việt Nam và các nước trên thế giới, nhằm góp phần lan tỏa văn hóa đạo đức và văn hóa dân tộc Việt Nam ở khắp nơi.

THƯỢNG ĐẾ ĐẾN KHAI MINH ĐẠI ĐẠO ĐÃ LÀ MỘT HI HỮUTHƯỢNG ĐẾ ĐẾN KHAI MINH ĐẠI ĐẠO ĐÃ LÀ MỘT HI HỮU / Thien Chi
Mở đầu Nhìn lại lich sử tôn giáo thế giới, qua Nhất kỳ, Nhị kỳ Phổ Độ, Đức Thượng Đế đã trao Quyền pháp cho các đấng Giáo Tổ giáng phàm cứu độ chúng sanh. Nhưng đến thời Hạ ngươn này, Đức Cao Đài Thượng Đế mở ra đại cuộc Tam Kỳ Phổ Độ là cơ hội mấy nghìn năm một thuở, có nhiều ưu ái đối với nhân loại để chuyển đời mạt kiếp sang đời Thánh đức, nên cơ cứu thế Kỳ ba hội tụ nhiều sự kiện hi hữu. _ Đại nguyện của Đức Chí Tôn, đích thân lâm phàm mở Đạo là một hi hữu _ Ngài giáng phàm vượt thời gian không gian bằng ân điển huyền diệu đến với mọi người mọi nơi từ ngỏ ngách đến thâm sơn cùng cốc không phân biệt sang hèn quý tiện, dân tộc lạc hậu hay tiến bộ giác ngộ nhân sanh cho kịp cơ thay phàm đổi thánh cuối cùng là một hy hữu chưa tùng có.

Những trọng điểm của Cơ Đạo kỳ Ba - Thiện Chí
Cách đây hơn 80 năm, Đức Thượng Đế Cao Đài thâu nhận người đệ tử đầu tiên là Ngài Ngô Minh Chiêu vào năm 1921.Tam vị Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang làm lễ Vọng thiên cầu đạo đêm mùng 1 tháng 11 năm Ất Sửu (16-12-1925), Đức Thượng Đế hạ ngọn linh cơ tại Việt Nam, tức là đã đặt viên gạch đầu tiên cho Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tại thế gian này. Từ đó, tòa Cao Đài được thiết lập đồng thời được ban trao sứ mạng Tam Kỳ Phổ Độ. Sứ mạng phổ độ nhân sanh kỳ thứ ba này được mệnh danh là sứ mạng Đại Đạo do bởi đặc ân của Thượng Đế dành cho cơ cứu thế Hạ nguơn tức là cơ cứu độ sau cùng trước khi kết thúc một đại chu kỳ vũ trụ.

Mùa Xuân với người giáo sĩ - Huệ Ý
Bài thuyết minh giáo lý của Giáo Sĩ Huệ Ý, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo.

Tháng 3-2007 (Đinh Hợi)

Mùa Xuân tìm hiểu Quẻ Địa Thiên TháiMùa Xuân tìm hiểu Quẻ Địa Thiên Thái - Hồng Phúc
Quẻ Địa Thiên Thái gồm nội quái là Kiền và ngọai quái là Khôn, 2 quẻ đầu trong 64 quẻ Kinh Dịch. Thái có nghĩa to lớn, thông suốt, tốt đẹp, yên ổn

-Tượng quẻ cho thấy, hạ quái là Kiền, tức Dương khí của Trời hạ xuống; thượng quái là Khôn, là Đất, tức Âm khí bay lên, thể hiện sự gặp gỡ giao hòa giữa Trời Đất, hiểu rộng ra là hai khí Âm Dương giao tiếp nhau, tượng trưng sự hanh thông trong định luật thiên nhiên.

Cao Đài nội tại - Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn
Thánh giáo tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 14 tháng 3 Mậu Ngọ (20-4-1978)

NHƯ Ý ĐẠO THOÀN CHƠN NHƠN, Lão chào mừng chư Thiên ân, chư đệ muội.


Lão chuyển đàn bất ngờ trong giây phút để nhờ chư Thiên ân đệ muội nhân dịp đến dự lễ tái thiết Vĩnh Nguyên Tự, chuyển lời Lão dạy sau đây đến các Thiên ân nam nữ sở tại. Xin mời đồng an tọa.


Hỡi chư Thiên an nam nữ ! này các cháu trai, cháu gái lớn nhỏ ! Lão tạm linh cơ gởi đến các cháu lớn nhỏ đôi dòng tâm huyết để các cháu ghi nhớ, học hỏi tu hành.

Giấc mộng lớnGiấc mộng lớn - Ban Biên Tập
Neil Armstrong (sinh 5 tháng 8, 1930) là một phi hành gia người Mỹ, người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng ngày 20 tháng 7 năm 1969, trong chuyến du hành trên tàu Apollo 11 cùng Buzz Aldrin & Michael Collins.
Khi đặt chân xuống Mặt trăng, ông đã nói một câu bất hủ: "Đây là bước chân nhỏ bé của một người, nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại".( That's one small step for [a] man, one giant leap for mankind")
Thật vậy ! Kể từ khi loài người còn sống hoang dã cách đây khoảng 10.000 năm cho đến ngày đặt chân lên mặt trăng, hành tinh cách địa cầu gần 400 ngàn km, quả là bước tiến khổng lồ !

Thượng Đế khai Đạo là một hi hữu - Chư Tiền Khai Đại Đạo
THÁNH GIÁO tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 14-02 Giáp Dần (07-3-1974)

Đạo Cao Đài là Tôn Giáo độc thần hay đa thần ?Đạo Cao Đài là Tôn Giáo độc thần hay đa thần ? - Thiện Chí
Đạo Cao Đài là tôn giáo độc thần, đa thần, hay vừa độc thần vừa đa thần ?
Khi nghiên cứu một tôn giáo, người ta thường xếp nó vào một hệ thống phân lọai nào đó. Ví dụ tôn giáo dân tộc, tôn giáo truyền thống, tôn giáo tổng hợp, tôn giáo cải cách, tôn giáo độc thần, đa thần hay phiếm thần...

Nhứt tâm nhứt đức điểm tô Đạo Trời - Kim Dung
Điểm tô Đạo Trời về mặt hình tướng là làm sáng danh Thầy, danh Đạo về mặt hình thức bằng cách xây dựng tôn nghiêm Thánh Thể của Thầy.

Thánh tịnh hay tịnh thất đều là một nơi để thể hiện tình thương của Thượng Đế đối với vạn linh sanh chúng nơi cõi trần. Cũng là nơi gặp gỡ của các bậc Thánh Lệnh đã có sứ mạng đến trần gian độ đời hành đạo, và cũng là nơi để tất cả đều tìm đến chơn lý trong sự sáng suốt thiêng liêng của mỗi nhơn sanh.

Chữ tâm là chốn Cao ĐàiChữ tâm là chốn Cao Đài - Quách Hiệp Long
"Chữ tâm là chốn Cao Đài,
Không phân tả hữu là ngai Thượng Hoàng"

Quách Hiệp Long

Đó là lời dạy của đức Vạn Hạnh Thiền Sư ngày 11–5–1970 Canh Tuất tại Trúc Lâm Thiền Điện.
"Chữ Tâm là chốn Cao Đài" có nghĩa là Thượng Đế ngự ở Nội Tâm mỗi chúng sinh.

Hoàng cựcHoàng cực - Huệ Nhẫn
Trong nhiều Kinh sách Nho Giáo, từ Hoàng Cực đã được trân trọng nhắc đến. Hoàng Cực được xem như Vương đạo, chuẩn mực trị nước của những minh quân Trung Quốc thời xưa.

Hình thể Đạo & Ý thức hệ Cao Đài - Thánh giáo Đức Lý Giáo Tông
Ôn học lời dạy của Đức Lý Giáo Tông

Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý
Tuất thời, 15-01 Giáp Dần (06-02-1974)

Tâm sự của mùa XuânTâm sự của mùa Xuân - Thiện Chí
Thời gian là dòng sông vĩnh cửu, nhưng nếu không có bốn mùa thì lấy chi để đánh dấu thời gian. Mỗi mùa có những sắc thái riêng, mà Xuân lại được ca ngợi đón chào nồng nhiệt nhất, thì Xuân càng vinh hạnh biết bao! Nên Xuân đến, Xuân đi, rồi Xuân lại về!

Ngược Dòng Đạo SửNgược Dòng Đạo Sử / Đạt Tường
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay Cao Đài giáo-cơ phổ độ đã hiện diện trên Nam bang Thánh địa được 80 năm.

Hài hòa theo Giáo Lý Cao ĐàiHài hòa theo Giáo Lý Cao Đài / Phối Sư Thương Minh Thanh
Hội Ngộ Liên Tôn chúa nhật 27/10/2013,với chủ đề “Hiệp Tâm vun đắp An Hoà”; tại Trung Tâm Mục Vụ TGP,TPHCM (6 bis Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1,TP,HCM) nhân dịp Kỷ niệm 50 năm phát hành Thông điệp “Hoà bình trên trái đất” (1963-2013) của Đức Chân phước Giáo Hoàng Gioan XXIII.

Học tập lời dạy của Chúa Giê-SuHọc tập lời dạy của Chúa Giê-Su / Giáo sĩ Hoàng Mai
Đời sống của Chúa là yêu thương, là gần gũi với những trẻ thơ yếu đuối, những người nghèo hèn, những người tội lỗi, kể cả những con người ở tận cùng đáy của xã hội bị xã hội rẻ khinh như những cô gái lầu xanh, cũng đều được Ngài quan tâm giúp đỡ. Đặc biệt, trước “Lễ Vượt Qua”, tức là trước ngày Chúa tử nạn, Chúa đã hạ mình rửa chân cho các môn đệ của Ngài để nhắc nhở các môn đệ thực hiện đức khiêm tốn trong việc phục vụ tha nhân, tức là tôn trọng nhân vị, nhân phẩm và thương yêu lẫn nhau bằng cách “rửa chân cho nhau”.
Ngài không chấp nhận việc sử dụng Đền Thánh là nhà của Cha làm nơi buôn bán, làm hang trộm cướp.

Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô ViCao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi / Ban Quản Lý Tổ Đình Chiếu Minh TTVV
Tại Thảo Lư: Thánh Đức Tổ Đình. Cao Đài Đại Đạo Chiếu Minh Tam Thanh Vô vi
Ngày 15/10 Mậu Tý, nhằm ngày 11/11/2008 Ban Quản Lý Thánh Đức Tổ Đình cử hành lễ an vị Pho Tượng Đức Thầy Trở lại thời gian từ ngày 13/3 năm 1932 Đức Tôn Sư Ngô Minh Chiêu qui liễu đến nay tròn 77 năm.
Cũng tại nơi đây Bổn đạo Cao Đài, cử hành tang lễ kim thân đức thầy nhập tháp tại Chiếu Minh Nghĩa Địa. Kể từ đó đến nay 76 năm chưa có đúc tượng chân dung để an vị.

- Vì lúc xưa nơi Thảo Lư chỉ làm bằng cây lợp lá đơn sơ để Đức Thầy tạm nghĩ dưỡng bệnh, lúc bấy giờ Đức thầy dạy dùng viết ghi trên vãi để chép những bài thánh giáo giữ y qui cũ khai Đạo kỳ ba do Đức Thầy truyền dạy trong thế kỹ 20.
- Chính nơi Thảo Lư Đức Thầy đã ra đi về Tân An và Qui tiên sau khi qua phà Cần Thơ và giữa dòng sông Cửu Long phà Mỹ Thuận. Qua thiên lệnh của Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế:

"Giờ này thầy điểm thâm công
Ngày sau, con sẽ cởi rồng về nguyên "

CHƠN TUCHƠN TU / Chí Thật
Trong một lần lâm đàn Thầy để lời gởi gắm đến chư môn đệ như sau:

Bởi đời tạm xôn xao nhân sự,

Biết Đạo rồi con giữ chơn tu,

Mới mong thoát cảnh sương mù,

Bao quanh con trẻ mờ lu linh hồn.

Tân Ước / Wikipedia EncyclopediaTiếng Việt
Tân Ước, còn gọi là Tân Ước Hi văn hoặc Kinh thánh Hi văn, là một phần của Kinh Thánh Cơ Đốc giáo, được viết sau khi Chúa Giê-xu sinh ra. Được dịch từ tiếng Latinh Novum Testamentum, nguyên ngữ Hi văn Kainē Diathēkē (Καινή Διαθήκη), nghĩa là "Giao ước mới". Thuật ngữ "Tân Ước" lúc đầu được tín hữu Cơ Đốc dùng để miêu tả mối tương giao giữa họ và Thiên Chúa, về sau được dùng để chỉ một tuyển tập gồm 27 sách.

Hiện chúng tôi chưa có bài viết cộng tác nào. Nhấn vào đây để gửi bài cho chúng tôi.

Thầy dành cho trẻ một mùa xuân,
Đi lại trần gian xóa khổ trần,
Như lý Đạo mầu đang cứu cánh,
Cho đời thuần túy nét thanh tân.

Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, 29-12 Bính Ngọ, 08-02-1967

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây